Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 8 Cánh diều bài 2

Lý thuyết Địa lý 8 bài 2: Địa hình Việt Nam có nội dung và câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

A. Lý thuyết Địa Lí 8 bài 2

I. Đặc điểm chung của địa hình đồi núi

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1.000m.

- Địa hình đồi núi kéo dài từ bắc vào nam và nối tiếp với vùng đồi núi của các nước láng giềng tạo thành khối liên tục ở phía bắc và phía tây.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất liền, phân bố ở phía đông và phía nam.

- Các đồng bằng được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và biển.

* Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Lãnh thổ Việt Nam hình thành từ giai đoạn Cổ kiến tạo, sau đó bị tác động bởi hoạt động ngoại lực, tạo nên các bề mặt san bằng, thấp và thoải.

- Đến Tân kiến tạo, địa hình Việt Nam được nâng lên và phân thành nhiều bậc, từ cao xuống thấp có đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

- Trong các bậc địa hình chính lại chia thành các bậc nhỏ hơn, ví dụ: Trong bậc địa hình đồi núi có núi cao, núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên, đồi, bán bình nguyên.

- Đồi và núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm diện tích lớn nhất trong các bậc địa hình ở Việt Nam.

- Địa hình thấp dần từ đất liền ra biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi và các dòng sông lớn.

* Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn làm cho quá trình phong hoá xảy ra nhanh và mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá dày, dễ thấm nước và vụn bở.

- Tính chất nhiệt đới ẩm ở các vùng núi đá vôi dẫn đến quá trình cac-xtơ diễn ra mạnh mẽ, tạo nên các hang động và dòng chảy ngầm.

- Các quá trình ngoại lực như xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ đã thay đổi bề mặt địa hình.

- Các hiện tượng sạt lở đất, đất trượt, đá lở, lũ quét thường xảy ra ở các vùng núi dốc, đặc biệt là những nơi mất lớp phủ thực vật, vào mùa mưa.

* Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người

- Con người tác động vào địa hình để làm nơi sinh sống và sản xuất.

- Các tác động tích cực của con người góp phần bảo vệ địa hình và tăng hiệu quả sản xuất, tạo nên các môi trường nhân tạo mới, tạo cảnh quan đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tuy nhiên, con người cũng có những tác động tiêu cực làm thay đổi bề mặt địa hình và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

II. Đặc điểm các khu vực địa hình

1. Địa hình đồi núi

- Địa hình đồi núi ở Việt Nam được chia thành 4 khu vực là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

- Khu vực Đông Bắc chủ yếu là núi thấp, có các cánh cung núi lớn và đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.

- Khu vực Tây Bắc chủ yếu là núi cao, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam với đỉnh núi Phan-xi-păng. Có các dãy núi cao chạy dọc biên giới Việt-Lào và các cao nguyên như: Tả Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

- Khu vực Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, có khối núi đá vôi Kẻ Bàng và đỉnh núi Pu Xai Lai Leng.

- Khu vực Trường Sơn Nam có khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ với các đỉnh núi cao trên 2.000 m. Có các cao nguyên bazan xếp tầng với độ cao khác nhau.

2. Địa hình đồng bằng

- Địa hình đồng bằng phân bố ở phía đông và phía nam Việt Nam, bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung.

- Đồng bằng sông Hồng diện tích khoảng 15,000 km, bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Độ cao vùng trung tâm đồng bằng khoảng 2-4m. Có nhiều đồi núi sót, hệ thống đê sông chia cắt đồng bằng thành các ô trũng, và hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng ven biển.

- Đồng bằng sông Cửu Long diện tích khoảng 40,000 km, bồi đắp chủ yếu bởi phù sa của sông Mê Công. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Có nhiều ô trũng lớn, đầm lầy, chịu ảnh hưởng thường xuyên của thuỷ triều.

- Các đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15,000 km, hình thành chủ yếu do bồi đắp phù sa của biển. Có nhiều cồn cát lớn và đa phần đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây – đông. Một số đồng bằng có diện tích đáng kể ở các vùng cửa sông lớn.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Địa hình bờ biển của nước ta đa dạng, bao gồm các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, gây ra sự thay đổi địa hình bờ biển và tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền.

B. Trắc nghiệm Địa Lí 8 bài 2

Câu 1: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là:

A. Pu Tha Ca.

B. Phan-xi-păng.

C. Tây Côn Lĩnh.

D. Pu Si Cung.

Đáp án đúng: B

Câu 2: Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?

A. Nội lực.

B. Ngoại lực

C. Con người.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: D

Câu 3: Vùng núi Tây Bắc nằm ở?

A. Giữa sông Hồng và sông Cả

B. Kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

C. Phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.

D. Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc

Đáp án đúng: A

Câu 4: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn

A. Tiền Cambri

B. Cổ sinh

C. Trung sinh

D. Tân kiến tạo

Đáp án đúng: D

Giải thích: Địa hình nước ta được nâng cao, phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn: Tân kiến tạo. Giai đoạn Tân kiến tạo chính là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành, phát triển của tự nhiên nước ta và được kéo dài cho đến ngày nay.

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long ?

A. Đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.

B. Cao trung bình 2m - 3m so với mực nước biển.

C. Là đồng bằng châu thổ sông.

D. Nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước

Đáp án đúng: A

Giải thích: Những đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long: Sông Cửu Long là vùng châu thổ sông thuộc bộ phận châu thổ sông Mê Kong nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ và cao trung bình 2-3m so với mực nước biển. Trong đó còn nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước. Đồng bằng sông Cửu Long chưa xây dựng được hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.

Câu 6: Nét nổi bật của địa hình Việt Nam là

A. Đồi núi cao chiếm 10% diện tích.

B. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích.

C. Cảnh quan rừng xích đạo gió mùa.

D. Đồng bằng chiếm 3/4 diện tích.

Đáp án đúng: B

Giải thích: Việt Nam là một quốc gia với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4), chủ yếu là đồi núi thấp. Diện tích đồng bằng chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích lãnh thổ cả nước. Địa hình nước khá đa dạng với những đặc điểm chung do thiên nhiên kiến tạo nên các dãy đồi núi, khí hậu,...

Câu 7: Đồng bằng chiếm bao nhiêu diện tích đất liền?

A. 1/4

B. 2/4

C. 3/4

D. 4/4

Đáp án đúng: A

Câu 8: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là?

A. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam

B. Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m

C. Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Địa hình vùng núi Đông Bắc thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ cao trung bình dưới 1000m. Nổi bật lên ở vùng núi Đông Bắc là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.

Câu 9: Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cùng chạy theo hướng

A. vòng cung.

B. Tây Bắc – Đông Nam.

C. Đông Bắc - Tây Nam.

D. Bắc - Nam.

Đáp án đúng: A

Câu 10: Dãy núi cao nhất nước ta là:

A. Hoàng Liên Sơn

B. Pu Đen Đinh

C. Pu Sam Sao

D. Trường Sơn Bắc

Đáp án đúng: A

Giải thích: Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh núi cao hơn 2800 m so với mực nước biển trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc - đông nam. Dãy núi chạy dài đi qua hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu và kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 8 Cánh diều bài 4

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 2: Địa hình Việt Nam sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử và Địa lý lớp 8 Chân trời sáng tạo Lịch sử và Địa lý lớp 8 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 15:02 06/05
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      😆😆😆😆😆😆

      Thích Phản hồi 15:02 06/05
      • Nguyễnn Hiềnn
        Nguyễnn Hiềnn

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 15:03 06/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

        Xem thêm