Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết cho chúng ta thấy được những nội dung cơ bản có trong hiệp định Giownevơ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

Lời giải

Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

1. Hoàn cảnh kí hiệp định Giơnevơ

- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.

=> Chính phủ ta đã ký Hđ Giơnevơ về chấm dứt ctranh ở Đông Dương vào ngày 21/7/1954

2. Nội dung Hiện định

Hiệp định gồm 6 chương, 47 điều và 1 phụ bản, có nội dung chủ yếu như sau: Chính phủ Pháp tuyên bố thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; quân đội Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam; nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước; vạch giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự để tách lực lượng vũ trang các bên; quy định những biện pháp cho việc tập kết lực lượng của đôi bên; ngăn cấm phá hoại tài sản công cộng, trả thù và phân biệt đối xử, đồng thời bảo đảm quyền tự do lựa chọn vùng cư trú; cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí và phương tiện chiến tranh mới vào Việt Nam; hai bên Việt Nam không được tham gia bất kì một khối liên minh quân sự nào và không để dễ bị sử dụng gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một Cuộc chiến tranh xâm lược; trao trả tù binh và dân thường bị bắt và giam giữ trong chiến tranh.

Hiệp định là một nội dung được công nhận trong Tuyên bố chung ngày 21. 7.1954 của Hội nghị quốc tế về lập lại hoà bình ở Đông Dương họp ở Giơnevơ gồm đại diện các Chính phủ: Cămpuchia, Lào, Việt Nam dân chủ cộng hoà, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Mĩ, Pháp, Anh, Liên Xô chứng nhận bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và tổ chức kiểm soát và giám sát quốc tế việc thi hành Hiệp định; lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự và chỉ có tính chất tạm thời không thể coi đó là biên giới chính trị hoặc lãnh thổ; thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chứng nhận tuyên bố của Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam; xác định việc tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7.1956 có sự kiểm soát quốc tế để thống nhất Việt Nam.

Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên, trong một văn kiện pháp luật quốc tế, các quyền cơ bản của một dân tộc - độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được chính thức công nhận, đánh dấu một bước phát triển mới của công pháp quốc tế.

a. Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ

Lúc này, miền nam chưa đc giải phóng và.đất nước chưa được thống nhất. Cụ thể là việc xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết chuyển quân ở Việt Nam không phải vĩ tuyến 13 hay 16 theo phương án đấu tranh của Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17. Như vậy Việt Nam phải bỏ lại toàn bộ vùng giải phóng khu V và nhiều vùng tự do phía Nam vĩ tuyến 17 làm vùng tập kết, chuyển quân cho Pháp.

Với hiệp định này thì Lào mới chỉ đc 2 tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ giải phóng và quân tập kết ở đây, còn Campuchia chưa có vùng giải phóng nên lực lượng cách mạng phải giải thể. Hiệp định Giơnevơ đã quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia mà không có sự tham gia của các chính phủ kháng chiến của hai nước này.

Mỹ không chịu ràng buộc về mặt pháp lý, mà chỉ ra tuyên bố riêng tôn trọng hiệp định => Như vậy, các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương chưa được trọn vẹn. Về việc thi hành, trên thực tế Hiệp định Giơnevơ chỉ được thực hiện một phần: chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định. Bên cạnh đó, việc tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam đã không thể thực hiện do chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ. Chính vì vậy, một cuộc chiến tranh mới cũng bắt đầu.

b. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ

Hội nghị chứng nhận những bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam, và tổ chức sự kiểm soát quốc tế và sự giám sát việc thi hành những điều khoản của các Hiệp định đó.

Hội nghị hài lòng về việc chấm dứt chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam. Hội nghị tỏ lòng tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản ghi trong bản tuyên bố này và trong những Hiệp định đình chỉ chiến sự sẽ làm cho ba nước Cao Miên, Lào và Việt Nam từ nay có thể đảm nhận với độc lập và chủ quyền hoàn toàn vai trò của mình trong tập thể hoà bình của các nước.

