Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi

Lập dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi lớp 8

Lập dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi là tài liệu văn lớp 8 dưới đây được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các Dàn bài tham khảo hay giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo dàn bài văn mẫu hay chủ đề thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi dưới đây.

Dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi mẫu 1

Mở bài

- Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.

- Ông không những là một nhà quân sự đại tài mà còn nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc.

- Dù cuộc đời ông phải gánh chịu nhiều bất hạnh, trải qua nhiều thăng trầm và chết trong oan khuất nhưng ông vẫn để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, có giá trị nhiều mặt.

Lập dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi

Thân bài

a, Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước:

- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh - Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây.

- Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

– Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại.

- Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

- Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

- Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.

- Năm 1439, triều đình ngày càng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.

- Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.

- Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc.

- Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

→ Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

b, Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao:

- Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.

- Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc.

+ Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại.

+ Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

+ Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.

+ Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng.

“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

+ Bên cạnh hình ảnh người anh hùng, con người trần thế hiện lên rõ nét: Nguyễn Trãi đau với nỗi đau của con người (đau trước thói đời đen bạc: “Bui một lòng người cực hiểm thay”) và yêu tình yêu của con người (yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống):

“Phượng những tiếc cao diều hãy liệng

Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”

+ Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cả sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.

→Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc: Yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho Văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.

Kết bài

- Nguyễn Trãi không chỉ suốt đời cống hiến cho sự nghiệp “trí quân trạch dân” mà còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.

- Nguyễn Trãi là ngôi sao Khuê ngời sáng trên bầu trời Việt Nam.

- Cuộc đời và sự nghiệp của Ức Trai đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời.

Dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi mẫu 2

Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi

- Sinh năm 1380, mất năm 1442

- Là nhà văn, nhà thơ yêu nước

- Danh nhân văn hóa thế giới

- Có công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn, phò Lê Lợi thắng giặc Minh

Cuộc đời của ông là một tấm gương sáng cho hậu thế về cốt cách thanh cao ghi một số cảm xúc của bạn và chuyển ý sang phần thân bài

Thân Bài:

- Sinh tại Thăng Long, ở gia đình nhà mẹ là dinh quan Tư đồ Trần Nguyên Đán

- Thuở nhỏ sống với ông ngoại. Mẹ mất sớm, về sống với cha

- Năm Canh Thìn 1400 Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, làm quan cho nhà Hồ

1406 quân Minh xâm lược, sau đó chúng bắt cha Nguyễn Trãi

1416 Hội thề Lũng Nhai giữa Lê Lợi, 18 nghĩa binh và Nguyễn Trãi

1418 khởi nghĩa Lam Sơn

1427 thắng lợi

Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại cáo

1428-1442 Nguyễn Trãi làm quan cho triều Lê

1442 sau vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị vu cáo tội giết vua Lê Thái Tông. 16/8 ông cùng vợ lẽ yêu là bà Nguyễn Thị Lộ và cả gia tộc bị tru di

1464 Lê Thánh Tông rửa oan cho Nguyễn Trãi, ca ngợi "Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê".

Cả cuộc đời Nguyễn Trãi luôn hăng hái giúp vua, giúp nước, góp phần thắng lợi cho khởi nghĩa Lam Sơn, nhưng vì sự khẳng khái, ngay thật nên bị bọn gian thần thù ghét âm mưu hãm hại cho dù ông đã về ở ẩn.

Tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Chí Linh sơn phú, Ức Trai thi tập.

Ông có tình yêu, gắn bó tha thiết với quê hương gia đình, hòa nhập với thiên nhiên (dẫn chứng bài Côn Sơn ca), đời sống trong sạch suốt đời 1 lòng vì nước vì dân.

Ngoài ra bạn thêm vào những câu chuyện về ông Nguyễn Trãi cho thêm phần phong phú:

- Cuộc đối đáp văn thơ giữa Nguyễn Trãi và Thị Lộ => 2 người lấy nhau

- Huyền thoại rắn trắng báo thù

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của bạn về Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa

Dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi mẫu 3

I. Mở bài

– Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc được cả thế giới biết đến.

