Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý bài Bức tranh của em gái tôi

Lập dàn ý bài Bức tranh của em gái tôi giúp các em học sinh củng cố kiến thức, chuẩn bị cho tiết luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

Lập dàn ý bài Bức tranh của em gái tôi Mẫu 1

1. Thân Bài

  • Giới thiệu về em gái Kiều Phương - biệt danh Mèo
  • Em gái tôi rất nhân hậu và xinh đẹp.

2. Thân Bài

- Giới thiệu về gia đình: Gồm bốn người, Kiều Phương là em út của tôi.

- Tả về Kiều Phương:

  • Thân hình: Mảnh khảnh, hơi gầy
  • Khuôn mặt tròn, bầu bĩnh, đáng yêu, trắng nõn nà.
  • Có tật bôi bẩn lên mặt -> Biệt danh Mèo
  • Biệt danh ấy nó thừa nhận và để bạn bè gọi như vậy.
  • Nó rất nghịch ngợm và lanh chanh.
  • Đôi tay thon dài, trắng trẻo, phù hợp với tài năng của em
  • Hai má phúng phính, tròn xoe lúc nào cũng hồng hào.
  • Đôi mắt đen láy, tròn to.

- Hành động đáng yêu của Mèo:

  • Cạo hết đít nồi để pha màu vẽ
  • Bị tôi mắng, xị mặt tỏ vẻ hối lỗi vô cùng đáng yêu
  • Hay giấu đồ trong nhà để tôi đi tìm
  • Lúc lại yên tĩnh ngồi chăm chú để vẽ tranh

-> Mèo là đứa em nhân hậu, đáng yêu.

3. Kết Bài

  • Sau sự kiện vẽ tranh, tôi đã nhận ra lỗi lầm của mình.
  • Mèo Kiều Phương là đứa em gái có tâm hồn thật nhân hậu.

Lập dàn ý bài Bức tranh của em gái tôi Mẫu 2

1. Phần Mở bài

  • Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong.
  • Câu chuyện nói về tình cảm, suy nghĩ của người anh với cô em gái Kiều Phương của mình.
  • Tuy chỉ xuất hiện qua lời kể và qua tâm trạng của người anh, nhưng nhân vật Kiều Phương đã để lại ấn tượng rất đẹp trong em.

2. Phần Thân bài

a). Em yêu thích nhân vật Kiều Phương vì Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thơ.

  • Sự hồn nhiên và ngây thơ trước hết thể hiện ở chỗ Kiều Phương vui vẻ nhận biệt hiệu là “Mèo". Kiều Phương còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.
  • Sự hồn nhiên ngây thơ còn thể hiện ở chỗ Kiều Phương hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.
  • Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được.,” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!"
  • Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.
  • Tất cả những chi tiết trên đều nói lên Kiều Phương là nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu. Chính vẻ hồn nhiên ngây thơ này mà nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những tình cảm rất đẹp.

b). Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa

- Kiều Phương là người có lòng say mê hội họa. Tự mình, Phương cho ra thuốc vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen,... Chỉ cần qua chi tiết mà người anh trai Kiều Phương kể lại việc chế ra thuốc vẽ màu đen, ta cũng đủ thấy Kiều Phương say mê hội họa như thế nào: “Một hôm, tôi gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào, các đít xoong chảo bị nó cạo trổng cả”.

- Kiều Phương là cô bé có tài hội họa. Qua lời khen của họa sĩ Tiến Lê và qua sự ngạc nhiên của ba mẹ Kiều Phương thôi, ta cũng thấy rõ điều đó.

+ Họa sĩ Tiến Lê nói với ba của Kiều Phương: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”

  • Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó. cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.”
  • Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình.
  • Tài hội họa đó được thể hiện qua sáu bức tranh mà họa sĩ Tiến Lê đã quan sát và nhận xét.
  • Tài hội họa của Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế.
  • Sự tài năng hội họa của Kiều Phương có được nhờ vốn bẩm sinh cộng với lòng yêu thích say mê nghệ thuật của Phương.

c). Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng. Chính anh trai Kiều Phương đã phải nói về em gái của mình: “Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ dang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Chỉ một lời nói, một cử chỉ cũng đủ nói lên Kiều Phương có tình cảm trong sáng và đáng yêu.

  • Phải là người có tình cảm trong sáng và nhân hậu, Kiều Phương mới vẽ được tranh về anh trai mình đẹp và có ý nghĩa như vậy:
  • “Trong tranh, một chủ bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú kì nhông chỉ sự suy tư mà còn mơ mộng nữa”.
  • Lời người anh trai muôn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn của Kiều Phương: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy".

3. Phần Kết bài

  • Nhân vật Kiều Phương trong truyện không chỉ là người có tài hội họa mà còn có tấm lòng nhân hậu. Chính tấm lòng trong sáng và nhân hậu của người em đã làm cho người anh trai nhìn rõ hơn về mình, để vượt lên những hạn chế của bản thân. Nhân vật người anh trai có thể hoàn thiện mình hơn nhờ tấm chân tình của người em gái hồn nhiên và đáng yêu.
  • Kiều Phương là tấm gương sáng cho em: phải say mê trong học tập cũng như trong việc thực hiện những ước mơ hoài bão của mình thì mới có được thành công.
  • Trong cuộc sống, ta không tự ti, mặc cảm và ích kỉ, nhỏ nhen. Ta cần vượt lên chính mình trong mọi hoàn cảnh để cuộc sống tốt đẹp luôn đến với chúng ta.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
58
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm