Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 7

Mời quý thầy cô cùng các em tham khảo bài Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 9 là tài liệu tham khảo hữu ích do VnDoc biên soạn nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học môn Sinh đạt kết quả cao.

Lý thuyết Đa dạng của ngành Ruột khoang

Ngành Ruột khoang rất đa dạng và phong phú:

  • Số lượng loài nhiều
  • Cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú
  • Các loài có kích thước và hình dạng khác nhau

1. Sứa

Lý thuyết Sinh học 7

- Cấu tạo cơ thể sứa: Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dầy chứa nhiều chất keo trong suốt giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

  • Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.
  • Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù.
  • Phía miệng có miệng và các tua miệng.
  • Bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù (tự vệ bằng gai).
  • Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

- Thành phần chủ yếu của sứa là nước vì vậy chúng nổi trên mặt nước.

- Có một số loại sứa ăn được có tác dụng giải khát: sứa sen, sứa rô …

- Di chuyển: Khi di chuyển, sứa co bóp dù → đẩy nước ra qua lỗ miệng → tiến về phía trước và ngược lại.

- So sánh giữa sứa và thủy tức: Sứa và thủy tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển

Lý thuyết Sinh học 7

- Một số loại sứa

Lý thuyết Sinh học 7

2. Hải quỳ

- Hải quỳ gồm nhiều loài khác nhau, đa số cơ thể có hình trụ, nhiều màu sắc.

- Cấu tạo của hải quỳ:

  • Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám.
  • Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.
  • Cơ thể đối xứng tỏa tròn, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

Lý thuyết Sinh học 7

- Đời sống: sống bám vào bờ đá và ăn động vật nhỏ.

- Di chuyển: hải quỳ chủ yếu sống bám vào đá hoặc các sinh vật khác. Hải quỳ sống dựa vào tôm ở nhờ mà di chuyển được và xua đuổi kẻ thù, giúp loài tôm nhút nhát này tồn tại. Cả hai bên đều có lợi.

3. San hô

- San hô có nhiều hình dạng khác nhau, màu sắc đa dạng.

- Cấu tạo của san hô: San hô sống thành tập đoàn, mỗi cá thể của tập đoàn có cấu tạo gồm:

  • Lỗ miệng
  • Tua miệng

Lý thuyết Sinh học 7

- Khi dùng xilanh bơm mực tím vào một lỗ nhỏ trên đoạn xương san hô ta thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô. nhờ có sự liên thông này nên cá thể này có thể kiếm thức ăn nuôi cá thể kia.

- Lớp ngoài cơ thể san hô tiết ra được lớp đá vôi dạng đế hoa để làm phần giá đỡ cho cơ thể sống trùm lên trên làm cho nửa trên cử động được còn nửa dưới bất động dính lại với nhau tạo lên bộ xương đá vôi.

Lý thuyết Sinh học 7

Trắc nghiệm bài Đa dạng của ngành Ruột khoang

Câu 1: Những đại diện thuộc ngành ruột khoang sống ở biển gồm

A. Sứa, thủy tức, hải quỳ

B. Sứa, san hô, mực

C. Hải quỳ, thủy tức, tôm

D. Sứa, san hô, hải quỳ

Câu 2: Loài ruột khoang nào có lối sống tự dưỡng?

A. Sứa

B. San hô

C. Hải quỳ

D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 3: Loài ruột khoang nào sống ở môi trường nước ngọt?

A. Sứa

B. San hô

C. Thủy tức

D. Hải quỳ

Câu 4: Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài?

A. 5 nghìn loài

B. 10 nghìn loài

C. 15 nghìn loài

D. 20 nghìn loài

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?

A. Miệng ở phía dưới.

B. Di chuyển bằng tua miệng.

C. Cơ thể dẹp hình lá.

D. Không có tế bào tự vệ.

Câu 6: Sứa di chuyển bằng cách

A. Di chuyển lộn đầu

B. Di chuyển sâu đo

C. Co bóp dù

D. Không di chuyển

Câu 7: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

A. (1): Khoang tiêu hóa; (2): dễ nổi; (3): tầng keo

B. (1): Khoang tiêu hóa; (2): dễ chìm xuống; (3): tầng keo

C. (1): Tầng keo; (2): dễ nổi; (3): khoang tiêu hóa

D. (1): Tầng keo; (2): dễ chìm xuống; (3): khoang tiêu hóa

Câu 8: Cơ thể sứa có dạng

A. Đối xứng tỏa tròn

B. Đối xứng hai bên

C. Dẹt 2 đầu

D. Không có hình dạng cố định

Câu 9: Sứa tự vệ nhờ

A. Di chuyển bằng cách co bóp dù

B. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt

C. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi

D. Không có khả năng tự vệ.

Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau

Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.

A. (1): mọc chồi; (2): tập đoàn; (3): khoang ruột

B. (1): phân đôi; (2): cụm; (3): tầng keo

C. (1): tiếp hợp; (2): cụm; (3): khoang ruột

D. (1): mọc chồi; (2): tập đoàn; (3): tầng keo

Câu 11: Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.

B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.

C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.

D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô?

A. Cơ thể hình dù.

B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

C. Luôn sống đơn độc.

D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 13: Sinh sản kiểu nảy chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.

B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Câu 14: Loài nào có khung xương đá vôi cứng chắc?

A. Hải quỳ

B. San hô

C. Sứa

D. Thủy tức

Câu 15: Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển?

A. San hô

B. Hải quỳ

C. Thủy tức

D. Sứa

Câu 16: Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.

B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng tỏa tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.

C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

Câu 17: Hải quỳ và san hô đều sinh sản

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính

C. Sinh sản vô tính và hữu tính

D. Tái sinh

Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Đáp án

Câu 1: DCâu 2: DCâu 3: CCâu 4: BCâu 5: ACâu 6: CCâu 7: CCâu 8: ACâu 9: C
Câu 10: ACâu 11: ACâu 12: BCâu 13: BCâu 14: BCâu 15: BCâu 16: CCâu 17: ACâu 18: C

Sau khi học xong lý thuyết Sinh học 7, mời các bạn kiểm tra kiến thức qua việc hoàn thành bài trắc nghiệm môn Sinh được xây dựng hệ thống theo chương trình học SGK tại VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng