Phân tích Tôi đi học

Bài Phân tích chi tiết, ngắn gọn văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) lớp 8 được soạn nhằm giúp quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo để giảng dạy và học tập tốt môn Ngữ văn 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 8, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 8.

Bài phân tích chi tiết Tôi đi học (Thanh Tịnh) đã trình bày các kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm. Ngoài ra phân tích rõ các luận điểm và đưa ra các chi tiết, hình ảnh minh họa, cũng như làm rõ các đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao phép với mục đích thương mại.

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

I. Tìm hiểu chung truyện Tôi đi học

1. Tác giả: Thanh Tịnh (1911 – 1988)

- Tên khai sinh: Trần Văn Ninh.

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, thành phố Huế (ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của nhà văn).

- Cuộc đời: không nhiều biến động – từ năm 1933 bắt đầu đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học, và bắt đầu viết văn, làm thơ.

- Sự nghiệp văn chương:

  • Sức viết tốt, bền bỉ, sáng tác được ở nhiều thể loại (truyện ngắn, thơ, ca dao…)
  • Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Hận chiến trường, tập truyện ngắn Quê mẹ, ca dao Sức mồ hôi, tập truyện ngắn Ngậm ngải tìm trầm, tập truyện ngắn Những giọt nước biển…

- Phong cách sáng tác:

  • Các tác phẩm toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
  • Mang đậm chất Huế (thơ mộng, trữ tình nhưng cũng trầm lắng, da diết).

- Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2007)

2. Tác phẩm: Tôi đi học

- In trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.

- Thể loại: truyện ngắn.

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm (trong đó tự sự là phương thức biểu đạt chính).

- Bố cục: gồm có 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu … hôm nay tôi đi học: Khởi nguồn của nỗi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi.
  • Phần 2: Tôi không lội qua sông … lướt ngang trên ngọn núi: Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi trên đường đến trường.
  • Phần 3: Trước sân trường làng … xa mẹ tôi chút nào hết: Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trên sân trường, và phải chia xa mẹ để vào lớp học.
  • Phần 4: Phần còn lại: Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi ở trong lớp học.

II. Đọc – hiểu văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh)

1. Khởi nguồn của nỗi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi

- Thời gian: cuối thu – hằng năm à Nỗi nhớ diễn ra thường xuyên vào khoảng thời gian nhất định, liên tục, không dừng lại trong suốt bao năm cuộc đời.

- Không gian: hòa nhập giữa không gian của hiện tại (nhân vật tôi đang ngồi nhớ lại) và không gian của quá khứ (buổi tựu trường đầu tiên):

  • Lá ngoài đường rụng nhiều; trên không có những đám mây bàng bạc;
  • Buổi mai đầy sương thu và gió lạnh;
  • Những đứa trẻ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đi đến trường.

- Cảm xúc nhân vật tôi: tác giả sử dụng:

  • Nhiều từ láy: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã… thể hiện những cảm xúc cụ thể, trong sáng, mãnh liệt trào dâng trong tâm hồn trẻ thơ lần đầu đến trường.
  • So sánh tình cảm với những hình ảnh mơ hồ (… như những cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng) thể hiện những tình tự khó có thể diễn đạt thành lời của một cậu bé lần đầu tiên bước vào thế giới mới.

→ Chính trong không gian, thời gian như vậy, quá khứ về buổi tựu trường với bao cảm xúc khó tả đã hiện về trong tâm tưởng của nhân vật tôi.

2. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi trên đường đến trường

- Nhân vật tôi bắt đầu cảm thấy mình thay đổi, không còn là đứa trẻ của ngày hôm qua nữa. Cậu tự thấy mình đã lớn hơn, cần phải nghiêm túc hơn:

  • Cùng mẹ đến trường – thay vì lội sông thả diều, ra đồng nô đùa.
  • Cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong bộ trang phục áo vải dù đen.
  • Thèm được tự tin, chững chạc như những cậu học sinh cũ
  • Nỗ lực tự cầm sách vở, và muốn được tự mang hết các món đồ trên tay mẹ.

