Kể lại một trò chơi dân gian mà em biết
Kể lại một trò chơi dân gian mà em biết
Văn mẫu lớp 6: Kể lại một trò chơi dân gian mà em biết gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Kể lại một trò chơi dân gian mà em biết mẫu 1
Thời xa xưa, khi đời sống tinh thần của nhân dân chưa được như hiện nay, không hề có tivi, laptop, máy chơi game,… thì trẻ em dân gian đã nghĩ ra rất nhiều trò chơi dân gian để cùng nhau chơi đùa trong những buổi chiều mát mẻ. Trong đó có trò chơi trốn tìm, một trò chơi đầy sự sáng tạo và mang đậm màu sắc trẻ thơ
Trò chơi trốn tìm có từ rất sớm trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Trò trốn tìm hay còn có một tên gọi khác là trò ú tim ở khu vực miền Trung và trò năm mươi năm mươi ở khu vực miền nam. Trong không gian nông nghiệp, nông thôn xưa, những đứa trẻ trong cùng một xã, một làng hoặc một địa phương thường có xu hướng tập trung lại để cùng nhau chơi vào những buổi chiều hoặc buổi tối. Địa điểm tụ tập thường là ở đầu đình, gốc đa, những nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa của một tập thể.
Trò chơi trốn tìm thường được chơi thành từng nhóm đông từ sáu đến hơn chục người, trong đó có một người khi oẳn tù xì thua sẽ bị mọi người bịt mắt lại bằng một tấm vải, một chiếc khăn, miễn sao người bị bịt mắt sẽ không nhìn thấy mọi người. Và trong một khoảng thời gian nhất định, đa số là thời gian trong vòng năm mươi giây người bị bịt mắt mới có thể cởi bỏ khăn vải, cũng trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy thì những người còn lại sẽ chạy đi tìm chỗ trốn an toàn nhất. Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi xung quanh khu vực mà họ chơi để tìm kiếm những những người khác. Những người bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ sống sót và người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay người đi tìm chơi tiếp. Nếu người đi tìm không phát hiện ra mọi người trốn ở đâu, người đó có thể hô “tha gà” và người đó sẽ là người đi tìm ở lượt chơi tiếp theo cho đến lúc tìm thấy người thay thế.
Theo luật của trò chơi trốn tìm thì người đầu tiên bị tìm thấy sẽ có khả năng trở thành người đi tìm tiếp theo, nếu sau đó không có người nào giải cứu, khi ấy người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay thế cho người đi tìm. Chỉ đến người thứ hai, thứ ba và những người sau đó bất ngờ chạy ra tới nơi người tìm mà không bị họ phát hiện thì người đầu tiên bị tìm ra mới thoát cảnh đi tìm. Người đi tìm sẽ tiếp tục trò chơi mới và tìm người lại từ đầu.
Trò chơi trốn tìm thường được chơi vào xế chiều hoặc buổi tối và trong không gian rộng, có nhiều chỗ ẩn nấp, những người đi trốn khó bị tìm ra bởi người đi tìm, trò chơi sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu người đi tìm không thể nào tìm ra nơi những người khác đang ẩn nấp. Những người chơi cũng hào hứng hơn trong việc trốn thật kĩ, không để cho người tìm tìm ra nơi trú ẩn của mình. Ai cũng mong muốn mình là người cuối cùng bị tìm thấy để có thể cứu những người đã bị tìm thấy và chiến thắng. Trò chơi dân gian này không những sáng tạo mà còn tạo cảm giác hồi hộp cho người chơi nhưng thường đối tượng tham gia chơi trò chơi này là những đứa trẻ con, chúng rất năng động và sôi nổi. Chính vì thế mà trò chơi trốn tìm trở thành một kí ức đẹp đẽ khi nhớ về tuổi thơ.
Trò chơi trốn tìm dường như rất phổ biến và trở thành một nét văn hóa ở nông thôn. Giờ đây xã hội tiến bộ, công nghệ ngày một phát triển, trẻ em hiếm khi chơi những trò chơi vận động thể chất như thế mà chúng thường say mê với những trò chơi điện tử,.. Thật đáng tiếc nếu trẻ em những thế hệ sau không được trải qua cảm giác vui sướng, hồi hộp khi chơi trốn tìm- một trò chơi dân gian lí thú
Chúng ta luôn tin rằng, dù trò chơi điện tử, những chiếc laptop, ipad đầy cái mới lạ hiện nay sẽ chẳng bao giờ làm lu mờ đi những giá trị, những nét đẹp của trò chơi trốn tìm- một thú vui trong đời sống tinh thần người dân Việt lâu đời.
