Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 6 bài 2 Thời gian trong lịch sử Chân trời sáng tạo

Lịch sử lớp 6 bài 2 Thời gian trong lịch sử Chân trời sáng tạo hướng dẫn trả lời các câu hỏi môn Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải bài tập Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo.

I. Âm lịch, dương lịch

Câu hỏi trang 15 Lịch sử 6 CTST

- Người xưa sáng tạo ra lịch sự trên cơ sở nào?

- Câu đồng dao trong tư liệu 2.1 thể hiện cách tính thời gian của người xưa theo lịch âm hay dương lịch?

Giải Lịch sử 6 bài 2 Chân trời sáng tạo

Đáp án

- Cách tính thời gian trong lịch sử là: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.

  • Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.
  • Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.

- Câu đồng dao: "mười rằm trăng náu mười sáu trăng treo" thể hiện cách tính lịch của người xưa theo âm lịch bằng cách quan sát theo quy luật của mặt trăng, trăng ngày mùng 10 thường bị mây che, không sáng còn trăng ngày 16 âm lịch hàng tháng tròn và sáng treo trên trời.

II. Cách tính lịch thời gian

Câu hỏi trang 16 Lịch sử 6 CTST

Dựa vào sơ đồ 2.4 em hãy giải thích các khái niệm trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ.

Đáp án

- Trước công nguyên là thời điểm trước khi chúa Giêsu được sinh ra đời.

- Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính từ năm 1 khi chúa Giêsu ra đời.

- Một thập kỷ là khoảng thời gian 10 năm.

- Một thế kỷ là khoảng thời gian 100 năm.

- Một thiên niên kỷ là khoảng thời gian 1000 năm.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 16 Lịch sử 6 CTST

Em hãy xác định: từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ bên dưới đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?

Giải Lịch sử lớp 6 bài 2 Chân trời sáng tạo

Gợi ý

- Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là 1982 năm, 198 thập kỉ, 19 thế kỉ.

- Tính từ năm 248 (khởi nghĩa Bà Triệu) cho đến năm hiện tại là 1774 năm, 177 thập kỉ, 17 thế kỉ.

- Tính từ năm 542 (khởi nghĩa Lí Bí ) cho đến năm hiện tại là 1480 năm, hơn 148 thập kỉ, 14 thế kỉ.

- Tính từ năm 938 (chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng) cho đến năm hiện tại là 1084 năm, hơn 108 thập kỉ, 10 thế kỉ.

Vận dụng 2 trang 16 Lịch sử 6 CTST

Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh.

Gợi ý

Các ngày lễ:

  • Giỗ Tổ Hùng Vương: dựa vào lịch âm
  • Tết Nguyên Đán: dựa vào lịch âm
  • Ngày Quốc Khánh: dựa vào lịch dương

Vận dụng 3 trang 16 Lịch sử 6 CTST

Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?

Gợi ý

- Trên tờ lịch ghi cả 2 ngày (Dương lịch và Âm lịch) vì:

+ Nhịp sống hiện đại đòi hỏi người Việt phải hội nhập, hòa nhịp theo sự phát triển của thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng dương lịch => trên tờ lịch của Việt Nam cần phải ghi ngày dương lịch.

+ Mặt khác, từ xa xưa cho tới hiện nay, người Việt vẫn sử dụng ngày âm lịch trong đời sống sản xuất (sản xuất nông nghiệp theo thời vụ) và đời sống sinh hoạt thường nhật (ví dụ: các ngày lễ tết, ngày cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi…) => do đó, cần ghi thêm ngày âm lịch (tương ứng với ngày dương lịch) để người dân dễ dàng theo dõi.

- Không nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch. Vì trước đây chúng ta thường dùng lịch âm lịch và nhiều lịch nghỉ lớn của nước ta chỉ tính bằng âm lịch như: Tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng Vương, tết trung thu...

Vận dụng 4 trang 16 Lịch sử 6 CTST

Hãy xây dựng trục thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em. Ví dụ: năm sinh, năm vào mẫu giáo, năm vào lớp 1, năm vào lớp 6,… (lưu ý: em có thể bắt đầu trục thời gian với năm sinh của em)

Gợi ý

Ví dụ:

Năm 2010: Đây là năm sinh của em

Năm 2013: Đây là em bắt đầu đi học mẫu giáo

Năm 2016: Đây là năm em bắt đầu vào lớp 1

Năm 2021: Đây là năm em kết thúc lớp 5- cấp học Tiểu học và bước sang lớp 6- cấp học THCS

Bài tiếp theo: Lịch sử 6 bài 3 Nguồn gốc loài người Chân trời sáng tạo

Chia sẻ, đánh giá bài viết
216
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Minh Thu Lê
    Minh Thu Lê

    Câu  hỏi :

    - Câu đồng dao trong tư liệu 2.1 thể hiện cách tính thời gian của người xưa theo lịch âm hay dương lịch? ( Mười rằm trăng náu. Mười sáu trăng treo)


    Giải Lịch sử 6 bài 2 Chân trời sáng tạoVà câu trả lời:

    - Câu đồng dao: "mười rằm trăng náu mười sáu trăng treo" thể hiện cách tính lịch của người xưa theo âm lịch bằng cách quan sát theo quy luật của mặt trăng, trăng ngày mùng 10 thường bị mây che, không sáng còn trăng ngày 16 âm lịch hàng tháng tròn và sáng treo trên trời.


    Bàn: Vậy "Mười rằm" được hiểu là ngày 10 hay ngày 15 của tháng âm lịch?

    Thích Phản hồi 09/01/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử 6 Chân Trời Sáng Tạo

    Xem thêm