Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 Cánh diều bài 10

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 12 Cánh diều bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK Lịch sử 12 Cánh diều các trang 60, 61, 63, 64.

Giải Sử 12 trang 60 Cánh diều

Mở đầu trang 60 SGK Lịch sử 12

Vậy công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trải qua những giai đoạn phát triển nào? Nội dung chính của các giai đoạn này là gì?

Lời giải:

♦ Những giai đoạn của cuộc cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam:

+ Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến năm 1995)

+ Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (từ năm 1996 đến năm 2006)

+ Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (từ năm 2006 đến nay)

♦ Nội dung chính của mỗi giai đoạn

- Giai đoạn 1986 - 1995:

+ Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

+ Thực hiện đổi mới toàn diện và động bộ.

- Giai đoạn 1996 - 2006: đẩy mạnh đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế; chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng và đối ngoại.

- Giai đoạn 2006 đến nay: đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Giải Sử 12 trang 61 Cánh diều

Câu hỏi trang 61 SGK Lịch sử 12

Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995.

Lời giải:

- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1995 là:

+ Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

+ Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

+ Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước; đổi mới cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; điều chỉnh cơ cấu đầu tư; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Đổi mới chính sách văn hoá - xã hội, phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất.

+ Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình,...

Giải Sử 12 trang 63 Cánh diều

Câu hỏi trang 63 SGK Lịch sử 12

Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996-2006.

Lời giải:

- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới giai đoạn 1996 - 2006 là:

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với từng bước phát triển kinh tế tri thức.

+ Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

+ Đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh.

+ Chú trọng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển giáo dục, y tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế...

Giải Sử 12 trang 64 Cánh diều

Câu hỏi 1 trang 64 SGK Lịch sử 12

Dựa vào thông tin trong mục 3: Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 2006-2021.

Lời giải:

Đường lối Đổi mới của Việt Nam từ năm 2006 đến nay thể hiện những nội dung chủ yếu sau:

+ Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới; phát triển nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tư duy phát triển, phương thức phát triển.

+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

+ Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tăng cường quốc phòng và an ninh.

+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tiếp tục phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

+ Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; chuyển tử hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng,...

Câu hỏi 2 trang 64 SGK Lịch sử 12

Dựa vào thông tin trong mục 3: Nêu tên một số tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia trong giai đoạn 2006 - 2021.

Lời giải:

Một số tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia trong giai đoạn 2006 - 2021 là:

+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

+ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Luyện tập 1 trang 64 SGK Lịch sử 12

Vẽ trục thời gian thể hiện các giai đoạn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Vận dụng 2 trang 64 SGK Lịch sử 12

Sưu tầm tư liệu về một trong những nhân vật tiêu biểu có vai trò và đóng góp nổi bật đối với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Bài tiếp theo: Lịch sử 12 Cánh diều bài 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử 12 Cánh diều

    Xem thêm