Kể lại một trò chơi dân gian mà em biết mẫu 2
"Giải Nhất đã thuộc về lớp 3A. Xin chúc mừng các em! Mời lớp trưởng của lớp 3A đại diện lên nhận phần thưởng". Giọng nói của cô Tổng phụ trách vang lên, em tự tin đi lên sân khấu trong tiếng vỗ tay của các bạn trong toàn khối, Lớp em đã giành giải Nhất trong cuộc thi kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, Đó là một kỉ niệm mà em và các bạn sẽ không bao giờ quên.
Trong các hoạt động được tổ chức chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì kéo co là trò chơi được các bạn học sinh toàn trường đón xem nhiều nhất. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của các khán giả, đội thi đấu của lớp em đã lọt vào vòng chung kết. Vòng cuối, chúng em phải đọ sức với một đối thủ đáng gờm là lớp 3C - bạn nào trong đội đó cũng cao lớn và khỏe mạnh.
Trong khi các thầy cô chuẩn bị cho trận đấu thì các bạn học sinh cả hai đội đều thực hiện các động tác khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bằng. Trước đó, cả hai đội đều được thầy, cô giáo tư vấn về chiến thuật thi đấu sao cho hiệu quả nhất.
Mỗi đội theo quy định sẽ có mười người - năm nam, năm nữ tham gia kéo. Nhà trường đỗ chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách. Khi sợi dây đỏ đó bị kéo qua vạch vôi phía bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng.
Khi cuộc chơi sắp bắt đầu, mỗi đội đứng vào hàng theo những vị trí đã được sắp xếp. Đôi chân của các bọn ghì chặt lấy mặt đất, hai tay bám chặt sợi dây thừng. Khoảng cách đứng giữa các bọn cũng cân phải xác định rõ, tránh việc đứng quá thưa hay quá dày, như thế mãi tạo được độ bền cũng như phân phối được lực một cách đều nhất.
Tiếng còi của trọng tài vang lên. Trận đấu thực sự bắt đầu! Vận động viên của hai bên giữ chặt lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng co sợi dây, lúc thì chiếc khăn đỏ nghiêng về lớp 3A, nhưng chỉ khoảng năm giây sau, lớp 3C lại kéo được nó sang phía mình, tình thế căng thẳng khiến khán giả mấy phen... "đứng hình". Các bạn bên đội 3C cao to hơn bên lớp em một chút, nhưng các bạn lớp em lại rất dai sức, không chịu bỏ cuộc mặc dù chiếc khăn đỏ cứ nhích dần nhích dần từng tí một về phía lớp 3C.
"Cố lên! Cố lên!" - tiếng cổ vũ của các khán giả bên ngoài đã tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lẫn tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn. Tình thế được lật ngược khi các bạn 3A lớp em bất ngờ phản công và túm chặt sợi dây thừng hon nữa rồi ra sức kéo. Hai bên vẫn cứ giằng co nhau, gương mặt ai nấy cũng đỏ bừng, thở hổn hển. Chiếc khăn đỏ được kéo dân dân vượt qua vạch vôi quy định về phía lớp của chúng em.
Và chúng em đã chiến thắng. Các thầy cô, cổ động viên hò reo cổ vũ chúc mừng. Các thành viên trong đội thì ôm nhau hạnh phúc và xúc động vì có một màn lội ngược dòng ngoạn mục. Các bạn khác trong lớp cũng chạy vào bắt tay chúc mừng. Lớp em cũng không quên chúc mừng các bạn lớp 3C vì các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
Đi lên sân khấu nhận thưởng mà những hình ảnh và không khí của buổi kéo co hôm ấy cứ như một cuốn phim quay chậm trong đầu em. Em sẽ nhớ mãi kỉ niệm đẹp đẽ này!
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 6: Kể lại một trò chơi dân gian mà em biết. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 6.
Bài tiếp theo: Kể lại trò chơi dân gian thả diều