→ Những thay đổi mong manh trong mạch cảm xúc, suy nghĩ ấy chính là những viên gạch đầu tiên, giúp tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt sau này trong nhân vật tôi.

3. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trên sân trường, và phải chia xa mẹ để vào lớp học

a. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc khi nhân vật tôi đứng trên sân trường.

- Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ trước sự oai nghiêm, to lớn của ngôi trường:

  • Trước khi đi học: Chỉ thấy sạch sẽ, cao ráo hơn các nhà trong làng.
  • Hiện tại (đi học buổi đầu tiên): Trường xinh xắn, oai nghiêm như đình làng

→ Cảm thấy ngôi trường sân rộng, mình cao hơn hẳn những lần nhìn thấy trước đây.

→ Từ so sánh ngôi trường với những ngôi nhà bình thường, chuyển sang so sánh với đình làng thể hiện sự thay đổi trong nhân thức của nhân vật tôi về trường học.

→ Nhân vật tôi cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, lo sợ trước ngôi trường – cảm xúc thường tình khi bắt đầu một con đường mới, một hành trình mới.

- Cảm thấy lo sợ, ngập ngừng, chơ vơ khi chuẩn bị vào lớp và thèm muốn được tự nhiên như những học trò cũ:

  • Mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hoặc bước nhẹ.
  • So sánh với những chú chim non lần đầu tập bay: Vừa muốn bay ra bầu trời rộng lớn - muốn hòa nhập vào ngôi trường; Vừa ngập ngừng, e sợ - trước không gian xa lạ.

- Cảm thấy e ngại, bẽn lẽn khi xếp hàng vào lớp:

  • Sử dụng nhiều từ láy để thể hiện sự ngập ngừng, xen lẫn e ngại của những cậu học trò lần đầu đến lớp: vụng về, lúng túng, chơ vơ, dềnh dàng, run run…
  • Các chi tiết miêu tả rõ nét, đáng yêu: muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run lên, hai chân cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi…
  • Sử dụng các câu kể ngắn, liên tiếp nhau: tạo sự liên tục trong hành động của các cậu học trò, không hề đứng yên nhưng cũng không phải là đang tiến tới. Thành công khắc họa một kỉ niệm giở khóc giở cười.

- Cảm thấy lúng túng, giật mình khi đứng trước mặt ông Đốc chờ vào lớp:

  • Cảm thấy quả tim như ngừng đập khi nghe ông Đóc đọc tên từng người;
  • Giật mình và lúng túng khi nghe tên mình được đọc lên;
  • Cảm thấy ngày càng lúng túng hơn khi được mọi người nhìn chăm chú.

b. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc khi nhân vật tôi phải chia xa mẹ để vào lớp.

- Việc phải rời xa mẹ không phải là lần đầu tiên của nhân vật tôi (từng cùng bạn đi chơi cả ngày ở đồng làng khác), và cũng không hề bất ngờ. Tuy nhiên, lại đem lại những cảm xúc mãnh liệt trong lòng nhân vật tôi:

  • Tự nhiên thấy nặng nề một cách kì lạ
  • Từ từ bước ra sân rồi quay lại nhìn người thân với ánh mắt đầy lưu luyến
  • Quay lại, dúi đầu vào lòng mẹ bật khóc nức nở.

→ Những cảm xúc này vô cùng chân thật đối với mỗi học trò trong buổi học đầu tiên, bởi từ đây các em thực sự xa rời vòng tay bố mẹ để bắt đầu một chặng đường mới, với nhiều khó khăn và thử thách.

4. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi ở trong lớp học

- Tác giả sử dụng các hình ảnh đối lập trong không gian lớp học, thể khắc họa những cảm xúc mới lạ, không rõ lý do mà đến chính nhân vật tôi cũng khó tin được:

  • Rõ ràng lớp học cũng không có để thêm gì đặc biệt – nhưng cảm thấy có mùi hương lạ đang lan tỏa.
  • Bức hình treo trên tường không biết là gì – nhưng cảm thấy hay hay.
  • Bộ bàn ghế của lớp học – nhưng tự lạm nhận là vật riêng của mình.
  • Một người bạn ngồi cạnh lần đầu tiên gặp – nhưng không cảm thấy xa lạ, mà lại thấy quyến luyến vô cùng.

