Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 17 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 30/3)

Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 17 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 30/3) môn Toán, Tiếng việt chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố lại các kiến thức đã học trong thời gian nghỉ dịch bệnh. Mời các em tham khảo làm tại nhà.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Câu 1. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 4km 32m = ................. m là:

A. 4320

B. 40032

C. 432

D. 4032

Câu 2. Một hình chữ nhật có diện tích 2400cm2, chiều dài 80 cm. Chiều rộng hình chữ nhật đó là:

A. 20cm

B. 30cm

C. 80cm

D. 100cm

Câu 3. Một người nuôi 40 con thỏ. Sau khi bán số con thỏ, người đó nhốt đều số thỏ còn lại vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuồng nhốt mấy con thỏ?

A. 6 con thỏ

B. 4 con thỏ

C. 5 con thỏ

D. 32 con thỏ

Câu 4. Kết quả của phép chia 13800 : 24 là:

A. 557

B. 575

C. 455

D. 475

Câu 5: Cho hình bình hành có diện tích là 312m2, đáy là 24m. chiều cao hình bình hành là:

A. 17m

B. 30m

C. 37m

D. 13m

Câu 6. Tổng của 4 số là 130. Trung bình cộng của 3 số đầu là 40. Hỏi số thứ tư bằng bao nhiêu?

A. 10

B. 30

C. 40

D. 90

Câu 7.

Hình bên có số đoạn thẳng là:

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4

A. 16 đoạn

B. 13 đoạn

C. 15 đoạn

D. 18 đoạn

Câu 8. Số lớn nhất có 5 chữ số mà tổng của các chữ số bằng 27 là:

A. 98 765

B. 98 730

C. 99 900

D. 99 999

Câu 9. Cho : 9 tấn 6 yến = …kg. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 9060

B. 9006

C. 960

D. 906

Câu 10. Thông có nhiều hơn Minh 12 hòn bi. Thông phải cho Minh mấy hòn bi để hai bạn có số bi bằng nhau là:

A. 12 hòn bi

B. 2 hòn bi

C. 6 hòn bi

D. 10 hòn bi

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng việt

NIỀM TIN CỦA TÔI

Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “ lên rừng, xuống biển” . Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.

Cuối khóa học , thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó.

Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi:

- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi !

Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:

- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?

- Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua ( Hacourt).

Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi …

- Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.

- Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.

- Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.

Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.

Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.

Nhã Khanh

1. Luyện đọc: Em hãy đọc 3 lần bài “ Niềm tin của tôi”.

2. Luyện viết: Em hãy viết lại bài “Niềm tin của tôi” vào vở đoạn : từ đầu đến “ khi nghe yêu cầu đó”

3. Luyện đọc hiểu và Luyện từ và câu: Em hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Tại sao tác giả tham gia lớp học rèn kỹ năng sáng tác?

A. Nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.

B. Yêu thích việc viết lách.

C. Nghĩ rằng công việc viết lách thật khó

D. Yêu thích viết lách nhưng nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.

Câu 2: Tác giả trong câu chuyện gặp khó khăn gì khi viết tiểu luận?

A. Đề bài ra quá khó nên không biết triển khai đề tài như thế nào.

B. Nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.

C. Có quá ít thời gian dành cho việc viết bài.

D. Nghĩ rằng viết mười lăm trang như thế là quá khó.

Câu 3: Điều gì đã khiến tác giả hoàn thành bài luận?

A. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ.

B. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ.

C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên.

D. Nghiên cứu, đọc sách báo, xem ti vi

Câu 4: Điều gì đã khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn?

A. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên.

B. Một giải thưởng lớn sau khi viết bài tiểu luận.

C. Năng lực của chính tác giả.

D. Tác giả học ở trường lớp.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời động viên chân thành của mình.

B. Hãy luôn khen người khác mặc dù người ta không đáng khen.

C. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.

D. Luôn tạo niềm vui cho người khác.

Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.

B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng

C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn

D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.

Câu 7. Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có mấy tính từ?

A. Một tính từ.

B. Hai tính từ.

C. Ba tính từ.

D. Bốn tính từ.

Câu 8.Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là các từ ghép?

A. Chân thành, thăm thẳm, thật tình.

B. Chân thật, thật sự, chân chất.

C. Thăm thẳm, chân chất, thật thà.

D. Thật tình, thật sự, thật thà.

Câu 9. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Rồi cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; đoàn thuyền với những cánh buồm ngược xuôi; là trời trong xanh và cao vút.

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Đánh dấu từ được dùng với nghĩa đặc biệt.

D. Dẫn ý nghĩ của nhân vật.

Câu 10. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì?

Nó học giỏi đến mức được xếp “thứ nhất” từ dưới lên.

A. Đánh dấu những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Dẫn nguyên văn lại một đoạn văn

C. Dẫn lời nói, ý nghĩ của nhân vật

D. Dẫn lời nói, ý nghĩ của nhân vật và đánh dấu những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

4. Luyện Tập làm văn: Em hãy viết vào vở đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu kể về một việc em đã làm tốt nhờ có sự động viên của bố mẹ, thầy cô hoặc bạn bè.

Đề thi, ôn tập giữa học kì 2 lớp 4

Phiếu ôn tập lớp 4 khác

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4 số 17 - Nghỉ dịch Corona giúp các em học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà dịch bệnh do virus Corona, tránh mất kiến thức khi học lại. Các dạng bài tập, phiếu bài tập, đề ôn tập thường xuyên được cập nhật mới nhất theo các môn trên VnDoc.com

Đánh giá bài viết
161 12.369
Sắp xếp theo

    Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời

    Xem thêm