Lý thuyết GDCD 6 Kết nối tri thức bài 3
Lý thuyết GDCD lớp 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6 sách KNTT. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Siêng năng, kiên trì
A. Lý thuyết GDCD 6 bài 3
1. Siêng năng, kiên trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì
a. Khái niệm:
- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
b. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập:
+ Đi học đều (chuyên cần).
+ Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập.
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động:
+ Chăm chỉ làm việc không ngại khó.
+ Làm việc thường xuyên, liên tục.
+ Kiên trì lao động dù gặp khó khăn cũng không nản chí.
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong cuộc sống:
+ Luôn trau dồi kiến thức hằng ngày.
+ Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống.
2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
- Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.
B. Trắc nghiệm GDCD 6 bài 3
Câu 1: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?
A. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người không cần lao động vất vả mà vẫn thành công.
B. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
C. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người có môi trường trong lành, yên bình hơn.
D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người bớt đi bạn bè và các mối quan hệ trong cuộc sống.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
Câu 2: Năm học này, Hân dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh do nhà trường tổ chức. Nhưng Hân lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế. Hân cần làm gì để thực hiện được mục tiêu của mình?
A. Hân không nên đi thi hùng biện nữa.
B. Hân nên tự tin đi thi dù mới chỉ có vốn từ vựng ít ỏi.
C. Hân cần lên kế hoạch bồi dưỡng vốn từ vựng mỗi ngày, học thêm trên internet hoặc tham gia các câu lạc bộ hay tiếp xúc với những người nước ngoài…
D. Hân nên chuyển sang học ngoại ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Trung…
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: Bạn đang gặp phải khó khăn là vốn từ vựng tiếng Anh còn hạn chế, thì cần tìm cách vượt qua bằng cách lên kế hoạch bồi dưỡng vốn từ vựng mỗi ngày, học thêm trên internet hoặc tham gia các câu lạc bộ hay tiếp xúc với những người nước ngoài… Như vậy mới thể hiện được sự siêng năng, kiên trì thì sẽ đạt được thành công.
Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nào không nói về siêng năng, kiên trì?
A. Cần cù bù thông minh.
B. Kiến tha lâu đầy tổ.
C. Thua keo này bày keo khác.
D. Đi thưa, về gửi.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích: Vì các câu A, B, C là những câu nói về siêng năng, kiên trì. Ông cha ta đã đúc kết ra chân lý sâu sắc về đức tính này nên đã cho ra đời những câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì để dạy bảo, khuyên nhủ con cháu sau này. Đi thưa, về gửi là câu có ý nghĩa về lễ độ, sự cư xử đúng mực trong giao tiếp của con người.
Câu 4: Tìm hành vi thể hiện siêng năng, kiên trì?
A. Minh thường xuyên tị nạnh làm việc nhà với em gái mình.
B. Tùng thích chơi đá bóng nên thường rủ bạn bè trốn học đi chơi.
C. Khi gặp bài toán khó, Xuân thường hỏi bạn bè cách làm cho nhanh.
D. Trung thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe và kĩ năng bắt bóng để trở thành một thủ môn giỏi của đội.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích: Trung đã siêng năng, kiên trì trong hoạt động xã hội, luyện tập thể dục thể thao.
Câu 5: Siêng năng là gì?
A. Siêng năng là làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người.
B. Siêng năng là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
C. Siêng năng là sự biết ơn, có thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình.
D. Siêng năng là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
Câu 6: Tú thường xuyên bỏ qua, không làm những bài toán khó vì ngại suy nghĩ. Nếu là bạn của Tú, em sẽ khuyên Tú điều gì?
A. Rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải các bài toán khó.
B. Khó thì bỏ qua, không cần cố gắng.
C. Nên tìm cách chép bài giải ở trên mạng hoặc trong sách tham khảo.
D. Đi học thêm nhà thầy giáo rồi nhờ thầy giải hộ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích: Nếu là bạn của Tú, em sẽ khuyên Tú cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải các bài toán khó. Mỗi khi giải được bài khó, bạn sẽ tìm thấy niềm tin của sự thành công, chắc chắn sẽ đạt được kết quả học toán ngày càng tốt hơn và nhận được sự tin yêu, nể phục của các bạn trong lớp.
Câu 7: Yến có số cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, nhưng Yến không chịu giảm cân nên bạn làm việc gì cũng khó khăn. Yến là người chưa có đức tính gì?
