Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 6 Chân trời sáng tạo bài 12

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lí lớp 6 bài 12: Lớp vỏ khí - Khí áp và gió trên Trái Đất sách Chân trời sáng tạo chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí lớp 6.

A. Lý thuyết Địa lí 6 bài 12

I. Các tầng khí quyển và thành phần không khí

1. Các tầng khí quyển

- Gồm 3 tầng: Đối lưu, bình lưu và các tầng cao khí quyển.

- Đặc điểm của các tầng

Tầng

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao của khí quyển

Độ cao

Dưới 16km

16 - 50km

Trên 50km

Đặc điểm

- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên.

- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,…

- Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,6oC/100m),…

- Có lớp ôzôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Không khí chuyển động thành luồng ngang.

Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất.

2. Thành phần không khí

- Tỉ lệ các thành phần của không khí

+ Khí nito: 78%.

+ Khí oxi: 21%.

+ Khí cacbonic, hơi nước và các loại khí khác: 1%.

- Vai trò

+ Khí oxi và hơi nước có vai trò duy trì sự sống, chất cần thiết cho sự cháy và hô hấp của các loài động vật.

+ Khí cacbonic chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra chất hữu cơ và khí oxi.

II. Khối khí

- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô

III. Khí áp và gió trên Trái Đất

1. Khí áp

* Khí áp

- Khái niệm: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Đơn vị đo khí áp: mm thủy ngân.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Lớp vỏ khí. Khối khí. khí áp và gió trên Trái Đất | Chân trời sáng tạo

* Các đai khí áp trên Trái đất

- Phân bố: Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ Xích đạo về cực.

- Phân loại: Áp thấp và áp cao.

- Số lượng: Có 7 đai áp.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Lớp vỏ khí. Khối khí. khí áp và gió trên Trái Đất | Chân trời sáng tạo

2. Gió trên Trái Đất

- Các loại gió chính trên Trái Đất: Gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

- Đặc điểm các loại gió

Loại gió

Phạm vi gió thổi

Hướng gió

Tín phong

Từ khoảng các vĩ độ 30oB/N về Xích đạo.

- Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc.

- Ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

Tây ôn đới

Từ khoảng các vĩ độ 30oB/N lên khoảng vĩ độ 60oB/N.

- Ở nửa cầu Bắc hướng Tây Nam.

- Ở nửa cầu Nam hướng Tây Bắc.

Đông cực

Từ khoảng các vĩ độ 90oB/N về khoảng vĩ độ 60oB/N.

- Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc.

- Ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

B. Trắc nghiệm Địa lí 6 bài 12

Câu 1. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ôzôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ

A. khí nitơ.

B. khí ôxi.

C. khí cacbonic.

D. hơi nước.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/152, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí đại dương.

C. Khối khí nguội.

D. Khối khí nóng.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/152, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

A. Khí áp và độ ẩm khối khí.

B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.

C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.

D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/152, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?

A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.

B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.

C. Bảo vệ sự sống cho loài người.

D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

A. 3 tầng.

B. 4 tầng.

C. 2 tầng.

D. 5 tầng.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi

A. 0,4oC.

B. 0,8oC.

C. 1,0oC.

D. 0,6oC.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

A. Vùng vĩ độ thấp.

B. Vùng vĩ độ cao.

C. Biển và đại dương.

D. Đất liền và núi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/152, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?

A. Tầng bình lưu.

B. Trên tầng bình lưu.

C. Tầng đối lưu.

D. Tầng ion nhiệt.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. Khí nitơ.

B. Khí cacbonic.

C. Oxi.

D. Hơi nước.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/152, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Các hiện tượng khí tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào sau đây?

A. Tầng đối lưu.

B. Tầng nhiệt.

C. Trên tầng bình lưu.

D. Tầng bình lưu.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/153, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Gió Tây ôn đới có tính chất nào sau đây?

A. Lạnh, ấm.

B. Khô, ẩm.

C. Lạnh, khô.

D. Mát, ẩm.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/154, lịch sử và địa lí 6.

Câu 16. Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí nóng.

C. Khối khí đại dương.

D. Khối khí lạnh.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/152, lịch sử và địa lí 6.

Câu 17. Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.

B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.

C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/153, lịch sử và địa lí 6.

Câu 18. Không khí luôn luôn chuyển động từ

A. áp cao về áp thấp.

B. đất liền ra biển.

C. áp thấp về áp cao.

D. biển vào đất liền.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/153, lịch sử và địa lí 6.

Câu 19. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió Đông cực.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/153, lịch sử và địa lí 6.

Câu 20. Gió Mậu dịch có đặc điểm nào sau đây?

A. Nóng ẩm.

B. Mát ẩm.

C. Nóng khô.

D. Mát khô.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/154, lịch sử và địa lí 6.

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 6 Chân trời sáng tạo bài 13

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 6 bài 12: Lớp vỏ khí - Khí áp và gió trên Trái Đất sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 6, Địa lý 6 Cánh Diều, Địa lý 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 10:22 12/01
    • Người Dơi
      Người Dơi

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 10:22 12/01
      • Ỉn
        Ỉn

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 10:23 12/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 6 Chân trời

        Xem thêm