Hoạt động 1. Tìm hiểu các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
CH1. Chia sẻ về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
Bài giải:
- Xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp
- Tham gia diễn đàn "Vì ngày mai lập nghiệp"
- Vận dụng các phương pháp học tập tích cực
- Tham gia ngày hội đọc sách
- Tham gia phong trào "Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, không có bạo lực, bắt nạt học đường"
CH2. Trao đổi về cách hợp tác với bạn để cùng xây đựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
Bài giải:
- Đề xuất với các bạn ý tưởng hoạt động:
- Thảo luận lựa chọn hoạt động phù hợp để cùng tham gia;
- Phân chia nhiệm vụ;
- Phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện;
- Đánh giá sự hợp tác và kết quả thực hiện các hoạt động;
- ...
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
CH1. Chỉ ra những cách thức mà các bạn sau đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
- Tình huống 1. Liên luôn tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu học tập của thầy cô. Với kiến thức chưa hiểu, Liên gặp trực tiếp thầy cô để hỏi kĩ hơn và xin thầy cô nguồn tài liệu để nghiên cứu thêm.
- Tình huống 2: An rất biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô luôn tin tưởng và khuyến khích, động viên An tham gia các hoạt động tập thể. An thể hiện sự biết ơn bằng cách tích cực hỗ trợ thầy cô, thu hút và thuyết phục các bạn cùng tham gia.
- Tình huống 3: Thanh và Hà gần nhà nhau nên thường cùng nhau đi học. Hai bạn thường xuyên chia sẻ với nhau cách học tập hiệu quả. Thời gian rảnh, Thanh rủ Hà tham gia câu lạc bộ sách của trường.
- Tình huống 4: Bình mải chơi bóng đá, nhiều khi xao nhãng việc học. Lan là bạn thân của Bình nên đã nhiều lần khuyên Bình bố trí thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến học tập.
Bài giải:
Tình huống 1: luôn tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu học tập của thầy cô, gặp thầy cô để hỏi bài, xin thầy cô nguồn tài liệu để nghiên cứu
Tình huống 2: tích cực hỗ trọ thầy cô, thuyết phục các bạn trong lớp cùng tham gia hoạt động tập thể
Tình huống 3: cùng nhau đi học, chia sẻ cho nhau cách học tập hiệu quả, rủ nhau tham gia CLB sách
Tình huống 4: đưa ra lời khuyên cho bạn
CH2. Chia sẻ những cách khác mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
Bài giải:
- Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
- Rủ bạn cùng học tập và tham gia các hoạt động.
- Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.
- Tươi cười, chan hoà với mọi người.
- Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao cho.
- Thể hiện trách nhiệm với công việc chung của lớp.
- Thể hiện sự quan tâm tới bạn bè, thầy cô.
- Cho bạn bè những lời khuyên tích cực.
Hoạt động 3. Hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường
CH1. Lựa chọn một hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, đề xuất cách thức hợp tác với bạn để cùng thực hiện hoạt động đó
Bài giải:
Hoạt động | Cách thức hợp tác | Kết quả dự kiến |
Vận dụng phương pháp học tập tích cực |
|
|
CH2. Cùng các bạn thực hiện hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường đã đề xuất và chia sẻ kết quả đạt được
Bài giải:
Những việc em và các bạn đã làm được:
- Lập các nhóm học tập để hỗ trợ lẫn nhau
- Chia sẻ tài liệu học tập
- Giải đáp thắc mắc cho các bạn khi gặp một bài tập khó
- Trao đổi về phương pháp học tập tích cực
- Sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau của em và các bạn: Mọi người đều rất hợp tác, giúp đỡ nhau vươn lên trong học tập
Cảm xúc, suy nghĩ của em: Em cảm thấy rất vui và tự hào vì đã góp phần thực hiện hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
Hoạt động 4. Thực hành cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
CH1. Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
Bài giải:
- Thường xuyên chủ động trò chuyện với thầy cô, bạn bè
- Hòa đồng, thân thiện với mọi người
- Tích cực tham gia các hoạt động chung
- Động viên, khuyên nhủ bạn bè những điều tích cực
- Thể hiện sự yêu quý, biết ơn với bạn bè, thầy cô
- ...
CH2. Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em khi thực hiện được những việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn.
Bài giải:
Khi thực hiện được những việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Em có hứng thú đến trường hơn, được mọi người xung quanh yêu quý và thành tích học tập cũng tiến bộ.
Hoạt động 5: Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng
CH1. Chia sẻ việc thực hiện kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng của bản thân.
Bài giải:
Những việc thực hiện tốt:
- Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật
- Tham gia phát biểu xây dựng bài
- Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp
- Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp
Những việc thực hiện chưa tốt:
- Chưa gắn kết được mối quan hệ giữa cá nhân với địa phương.
- Chưa đặt ra kỉ luật cho chính mình.
- Chưa lên được kế hoạch làm việc cho từng ngày.
