Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả người của Nguyễn Du trong truyện Kiều

Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả người của Nguyễn Du trong truyện Kiều là tài liệu học tốt Ngữ văn 9, giúp các bạn có thêm tài liệu học tập khi nghiên cứu tác phẩm, tài liệu ôn thi cuối học kì 2 Ngữ văn 9 cũng như ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn.

Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả người của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Lấy hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân để chứng minh.

Về nội dung tư tưởng của Truyện Kiều thì có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng về nghệ thuật thì xưa nay mọi người đều thống nhất là đạt tới mức tuyệt diệu.

Người ta khen bút pháp nghệ thuật quán triệt từ đầu đến cuối truyện, khen lối phục bút của Nguyễn Du. Người ta khen đủ loại văn của Nguyễn Du, từ tự sự, đối thoại đến tả cảnh, tả người, lối nào ra lối ấy, mà bao giò cũng tự nhiên, gãy gọn, thấu tình đạt lí, sinh động như cuộc sống muôn màu nhưng lại thực hơn cả hiện thực.

Bút pháp tả cảnh, tả người của Nguyễn Du cũng vẫn theo truyền thông có sẵn trong văn chương như ước lệ hoặc tả cảnh ngụ tình. Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nồi bật tâm trạng. Nhiều khi tác giả không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà thông qua miêu tả cảnh vật để gợi lên tâm trạng. Tơ liễu bóng chiều thướt tha là nỗi vấn vương trong lòng Thúy Kiều và Kim Trọng ở buổi đầu gặp gỡ. Cảnh trời đất tối sầm. Đùng đùng gió giục mây vần là tâm trạng đau khổ, hãi hùng của Thúy Kiều lúc bị bắt buộc rời bỏ những người thân yêu, rời bỏ quãng đời êm đềm, trong sáng để dấn thân vào quàng đời gió bụi. Cùng một vầng trăng diễn tả không biết bao nhiêu tâm trạng. Trăng đêm Thúy Kiều gặp gỡ, thề nguyền với Kim Trọng ở vườn Thúy tròn đầy, đẹp đẽ:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời.

Trăng hiu quạnh đêm chia tay với Thúc Sinh:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Trăng vô hồn, nhạt nhẽo chốn lầu xanh:

Lần thâu gió mát trăng thanh.

Trăng lạnh lẽo, hãi hùng trong đêm Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư …

Cảnh vật trong Truyện Kiều cũng là một “nhân – vật” luôn luôn hiện diện, một nhân vật im lặng nhưng thấu hiểu tâm trạng con người. Chúng ta hãy lấy đoạn trích Cảnh ngày xuân làm ví dụ để chứng minh rằng nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt. đến trình độ điêu luyện. Nhắc đến mùa xuân là nhắc tới hình ảnh của chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong xanh, cao rộng:

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Câu thơ trên còn mang ý nghĩa chỉ thời gian. Ngày xuân thấm thoắt qua mau. Tháng giêng, tháng hai đã hết. Bước sang tháng ba với tiết Thanh minh tảo mộ, đâu đâu cùng tràn ngập màu sắc, ngời ngời sức sống của mùa xuân:

Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Tưởng chừng như màu xanh bát ngát của cỏ non nối liền với sắc xanh vời vợi của bầu trời làm mát mắt và mát cả tâm hồn khách du xuân. Trên cái nền tươi xanh ấy nồi bật lên sắc trắng tinh khôi của mấy đóa hoa lê vừa nở. Nguyễn Du tỏ ra nắm rất vững nghệ thuật hội họa. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mà ông miêu tả có xa và gần, cao và thấp, có diện và điểm, có động và tình… Màu sắc vừa tương phản vừa hài hòa. Đường nét thanh tú, uyển chuyên, hình ảnh đẹp đè có khả năng gợi tả, gợi cảm cao. Chỉ bằng hai câu thơ lục bát mà thi hào đã thế hiện được một cách thần tình sức sông mạnh mẽ của mùa xuân. Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du đã dệt nên bức tranh xuân tuyệt mĩ bằng ngôn ngữ thơ ca. Quả đúng là “thi trung hữu họa”.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 9

    Xem thêm