→ Những cung bậc cảm xúc, suy nghĩ tưởng như khó tin ấy chính là những cảm xúc rất thường tình của bất kì cậu học trò nào trong buổi đầu vào lớp học.

- Sự xung đột, giao thoa cuối cùng để nhân vật tôi thực sự tạm biệt quá khứ, bước vào tương lai: tác giả sử dụng hình ảnh cánh chim để ẩn dụ cho quá khứ của nhân vật tôi – những ngày tháng suốt ngày rong chơi, không phải lo nghĩ gì:

  • Hình ảnh cánh chim đậu lại bên cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè – là lời tạm biệt của nhân vật tôi dành cho quá khứ.
  • Hình ảnh cánh chim cất cánh bay cao – là sự rời xa mãi, không trở về của tuổi thơ rong chơi cùng bạn bè. Tuy rất đẹp và rực rỡ nhưng cũng đến lúc phải tạm biệt.

→ Cuối cùng, âm thanh của tiếng phấn (hình ảnh ẩn dụ cho hiện tại, cuộc sống học tập) đã che đi, lấn át âm thanh của tiếng chim hót (hình ảnh ẩn dụ cho quá khứ).

→ Thành công gọi trở lại tâm hồn đang thèm thuồng nhớ về những ngày rong chơi trên khắp cánh đồng làng của nhân vât tôi.

→ Từ đây, cậu chính thức trở thành một cậu học trò (cả về thực tế, cả về trong suy nghĩ, tâm tưởng).

5. Hình ảnh người lớn trong tác phẩm

- Tuy không được miêu tả nhiều, nhưng hình ảnh những người lớn xuất hiện trong tác phẩm đều toát lên sự yêu thương trìu mến, và ngập tràn hi vọng về một thế hệ tương lai:

  • Ông Đốc: Nhìn học trò bằng ánh mắt hiền từ và cảm động; Nói chuyện chậm rãi, từ tốn, bao dung
  • Những người mẹ, người cha đưa con đến trường: Kiên nhẫn, dịu dàng đưa các con đến trường, chờ đợi các con vào lớp; Chuẩn bị chu đáo những dụng cụ, hành trang cho các con (trang phục, sách vở, bút thước…)
  • Những người đi đường: dừng lại để nhìn vào các em học sinh.
  • Thầy giáo: với gương mặt tươi cười, kiên nhẫn đứng ở cửa để chờ đợi và chào đón các em học sinh.

→ Qua đó, chúng ta thấy được sự quan tâm tràn đầy yêu thương của cả xã hội dành cho những học sinh – thế hệ tương lai của tổ quốc.

III. Tổng kết tác phẩm Tôi đi học

1. Nghệ thuật

- Sử dụng nhiều từ láy và các hình ảnh so sánh, ẩn dụ gợi hình, gợi cảm

- Truyện được kể theo dòng hồi tưởng, với cảm xúc, góc nhìn của nhân vật tôi tạo nên sự chân thực, truyền cảm, cuố hút người đọc trong từng câu văn.

- Sử dụng các chi tiết một cách tinh tế, có chọn lọc để miêu tả, khơi gợi được những rung động, cảm xúc tinh vi, mong manh nhất.

2. Nội dung

Kể về kỉ niệm trong sáng, đầy ý nghĩa của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên – kỉ niệm luôn luôn được khắc ghi trong miền kí ức của mỗi người.

Trên đây đã Phân tích Tôi đi học chi tiết. Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm rất nhiều tài liệu, đề học kì I lớp 8 trắc nghiệm từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn (Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học...). Hy vọng rằng các tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc học tập và rèn luyện của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao  trong kì thi sắp đến!

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
12 4.299
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 8

    Xem thêm