Giáo án Vật lý 10 bài 6: Tính tương đối của chuyển động - Công thức vận tốc
GIÁO ÁN VẬT LÝ 10
Giáo án Vật lý 10 bài 6: Tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc giúp cho học sinh hiểu được tính tương đối của chuyển động. Đồng thời, hiểu được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ quy chiếu chuyển động, công thức cộng vận tốc. Mời các thầy cô cùng tham khảo chi tiết.
TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG, CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chỉ ra được tính tương đối của quỹ đạo và của vận tốc, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc chọn hệ qui chiếu.
- Phân biệt được hệ qui chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động.
- Viết được công thức cộng vận tốc tổng quát và cụ thể cho từng trường hợp.
2. Kĩ năng
- Chỉ rõ được hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động trong các trường hợp cụ thể.
- Giải được các bài tập đơn giản xung quanh công thức cộng vận tốc.
- Dựa vào tính tương đối của chuyển động để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Đọc lại SGK lớp 8.
- Hình vẽ 6.3, 6.4 phóng to
2. Học sinh
- Đọc lại kiến thức về tính tương đối của chuyển động và đứng yên ở lớp 8
- Đọc lại kiến thức về hệ qui chiếu.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Chuyển động tròn đều là gì ? Đặc điểm của vectơ vận tốc, gia tốc của chuyển động tròn đều.
Câu hỏi 2: Chu kỳ, tần số là gì? Công thức tính? Đơn vị đo?
3. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động.
Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV | Nội dung |
Đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV Dựa vào hệ quy chiếu Hình dạng quỹ đạo khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau. Hoàn thành yêu cầu C1 Vận tốc khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau. Hoàn thành yêu cầu C2 - HS tiếp thu, ghi nhớ. | Yêu cầu HS đọc SGK Quỹ đạo của chuyển động được xác định dựa vào cái gì? Kết luận gì về hình dạng quỹ đạo của 1 chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau? Trả lời C1 Tương tự kết luận gì về vận tốc của 1 chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau? Trả lời C2 - Từ các câu trả lời GV đưa ra KL cuối cùng. | I. Tính tương đối của chuyển động 1. Tính tương đối của quỹ đạo 2. Tinh tương đối của vận tốc Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.
HS trả lời: Hệ qui chiếu đứng yên như hệ qui chiếu gắn với: nhà cửa, cây cối, cột điện, … Hệ qui chiếu chuyển động như hệ qui chiếu gắn với: xe đang chạy, nước đang chảy, … - Nêu KL. | Lấy ví dụ về hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động ? - Nêu kết luận thế nào là hệ quy chiếu đứng yên và chuyển động ? | II. Công thức cộng vận tốc: 1) Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động: - Hệ qui chiếu gắn với vật mốc đứng yên là hệ qui chiếu đứng yên - Hệ qui chiếu gắn với vật mốc chuyển động là hệ qui chiếu chuyển động |
Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức cộng vận tốc trong trường hợp các vận tốc cùng phương, chiều.
Đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV Là vận tốc của vật đối với hệ qui chiếu đứng yên Là vận tốc của vật đối với hệ qui chiếu chuyển động Là vận tốc của hệ qui chiếu chuyển động với hệ qui chiếu đứng yên Đưa ra công thức: | Yêu cầu HS đọc SGK Thế nào là vận tốc tuyệt đối? Thế nào là vận tốc tương đối? Thế nào là vận tốc kéo theo? Từ ví dụ trong SGK đưa ra công thức tính vận tốc tuyệt đối ? Cho HS đọc SGK Chú ý đây là công thức viết dưới dạng vectơ nên khi tính độ lớn ta chú ý chiều của chúng. | 2) Công thức cộng vận tốc: Trong đó: số 1 ứng với vật chuyển động; 2 ứng với hệ qui chiếu chuyển động; 3 ứng với hệ qui chiếu đứng yên. Độ lớn: Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều: v13 = v12 + v23 Trường hợp các vận tốc cùng phương, ngược chiều: |
4. Củng cố, vận dụng.
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức cộng vận tốc tổng quát và áp dụng cho trường hợp cụ thể.
- Sửa bài tập 4, 5, 6 SGK
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Bài tập về nhà 7, 8 SGK và các bài tập ở SBT
- Đọc mục "Em có biết?" trang 38 SGK
- Đọc bài thực hành đo các đại lượng vật lý như: chiều dài, thể tích, cường độ dòng điện, hiệu điện thế
- Xác định lực đẩy Ác-xi-mét
6. Rút kinh nghiệm giờ giảng