Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 6 Chân trời sáng tạo bài 7

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lí lớp 6 bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả sách Chân trời sáng tạo chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí lớp 6.

Bài: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

A. Lý thuyết Địa lí 6 bài 7

I. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Quỹ đạo chuyển động: Hình elip gần tròn.

- Hướng chuyển động: Từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).

- Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (I năm).

- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’.

II. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

1. Mùa trên Trái Đất

- Khái niệm: Mùa là khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khí Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

- Đặc điểm

+ Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng, lúc này là mùa nóng và ngược lại.

+ Trong cùng một thời điểm, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.

- Người ta chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

- Các địa điểm ở nửa cầu Bắc/Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau.

- Ở Xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau.

- Càng xa Xích đạo về hai cực ngày, đêm càng chênh lệch nhau.

- Ở bán cầu Bắc ngày dài, đêm ngắn thì bán cầu Nam ngày ngắn, đêm dài và ngược lại.

B. Trắc nghiệm Địa lí 6 bài 7

Câu 1. Những ngày nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.

B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/132, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. từ 21/3 đến 22/6.

B. từ 23/9 đến 21/3.

C. từ 21/3 đến 23/9.

D. từ 23/9 đến 22/12.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23o27’N?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 21/3.

C. Ngày 23/9.

D. Ngày 22/12.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm diễn ra thế nào?

A. Dài nhất.

B. Bằng ban ngày.

C. Ngắn nhất.

D. Khó xác định.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/132, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.

D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/132, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Ôn đới.

D. Vòng cực.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/132, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

A. Ngày 23/9 thu phân.

B. Ngày 22/12 đông chí.

C. Ngày 22/6 hạ chí.

D. Ngày 12/3 xuân phân.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/132, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiếu vuông góc là

A. chí tuyến Bắc.

B. khu vực 20oB.

C. vòng cực Bắc.

D. khu vực 33oB.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 là ngày

A. thu phân.

B. đông chí.

C. hạ chí.

D. xuân phân.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Vào các ngày xuân phân và thu phân, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào

A. chí tuyến Bắc.

B. vòng cực.

C. chí tuyến Nam.

D. Xích đạo.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào?

A. Ngày ngắn hơn đêm.

B. Ngày và đêm khác nhau.

C. Ngày dài hơn đêm.

D. Ngày và đêm bằng nhau.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Từ hai cực đi về Xích đạo, chênh lệch giữa ngày và đêm có đặc điểm nào sau đây?

A. Càng tăng.

B. Khác nhau theo mùa.

C. Càng giảm.

D. Tùy theo mỗi nửa cầu.

Lời giải

Đáp án C.

Theo vĩ độ: Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm; Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch; Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ và ở cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm. Như vậy, từ hai cực về Xích đạo, chênh lệch ngày và đêm càng nhỏ và ngược lại.

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 6 Chân trời sáng tạo bài 8

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 6 bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 6, Địa lý 6 Cánh Diều, Địa lý 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 08:46 12/01
    • Người Dơi
      Người Dơi

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 08:46 12/01
      • Cún Con
        Cún Con

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 08:46 12/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 6 Chân trời

        Xem thêm