– Một nhà quân sự nổi tiếng có công sáng lập ra nhà Hậu Lê và cũng là nhà thơ lớn.

– Cuộc đời ông có nhiều điều uất ức và bi thảm nhưng ông để lại nhiều giá trị văn học cho hậu thế.

II. Thân bài

1. Cuộc đời & sự nghiệp

- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương.

– Nguyễn Trãi là con của gia đình có truyền thống yêu nước, văn học.

– Vào năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cả cha và con đều làm quan.

– Năm 1407, nhà Hồ khởi nghĩa thất bại, giặc Minh chiếm nước ta, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, còn ông Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc.

– Vào những năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh, đó cũng là thời gian mà ông viết “Bình Ngô đại cáo”.

– Chỉ sau thời gian ngắn, triều đình lục đục, gian lận lộng hành, ông xin về ở ẩn.

– Vua mời ông ra phụ giúp việc nước nhưng vào năm 1442 ông dính vào vụ án Lệ chi Viên nổi tiếng, gia đình 3 đời bị xử trảm.

– Vụ án Lệ Chi Viên vụ án oan trong lịch sử và được vua Lê Thánh Tông minh oan vào năm 1464.

– Nguyễn Trãi được minh oan và trong sạch để lại tiếng thơm muôn đời.

– Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

2. Đóng góp vào văn học

– Không chỉ là nhà quân sự, Nguyễn Trãi có rất nhiều những đóng góp quan trọng vào văn học đương thời và có giá trị đến hiện nay.

– Nguyễn Trãi nhiều tác phẩm nổi tiếng văn chính luận, thơ trữ tình. Các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.

– Ông là nhà thơ xuất sắc với các tập thơ: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”.

– Ông là nhà chính luận nổi tiếng: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, các thể loại chiếu…

– Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân, lý tưởng nhân nghĩa. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị và gần gũi với thực tế.

III. Kết bài

– Nguyễn Trãi xứng đáng là người hùng dân tộc, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của thời đại.

– Cuộc đời của ông để lại nhiều đau thương, bi thảm nhưng tiếng thơm muôn đời và sự kính phục của thế hệ sau.

Những ý chính như trên các em hãy viết thành một bài văn thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi, chắc chắn sẽ dễ viết hơn rất nhiều đúng không nào? chúc các em làm bài tốt.

Dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi mẫu 4

Mở bài

Lịch sử của nước ta trải qua hàng ngàn năm với biết bao nhiêu anh hùng lịch sử ra đời và để lại những dấu ấn trong đó phải kể đến Nguyễn Trãi nhà thiên tài quân sự – nhà văn – nhà thơ ông có nhiều cống hiến cho đất nước, dân tộc nhưng cuộc đời lại vô cùng nghiệt ngã và li kì.

Thân bài

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông là con Nguyễn Phi Khanh, cha ông làm quan và sinh ra trong một gia tộc hiếu học, cương trực, trung thành với nhà vua. Ông được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước, thương dân sâu sắc.

Giai đoạn thi cử và làm quan

Vào năm 1400, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh ông làm quan.

Vào năm 1407, nhà Minh đánh chiếm nước ta, nước nhà bại trận các quan tướng và cả cha ông là Nguyễn Phi Khanh, đều bị bắt về Trung Quốc. Nguyễn Trãi ở lại và tìm cách xây dựng lực lượng chuẩn bị kháng chiến chống giặc.

Thời gian phiêu bạc & tham gia nghĩa quân

Ông lang thang nhiều nơi và tham gia và nghĩa quân Lê Lợi (1416) kháng chiến chống giặc Minh, từ đó ông trở thành một người không thể thiếu của nghĩa quân Lam Sơn.

Năm 1428 khởi nghĩa thắng lợi và thành công, quân Minh đại bại. Nhân sự kiện trên ông viết Bình ngô đại cáo. Thời gian này ông làm quan và có nhiều cống hiến quan trọng trong triều Lê. Sau thời gian, triều đình lục đục,gian thần ngày càng nhiều ông cáo quan ở ẩn.