A. Yêu thương con người.
B. Tiết kiệm.
C. Siêng năng, kiên trì.
D. Lễ độ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: Yến chưa siêng năng, kiên trì. Yến nên rèn luyện thân thể, giảm cân để có ngoại hình cân đối và sức khỏe tốt hơn.
Câu 8: Đâu là việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
A. Hoàng suốt ngày chơi game trên máy tính.
B. Hôm nay các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học, Thư lại xin nghỉ ốm vì sợ mệt.
C. Hằng thường luyện thanh đều đặn mỗi ngày một giờ để chuẩn bị cho cuộc thi hát cấp trường sắp tới.
D. Hạnh quyết tâm làm xong các bài tập Toán trong giờ học Ngữ văn.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. Kiên trì là tính cách làm việc tự giác, miệt mài, quyết tâm, bền bỉ đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại của con người. Hằng đã tập luyện đều đặn để đi thi, thể hiện sự chăm chỉ, siêng năng và kiên trì.
Câu 9: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về siêng năng, kiên trì?
A. Những bạn có hoàn cảnh khó khăn mới cần siêng năng, kiên trì.
B. Mọi người đều cần có tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
C. Siêng năng, kiên trì không giúp học sinh đạt học lực giỏi vì cần phải có sự thông minh.
D. Siêng năng dọn dẹp góc học tập khi được mẹ nhắc nhở.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích: Siêng năng, kiên trì là một đức tính tốt của con người. Trong cuộc sống, siêng năng và kiên trì sẽ giúp bạn gặt hái nhiều thành công trong công việc. Do đó ai cũng cần rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
Câu 10: Hành vi nào thể hiện tính siêng năng kiên trì?
A. Chưa làm xong bài tập, Nam đã đi chơi.
B. Lan không bao giờ đi lao động cùng lớp.
C. Ngoài giờ học, Nam luôn giúp đỡ mẹ làm việc nhà.
D. Đến phiên trực nhật, Hà luôn nhờ bạn làm hộ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: Các bạn ở ý A, B, D đều chưa cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. Con bạn Nam ngoài giờ học bạn đã biết giúp đỡ mẹ việc nhà.
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
A. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà.
B. Gặp bài tập khó là Huy không làm.
C. Chưa học bài, Hùng đã đi chơi.
D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn dù có chưa làm hết bài tập.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích: Hương có sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn trong việc quét nhà.
Câu 12: Câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim nói về?
A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.
D. Đức tính siêng năng, kiên trì.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích: “Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn nhắn nhủ làm bất cứ việc gì thì phải kiên trì và quyết tâm thực hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.
Câu 13: Em tán thành với quan điểm nào?
A. Học sinh không cần có tính siêng năng, kiên trì.
B. Siêng năng học tập cũng không giỏi được vì quan trọng phải là thông minh.
C. Siêng năng là đức tính cần có ở mỗi người.
D. Siêng năng, kiên trì không giúp chúng ta thành công trong công việc.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: Siêng năng, kiên trì là một đức tính tốt của con người. Ai cũng cần có siêng năng, kiên trì. Trong cuộc sống, siêng năng và kiên trì sẽ giúp bạn gặt hái nhiều thành công trong công việc.
Câu 14: Cách thức để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì là?
A. Đi học đúng giờ và làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Dừng công việc, chuyển hướng mục tiêu khi gặp khó khăn, thách thức.
C. Học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống, không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức.
D. Cậy nhờ bạn bè, người thân khi gặp hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: Mỗi khi làm việc gì cần có, cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ, kiên trì thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử bằng nhiều cách đề thực hiện thành công, không bỏ dở giữa chừng.
Câu 15: Hoa mới theo bố mẹ chuyển từ quê lên Hà Nội học. Thời gian đầu chuyển cấp học và môi trường mới còn bỡ ngỡ nên Hoa học môn Tiếng Anh chưa tốt. Không nản lòng, Hoa đã lên kế hoạch mỗi ngày dành ít nhất 30 phút đề học tiếng Anh. Cuối tuần, bạn ra Hồ Gươm mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài. Hoa là người có đức tính gì?
A. Siêng năng, kiên trì.
B. Lễ độ.
C. Tiết kiệm.
D. Lịch sự.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. Kiên trì là tính cách làm việc tự giác, miệt mài, quyết tâm, bền bỉ đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại của con người. Hoa đã chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập.
>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết GDCD 6 Kết nối tri thức bài 4
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: GDCD 6 Cánh Diều, GDCD 6 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 6.