CH2. Đề xuất biện pháp rèn luyện để có thể thực hiện tốt kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng.
Bài giải:
- Tự khuyến khích, động viên bản thân vượt qua khó khăn;
- Thực hiện nghiêm túc kỷ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng:
- Nhờ sự giúp đỡ, nhắc nhở của thầy cô, bạn bè, người thân;
- Tự khắc phục hậu quả khi bản thân có những vi phạm;
CH3. Thảo luận về việc thực hiện kỉ luật, quy định trong nhà trường
Bài giải:
Thực trạng: Nhiều học sinh chưa thực hiện tốt kỉ luật, quy định nhà trường
Nguyên nhân trong việc thực hiện chưa tốt nội quy trường, lớp:
- Ý thức cá nhân chấp hành nội quy chưa tốt.
- Nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp.
- Tác động của internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội, phim ảnh, âm nhạc.
- Gia đình chưa thật sự quan tâm sát sao.
Đề xuất biện pháp khắc phục:
- Tự giác chấp hành nội quy trường lớp.
- Nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh để có biện pháp điều chỉnh, giúp đỡ kịp thời.
- Thường xuyên tự nhắc nhở học bản thân gìn tài sản chung của nhà trường từ chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường.
Hoạt động 6. Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
CH1. Chia sẻ một hoạt động Đoàn em đã tham gia và thấy tâm đắc trong năm học trước
CH2. Trao đổi về cách thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Bài giải:
- Thống nhất kế hoạch thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi đoàn viên thanh niên;
- Tuyên truyền, vận động các bạn tham gia hoạt động Đoàn;
- Giám sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả đạt được;
...
CH3. Trao đổi về những kĩ năng cần rèn luyện để thực hiện tốt các hoạt động Đoàn
Bài giải:
- Kĩ năng thiết lập các mối quan hệ
- Kĩ năng lắng nghe
- Kĩ năng thuyết phục
- Kĩ năng tổ chức hoạt động
- ...
CH4. Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong năm học và chia sẻ kết quả đạt được.
Hoạt động 7. Tham gia hoạt động phát huy truyền thống nhà trường
CH1. Xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn về phát huy truyền thống nhà trường
Bài giải:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN VỀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Lớp: 11A8
Mục tiêu: Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
Chủ đề diễn đàn: Vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và phát triển nhà trường, phát huy truyền thông nhà trường
Thời gian: Tuần cuối tháng 9.
Địa điểm: Tại lớp học
Hình thức tổ chức: đối thoại trực tiếp; lập trang web, fanpage đê tiếp tục cập nhật, duy trì các hoạt động.
Phân công thực hiện:
- Nhóm 1: Chuẩn bị về nội dung trao đổi, tập hợp câu hỏi của các bạn trong lớp.
- Nhóm 2: Chuẩn bị về kĩ thuật.
- Nhóm 3: Mời thầy cô, chuyên gia giáo dục, đoàn viên tiêu biểu,... tham gia.
Lưu ý: Mỗi học sinh chuẩn bị nội dung trao đổi, hình ảnh, minh chứng để chia sẻ trong diễn đản.
CH2. Triển khai thực hiện diễn đàn theo kế hoạch
CH3. Chia sẻ suy nghĩ của em sau khi tham gia diễn đàn
Bài giải:
Em cảm thấy diễn đàn này rất hay và ý nghĩa, giúp chúng em hiểu rõ trách nhiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống nhà trường
Hoạt động 8. Đánh giá hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường
CH1. Trao đổi về những hoạt động phát huy truyền thống nhà trường mà các em đã tham gia
Bài giải:
- Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập
- Tham gia câu lạc bộ sách của trường
- Tuyên truyền về truyền thống nhà trường dưới nhiều hình thức như: vẽ tranh, làm áp phích, viết tờ rơi, làm báo tường, giao lưu văn nghệ,...
- Tham gia diễn đàn "Phát huy truyền thống nhà trường"
- Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường
- Tham gia chiến dịch "Nhà trường xanh"
CH2. Đánh giá hiệu quả đạt được từ những hoạt động phát huy truyền thống nhà trường mà các em đã tham gia.
Bài giải:
Tính giá trị của hoạt động:
- Tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động: tích cực, vui vẻ, hạnh phúc, phấn khởi
- Kết quả hoạt động mang lại: giúp nâng cao hiểu biết, kĩ năng cho học sinh, giữ gìn và phát triển các truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Giúp học sinh tự xây dựng cho mình sự tự giác, trách nhiệm bản thân trong việc gìn giữ hình ảnh ngôi trường.
- Hoạt động đã tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể;
Tính phù hợp của hoạt động:
Hầu hết học sinh tham gia đầy đủ
Thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
CH3. Chia sẻ những hình ảnh và một số sản phẩm thể hiện kết quả của các hoạt động phát huy truyền thông nhà trường mà em đã tham gia.
Bài giải:
Hình ảnh báo tường: