Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những bài cảm thụ văn học lớp 4

Những bài cảm thụ văn học lớp 4

Những bài cảm thụ văn học lớp 4 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh với nhiều bài làm văn hay về tả cây cối, tả con vật, tả đồ vật... hi vọng tài liệu học tốt môn tiếng việt lớp 4 này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn hoàn chỉnh sao cho hay hơn. Mời quý thầy cô, quý phụ huynh và các em tham khảo.

Những bài văn mẫu lớp 4

Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4

Bài 1:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con"

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nào em cho là đẹp nhất? Vì sao?

Bài làm

Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộ lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam. Thông qua đó, tác giả muốn bộ lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường"

Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con"

Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.

Bài 2:

"Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lóa , vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày"

(Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ)

Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?

Bài làm

Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hòa, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúc, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:

"Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây"

Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con cho tất cả mọi người:

"Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình yêu thương trang trải đêm ngày"

Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.

Bài 3:

"Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài"

(Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh)

Em hãy cho biết: Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?

Bài làm

Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng giống như những đứa trẻ tung tăng đùa vui, chảy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài:

"Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài"

Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần hiếu học của các bạn học sinh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
395
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm