Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 8 Cánh diều bài 10

Lý thuyết Địa lý 8 bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam có nội dung và câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

A. Lý thuyết Địa Lí 8 bài 10

I. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện ở đa dạng hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen.

* Đa dạng về hệ sinh thái

- Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, chia thành 3 nhóm: hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và biển.

- Hệ sinh thái trên cạn có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm rừng, xa-van, đồng cỏ và hệ sinh thái do con người tác động như nông nghiệp, đô thị.

- Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm nhiều loại khác nhau như ven biển, vùng cửa sông, rừng ngập mặn và đất ngập nước nội địa. Rừng ngập mặn là nơi sinh sống và sinh sản của nhiều loài thuỷ sinh, chim nước.

- Hệ sinh thái biển có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm rạn san hô và thảm cỏ biển, có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

* Đa dạng về thành phần loài

- Sự đa dạng về hệ sinh thái góp phần tạo nên đa dạng về thành phần loài ở Việt Nam.

- Việt Nam có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm, bao gồm nhiều loài quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,...

* Đa dạng về nguồn gen

- Số lượng cá thể trong mỗi loài tại Việt Nam lớn, tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

- Nguồn gen phong phú, có nhiều nguồn gen quý.

- Đa dạng nguồn gen tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

II. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

* Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen.

- Các hệ sinh thái cung cấp thực phẩm, dược liệu và nguyên liệu cho các ngành kinh tế, đồng thời có các chức năng quan trọng như điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông và bờ biển.

* Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm

- Việt Nam đang mất dần đa dạng sinh học do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

- Các hệ sinh thái rừng tự nhiên đang bị thu hẹp và suy giảm về chất lượng, dẫn đến mất môi trường sống cho các loài sinh vật hoang dã.

- Việt Nam có nhiều loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, và một số nguồn gen tự nhiên đã bị cạn kiệt hoặc suy giảm.

- Để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, cần thực hiện tốt các quy định pháp luật, truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, chống nạn săn bắt và khai thác thuỷ sản quá mức, duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật.

B. Trắc nghiệm Địa Lí 8 bài 10

Câu 1: Hiện nay, Việt Nam có khoảng........ diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo, rừng mới phục hồi?

A. 75%

B. 55%

C. 65%

D. 70%

Đáp án đúng: D

Câu 2: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loại sinh vật

A. Lúa, hoa màu, cây ăn quả, …

B. Chè, táo, mận, lê,…

C. Sú, vẹt, đước, …

D. Rừng tre, nứa, hồi, lim, …

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Rừng ngập mặn là khu vực rừng gồm nhiều loại cây sinh sống, phát triển trong các khu vực nước mặn ở ven biển trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn là sinh cảnh quan, hệ sinh thái quan trọng và quý giá. Các sinh vật phổ biến trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là cây chịu mặn, hải sản, chim nước, sú, vẹt, đước, chim di cư, khỉ, lợn rừng, kỳ đà, trăn, chồn.

Câu 3: Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?

A. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.

B. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.

C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.

D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.

Đáp án đúng: D

Giải thích: Nguyên nhân làm cho thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do:

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa khí hậu đa dạng theo Bắc – Nam, Đông – Tây và cả độ cao với nhiều kiểu khí hậu khác nhau từ nhiệt đới, cận nhiệt đới tới xích đạo; Từ gió mùa chân núi, trên núi đến ôn đới trên núi cao...

Câu 4: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không được thể hiện ở?

A. Kiểu hệ sinh thái

B. Thành phần loài

C. Phân bố rộng khắp trên cả nước

D. Gen di truyền

Đáp án đúng: C

Câu 5: Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm?

A. Các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển

B. Các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông

C. Các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa

D. Tất cả phương án trên đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm: hệ sinh thái ngập nước ven biển, hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông, hệ sinh thái đất ngập nước nội địa. Hệ sinh thái đất ngập nước có vai trò quan trọng với thiên nhiên và môi trường: Lọc nước thải, Giữ và ổn định nước ngầm, Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt, Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ổn định bờ biển, chắn gió bão,…

Câu 6: Hệ sinh thái có sự tác động của con người như?

A. Hệ sinh thái trên cạn

B. Hệ sinh thái biển

C. Hệ sinh thái ngập nước

D. Hệ sinh thái đô thị

Đáp án đúng: D

Câu 7: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:

A. Nghèo nàn

B. Tương đối nhiều

C. Nhiều chủng loại

D. Phong phú và đa dạng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam là rất đa dạng và phong phú thể hiện rõ rệt ở Đa dạng về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái, hơn nữa đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

Câu 8: Hệ sinh thái nước ta chia thành mấy nhóm chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng: B

Câu 9: Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái

A. Rừng già

B. Rừng tre nứa

C. Rừng ngập mặn

D. Rừng mới phục hồi

Đáp án đúng: C

Giải thích: Việt Nam là một quốc gia ven biển, với nhiều ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng. Nước ta có một hệ sinh thái ven biển vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt phải kể tới hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích rộng hơn 3 trăm nghìn hecta, chạy suốt chiều dài bờ biển và ven bờ các hải đảo.

Câu 10: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện

A. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

B. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

C. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

D. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Đáp án đúng: A

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 8 Cánh diều bài 11

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử và Địa lý lớp 8 Chân trời sáng tạo Lịch sử và Địa lý lớp 8 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 18:08 06/05
    • mineru
      mineru

      😻😻😻😻😻😻😻😻

      Thích Phản hồi 18:08 06/05
      • Nguyễn Sumi
        Nguyễn Sumi

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 18:09 06/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

        Xem thêm