Hội nghị chứng nhận những lời tuyên bố của hai Chính phủ Cao Miên và Lào về việc hai Chính phủ đó nguyện thi hành những biện pháp để cho tất cả mọi người công dân đều có được địa vị của mình trong tập thể dân tộc, nhất là bằng cách tham gia cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Cuộc tổng tuyển cử này sẽ tiến hành trong năm 1955 căn cứ vào hiến pháp của mỗi nước, theo phương pháp bỏ phiếu kín và trong sự tôn trọng những quyền tự do căn bản.

Hội nghị chứng nhận những điều khoản trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam về việc cấm đem vào Việt Nam quân đội và nhân viên quân sự ngoại quốc, cũng như tất cả các thứ vũ khí, đạn dược. Hội nghị cũng chứng nhận những lời tuyên bố của hai Chính phủ Cao Miên và Lào tỏ lòng kiên quyết sẽ chỉ yêu cầu viện trợ của nước ngoài về trang bị quân sự, nhân viên hoặc huấn luyện viên trong phạm vi cần thiết để bảo vệ lãnh thổ một cách có hiệu quả, và đối với nước Lào, thì chỉ đến mức độ đã quy định trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào.

Hội nghị chứng nhận những điều khoản trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam định rằng không được thành lập một căn cứ quân sự nào của một nước ngoài trong những vùng tập hợp của đôi bên. Đôi bên có nhiệm vụ không để những vùng được trao cho mình tham gia bất cứ một khối liên minh quân sự nào và dùng vào việc gây lại chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược. Hội nghị cũng chứng nhận những lời tuyên bố của hai chính phủ Cao Miên và Lào nói rằng hai Chính phủ đó sẽ không ký kết bất cứ một Hiệp định nào với nước khác nếu Hiệp định đó buộc họ phải tham gia vào một khối liên minh quân sự không phù hợp với những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc, riêng đối với nước Lào, không phù hợp với những nguyên tắc của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào, hoặc nếu Hiệp định đó buộc họ phải lập những căn cứ cho những lực lượng quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Cao Miên hoặc Lào, khi mà an ninh của hai nước không bị đe doạ.

Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự, và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ. Hội nghị tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản định trong bản tuyên bố này và trong những Hiệp định đình chỉ chiến sự tạo ra cơ sở cần thiết để giải quyết vấn đề chính trị ở Việt Nam trong một thời gian ngắn.

Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện lên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín.

Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết, và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956, dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.

Phải triệt để thi hành những điều khoản trong Hiệp định đình chỉ chiến sự nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người và nhất là phải để cho tất cả mọi người ở Việt Nam tự do lựa chọn vùng mình muốn sinh sống.

Những nhà đương cục có thẩm quyền ở vùng Bắc và vùng Nam Việt Nam, cũng như ở Lào và Cao Miên không được dung thứ những hành động báo thù cá nhân hoặc tập thể đối với những người đã hợp tác, bất cứ dưới hình thức nào, với một trong hai bên trong thời gian chiến tranh, hoặc đối với gia đình những người đó.

Hội nghị chứng nhận lời tuyên bố của Chính phủ Pháp nói rằng Chính phủ Pháp sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ Cao Miên, Lào và Việt Nam theo lời yêu cầu của những chính phủ có liên quan và trong một thời hạn do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp mà do sự thỏa thuận giữa hai bên, một số quân đội Pháp có thể ở lại những điểm nhất định, trong một thời gian nhất định.

Hội nghị chứng nhận lời tuyên bố của Chính phủ Pháp nói rằng Chính phủ Pháp, trong sự giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến việc lập lại và củng cố hòa bình ở Cao Miên, Lào và Việt Nam, sẽ căn cứ trên sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Cao Miên, Lào và Việt Nam.

Trong quan hệ với Cao Miên, Lào và Việt Nam, mỗi nước tham gia Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những nước trên và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó.

Các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ thỏa thuận sẽ hỏi ý kiến nhau về mọi vấn đề do Ban Giám sát và kiểm soát quốc tế chuyển tới, nhằm nghiên cứu những biện pháp tỏ ra cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng những Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam.

3. Ý nghĩa khi hiệp định Giơnevơ được kí kết

- Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.

- Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nd ta, miền Bắc được giải phóng.

- Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 12, Tiếng Anh lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 721
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm