Lý thuyết Tiếng Việt 4: Kể chuyện đã nghe đã đọc về lòng trung thực, tự trọng
Kể chuyện đã nghe đã đọc về lòng trung thực, tự trọng
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 4: Kể chuyện đã nghe đã đọc về lòng trung thực, tự trọng hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Kể chuyện, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.
Lý thuyết Tiếng Việt 4: Kể chuyện
I. Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng trung thực
1. Một số câu chuyện gợi ý về lòng trung thực
- Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng (Tô Hiến Thành trong “Một người chính trực”)
- Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi (Chú bé Chôm trong “Những hạt thóc giống)
- Không tham của người khác (chàng tiều phu trong “Ba lưỡi rìu”
2. Dàn bài
- Giới thiệu câu chuyện
+ Nêu tên câu chuyện
+ Cho biết em đã đọc hoặc nghe câu chuyện này ở đâu và vào dịp nào
- Kể thành lời:
+ Mở đầu câu chuyện
+ Diễn biến câu chuyện
+ Kết thúc câu chuyện
II. Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng
1. Tự trọng là gì?
- Tự: chính mình
- Trọng: tôn trọng
Vậy nên tự trọng là tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
Ví dụ: Quyết tâm vươn lên trong học tập, không chịu thua kém bạn bè; Sống bằng sức lao động của mình, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác.
2. Dàn bài
- Giới thiệu câu chuyện
+ Nêu tên câu chuyện
+ Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện
- Kể chuyện:
+ Mở đầu câu chuyện
+ Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự)
+ Kết thúc câu chuyện
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng Việt 4: Kể chuyện đã nghe đã đọc về lòng trung thực, tự trọng. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.