Lý thuyết lịch sử lớp 6 bài 4 Xã hội nguyên thủy
Lý thuyết Lịch sử 6 bài 4 Xã hội nguyên thủy
Nằm trong bộ tài liệu Lý thuyết lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo, Nội dung kiến thức Lịch sử bài 4 lớp 6 Xã hội nguyên thủy được VnDoc.com đăng tải giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả.
I. Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy
- Xã hội nguyên thủy đã trải qua 2 giai đoạn phát triển:
+ Bầy người nguyên thủy: gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Công xã thị tộc: gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau, đứng đầu là tộc trưởng. Nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng, gắn bó với nhau hợp thành bộ lạc.
- Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy: con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
1. Lao động và công cụ lao động
- Sự phát triển của công cụ đá: từ công cụ thô sơ như rìu cầm tay hay mảnh tước dần dần con người biết dùng bàn mài để mài lưỡi rìu, biết dùng cung tên…
- Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biển và hoàn thiện mình.
2. Từ hái lượm, săn bắt tới trồng trọt, chăn nuôi
- Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng.
- Qua hái lượm và săn bắt, người nguyên thuỷ biết trồng trọt và chăn nuôi, bắt đầu sống định cư.
- Ở Việt Nam, dấu tích của một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện từ thời kì văn hóa Hòa Bình. Địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ được mở rộng ở nhiều vùng khác nhau.
III. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
- Đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú, tiến bộ:
+ Đã có tục chôn cất người chết.
+ Vẽ tranh trên vách đá…
Tham khảo thêm Bài tập sách Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 4 tại:
Trên đây là Lý thuyết lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo bài 4 Xã hội nguyên thủy. Hy vọng rằng bài Soạn Lịch sử 6 trên đây sẽ giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập kiến thức Lịch sử 6 theo từng bài học hiệu quả.
>> Bài tiếp theo: Lý thuyết lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo bài 5