Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 Cánh diều bài 11

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Lịch sử 12 Cánh diều.

Bài: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Mở đầu trang 65 Lịch Sử 12: Vậy công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu cơ bản nào và để lại những bài học kinh nghiệm gì?

Lời giải:

♦ Một số thành tựu của công cuộc đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa:

- Về kinh tế:

+ Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.

+ Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

- Về chính trị:

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.

+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

+ Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.

- Về văn hóa-xã hội:

+ Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển.

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

+ Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.

♦ Bài học rút ra:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình trong mục a, trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên lĩnh vực chính trị.

Lời giải:

- Quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam được thực hiện từng bước và đạt những thành tựu về nhận thức lí luận và thực tiễn.

- Thành tựu cơ bản của đối mới chính trị ở Việt Nam:

+ Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối Đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được bảo đảm và tăng cường

+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố

+ Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đầy mạnh.

+ Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.

Câu hỏi trang 68 Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu và khai thác các hình, bảng trong mục b, trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Thành tựu cơ bản của đối mới kinh tế ở Việt Nam:

+ Chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước, từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng tỏ.

+ Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1995), Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đến năm 2008, Việt Nam ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, từng bước vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

+ Tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, trung bình khoảng 7 % mỗi năm. Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ. Thành phần kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh. Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng, cán cân thương mại chuyển biến dần từ nhập siêu sang xuất siêu. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài đều chuyển biến tích cực.

Câu hỏi trang 69 Lịch Sử 12: Đọc thông tin và khai thác hình trong mục c, trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực xã hội từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Thành tựu cơ bản của đối mới xã hội ở Việt Nam:

+ Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động tham gia tạo việc làm. Số lao động được tạo việc làm trong nước hằng năm tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm.

+ Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm nhanh.

+ Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thực hiện chính sách ưu đãi người có công và chính sách an sinh xã hội đạt nhiều tiến bộ. Đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.

Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin trong mục d, trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực văn hoả từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng xây dựng và phát triển; đời sống văn hoá được cải thiện; giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá được mở rộng. Cụ thể:

+ Việt Nam đã chú trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc.

+ Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển ngày càng phong phú, đa dạng.

+ Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hoá được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức.

- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ:

+ Việt Nam đã hoàn thành xoá mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010.

+ Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực. Vị thế của giáo dục đại học Việt Nam được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới.

+ Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục tăng.

Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 12: Kể tên một số di sản văn hoá ở Việt Nam được UNESCO ghi danh mà em biết.

Lời giải:

- Một số di sản văn hoá ở Việt Nam được UNESCO ghi danh:

+ Di sản thế giới, gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ

+ Di sản văn hóa phi vật thể, gồm: Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ; Nhã nhạc Cung đình Huế; Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Ca Trù; Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ; Hát Ví-Giặm Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi kéo co; Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ; Hát Xoan ở Phú Thọ; Thực hành Then Tày, Nùng, Thái; Nghệ thuật Xòe Thái; Nghề làm Gốm của người Chăm…

+ Di sản Tư liệu Thế giới, gồm: Mộc bản triều Nguyễn; Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám; Châu bản triều Nguyễn…

Câu hỏi trang 71 Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình trong mục e, trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực hội nhập quốc tế từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra theo từng bước, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

- Thành tựu chủ yếu về hội nhập quốc tế:

+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.

+ Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao, trao đổi văn hoá, du lịch,...

+ Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, kinh tế của khu vực và quốc tế.

Câu hỏi trang 72 Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin trong mục 2, nêu một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Một trong những nguyên tắc hàng đầu được thực hiện trong quá trình đổi mới ở Việt Nam là bảo đảm độc lập dân tộc và kiến định con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Đổi mới mới toàn diện, đồng bộ có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp:

+ Đổi mới cần tiến hành đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương.

+ Muốn đổi mới có hiệu quả và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, xã hội, cần có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân:

+ Bảo đảm lợi ích của nhân dân là phương thức hiệu quả nhất để khơi dậy tiềm năng trong nhân dân.

+ Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân gắn liền với việc thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới: Bên cạnh việc phát huy nội lực, coi nội lực là nhân tố quyết định, cần kết hợp với khai thác ngoại lực, kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử 12: Hoàn thành bảng thể hiện những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, hội nhập quốc tế theo mẫu sau vào vở ghi.

Lĩnh vực

Thành tựu cơ bản

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Văn hóa

Hội nhập quốc tế

Lời giải:

Lĩnh vực

Thành tựu cơ bản

Chính trị

- Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối Đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được bảo đảm và tăng cường

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố

- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đầy mạnh.

- Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.

Kinh tế

- Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.

- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Xã hội

- Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công. Đời sống của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

- Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.

Văn hoá

- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. Khoa học-công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.

- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.

Hội nhập quốc tế

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.

- Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao, trao đổi văn hoá, du lịch,...

- Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, kinh tế của khu vực và quốc tế.

Vận dụng 2 trang 72 Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu về một thành tựu tiêu biểu của công cuộc Đổi mới ở địa phương em và giới thiệu với thầy cô, bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: giới thiệu cầu Mỹ Thuận

Với thiết kế vô cùng độc đáo và trang trọng, cầu Mỹ Thuận là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm và khám phá, trải nghiệm. Cầu Mỹ Thuận được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển giao thông đường bộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo giao thông được thông suốt, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong đó có quê hương Vĩnh Long.

Cầu Mỹ Thuận được khánh thành vào ngày 21/5/2000, đây là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. Chiều dài của Cầu Mỹ Thuận 1.535 mét, chiều rộng 23.6 mét, gồm 4 làn xe dành cho các loại xe, được thiết kế theo hình rẻ quạt, chiều dài phần cầu chính là 650 mét, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 150 mét và nhịp giữa dài 350 mét. Với sự đặc trưng về mặt thiết kế của cầu Mỹ Thuận, chúng ta sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh du khách dừng chân tham quan nét đặc trưng độc đáo, chụp ảnh lưu niệm tại cầu Mỹ Thuận. Từ trên cầu, mỗi du khách, mỗi người dân đều có thể quan sát được toàn cảnh của quê hương Vĩnh Long thu nhỏ, từ nhà cửa, phương tiện giao thông, cây cối, những con sông uốn lượn đến cả những tòa nhà cao ở tận phía xa nhất là những dãy đồng bằng phía xa.

Cầu Mỹ Thuận đã tạo ra một tiền đề quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long nói riêng và vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, phá vỡ rào cản khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ. Cầu Mỹ Thuận đã và đang mang lại giá trị quan trọng về mặt giao thông và kinh tế cho các tỉnh phía Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, công trình đã tạo nên một điểm nhấn trong văn hóa kiến trúc và giá trị thẩm mỹ, qua đó đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch từ nhiều tỉnh, thành khác nhau đến tham quan, trải nhiệm.

>>> Bài tiếp theo: Lịch sử 12 Cánh diều bài 12

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Lịch sử lớp 12 bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 12, Lịch sử 12 Kết nối tri thức, Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 12.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 13:16 19/08
    • Phi Công Trẻ
      Phi Công Trẻ

      😌😌😌😌😌😌😌

      Thích Phản hồi 13:17 19/08
      • Đen2017
        Đen2017

        😮😮😮😮😮😮😮

        Thích Phản hồi 13:20 19/08
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 12 Cánh diều

        Xem thêm