Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 18

Với nội dung bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 18: Tập tính ở động vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

A. Lý thuyết Sinh học 11 bài 18

1. Tập tính là gì?

Tập tính là những hành động của động vật trả lời kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

2. Vai trò của tập tính

  • Tăng khả năng sinh tồn của động vật
  • Đảm bảo cho sự thành công sinh sản
  • Là một cơ chế cân bằng nội môi, duy trì môi trường ổn định

3. Tập tính bẩm sinh

  • Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  • Bản năng là tập tính bẩm sinh, là chuỗi các hành động mà tình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gene quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích thì tác động xảy ra liên tục theo một trình tự xác định.
  • Tập tính bẩm sinh thường bền vững và khó thay đổi

4. Tập tính học được là gì?

Tập tính học được là tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền được

5. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật

- Tập tính kiếm ăn: là tập tính quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật, lợi ích thu được là chất dinh dưỡng, bất lợi là tiêu tốn năng lượng và có nguy cơ bị thương.

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: là một nhóm cá thể hoặc một nhóm động vật kiểm soát một khu vực sinh sống nhất định chống lại các cá thể khác để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

- Tập tính sinh sản: gồm nhiều tập tính khác nhau: tìm kiếm bạn tình, làm tổ và ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con non,...

- Tập tính di cư: là di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một vùng đến một vùng xác định. Nguyên nhân di cư do thời tiết khắc nghiệt hoặc kiếm ăn

- Tập tính xã hội: là tập tính sống theo bầy đàn, tồn nhiều tập tính như tập tính thứ bậc, tập tính hợp tác, tập tính vị tha,...

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 bài 18

Câu 1: Tập tính động vật là:

A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.

B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.

C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.

D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.

Giải thích: Tập tính động vật là những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Khi bị kích thích, động vật thể hiện tập tính, kích thích có thể đến từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể chúng.

Câu 2: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?

A. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.

B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.

C. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày...

D. Định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy

Giải thích: Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ vào vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình (như dãy núi, bờ biển). Ví dụ: Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường trái đất. Cá định hướng nhờ thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy.

Câu 3: Tập tính ở động vật được chia thành các loại

A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp.

B. bẩm sinh, hỗn hợp

C. học được, hỗn hợp.

D. tự nhiên, nhân tạo

Câu 4: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.

B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi

C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.

D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh

Câu 5: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính:

A. kiếm ăn.

B. sinh sản.

C. di cư.

D. bảo vệ lãnh thổ.

Giải thích: Tập tính bảo vệ lãnh thổ là một cá thể hoặc một nhóm động vật kiểm soát, bảo vệ một khu vực sống nhất định chống lại các cá thể khác nhằm mục đích bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. Trường hợp hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính bảo vệ lãnh thổ.

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 19

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 18: Tập tính ở động vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Sinh học 11 Chân trời sáng tạo, Sinh học 11 Cánh diều, Tài liệu học tập lớp 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 19:24 21/06
    • Khang Anh
      Khang Anh

      😻😻😻😻😻😻😻😻

      Thích Phản hồi 19:25 21/06
      • Gia Kiet Hoang ...
        Gia Kiet Hoang ...

        💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 19:25 21/06

        Sinh học 11 Kết nối tri thức

        Xem thêm