Sau một thời gian khi Lê Thái Tôn lên ngôi và quyết định trọng dụng Nguyễn Trãi, nhà vua kêu gọi ông về làm quan và phong cho ông Tả gián nghị đại phu.

Năm 1442, Nguyễn Trãi dính vào vụ an oan nổi tiếng Lệ Chi viên, vua Lê Thái Tôn băng hà. Triều đình lập tức đổ lỗi cái chết của vua cho ông, cả gia đình ông bị án tru di tam tập, Nguyễn Trãi cũng nằm trong số người bị kết án. Vua Lê Thánh Tông sau này mới giải oán cho Nguyễn Trãi.

Sự nghiệp văn học

Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp trong sự nghiệp văn chương gồm cả chữ Hán và chữ Nôm và ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Văn chính luận: Bình Ngô đại cáo (kể lại kháng chiến chống quân Minh xâm lược), Quân trung từ mệnh, Lam Sơn thực lục (quyển lịch sử ký sự ghi chép 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn), Văn bia Vĩnh Lăng.

Nghiên cứu Địa lý: có Dư địa chí.

Thơ: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập (thơ Nôm), Chí Linh sơn phú (chữ Hán)…

Kết bài

Nguyễn Trãi là con người lịch sử ông có công giúp đất nước giành thắng lợi trước quân Minh và mang lại no ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Về cống hiến văn học ông có nhiều tác phẩm văn học, địa lý có giá trị lịch sử to lớn. Nguyễn Trãi xứng đáng là vị anh hùng dân tộc có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử nước nhà.

Dàn ý thuyết minh tác giả Nguyễn Trãi mẫu 5

I. Phần mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi

– Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa, nhà quân sự, tác giả văn học nổi tiếng trong thời kì Hậu Lê.

– Ông đóng góp nhiều tác phẩm giá trị cho nền văn học nước nhà.

II. Phần thân bài

Vài nét cuộc đời & sự nghiệp

– Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất vào 1442, có tên hiệu là Ức Trai, quê gốc tại Hải Dương.

– Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cha mẹ đều là những người nổi tiếng, thành danh trong xã hội.

– Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ thất bại trong chống giặc ngoại xâm, cha ông Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi ở lại quê nhà cùng nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

– Thời gian vào 1428, khởi nghĩa Lam Sơn thành công khi đánh đuổi giặc Minh về nước.

– Trong thời gian ngắn sau đó, ông cáo quan về quê ở ẩn vì không muốn dính líu đến chuyện quan trường.

– Năm 1442 ông và vợ của mình dính vào án oan đó là vụ Lệ Chi Viên vụ án giết vua, ông và cả gia đình bị tru di tam tộc.

– Sau khi Nguyễn Trãi chết vua Lê Thánh Tông minh oan giải oan cho Nguyễn Trãi vào năm 1464.

– Sau đó một thời gian dài vào năm 1980 Nguyễn Trãi công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Một số các đóng góp văn học

– Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp trong quân sự và cả những đóng góp cho nền văn học nước nhà.

– Một vài các tập thơ có tiếng của ông gồm có “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”.

– Một vài tác phẩm chính luận làm nên tên tuổi ông như Bình Ngô Đại Cáo, thể loại chiếu…

– Ông còn sáng tác nhiều bài thơ hay.

– Phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Trãi thể hiện tinh thần yêu nước, nhân nghĩa, còn có một số tác phẩm về thơ thể hiện sự gần gũi, giản dị, yêu thiên nhiên.

– Với nhiều sự đóng góp cho văn học ông đã được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

III. Phần kết bài

– Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi đóng góp nhiều về quân sự và các tác phẩm văn học giá trị cho nước nhà.

– Các tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân, nhân nghĩa cao cả. Cổ vũ tinh thần yêu nước kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

– Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, tác giả văn học xứng đáng được ca ngợi, tôn vinh.

Mời các em tham khảo tài liệu Ngữ văn lớp 8 và bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách - mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu những mất mát đau thương: Tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tuy là người trung thành nhưng vì “nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc. Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

Thuyết minh về món thịt kho tàu, Thuyết minh về thể thơ lục bát, Nghị luận về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, Cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm