Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn lớp 8 bài Tóm tắt văn bản tự sự

Soạn bài: Tóm tắt văn bản tự sự

Soạn văn bài Tóm tắt văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về khái niệm, cách sừ dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tóm tắt văn bản tự sự là gì?

Tóm tắt văn bản nói chung, tóm tắt văn bản tự sự nói riêng là việc làm xuất phát từ nhu cầu thực tế. Trong cuộc sống, nhiều trường hợp chúng ta muốn thông báo ngắn gọn nội dung một sự việc, một câu chuyện nào đó đã được biết cho người khác. Khi ấy, chúng ta cần đến thao tác tóm tắt.

Để thông báo những nội dung chính của một văn bản tự sự nào đó đến người khác, chúng ta cần đến thao tác tóm tắt văn bản tự sự.

Có thể hiểu ngắn gọn: Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự

a) Văn bản tóm tắt phải đảm bảo những yêu cầu nhất định

Văn bản sau đây kể lại nội dung của văn bản nào?

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thuỷ Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Gợi ý: Văn bản trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh;

So sánh văn bản trên với văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và tự rút ra nhận xét về đặc điểm của văn bản tóm tắt.

Gợi ý:

  • So sánh nội dung của văn bản trên với nội dung của văn bản gốc.
  • So sánh về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc,... giữa văn bản trên với văn bản gốc.

Văn bản tóm tắt phải đảm bảo giữ được nội dung chính của văn bản gốc: nhân vật chính, sự việc chính. Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của người tóm tắt; lời văn của văn bản tóm tắt phải ngắn gọn. Tóm lại, văn bản tóm tắt truyền tải trung thành nội dung (sự việc, nhân vật) chính của tác phẩm trong một dung lượng ngắn hơn nhiều so với dung lượng của văn bản gốc.

b) Các bước tóm tắt một văn bản tự sự:

  • Đọc văn bản, xác định chủ đề (việc xác định chủ đề văn bản sẽ quyết định việc lựa chọn nhân vật, sự việc,...)
  • Xác định nội dung chính cần tóm tắt:
    • Nhân vật chính;
    • Sự việc chính;
  • Sắp xếp nhân vật, sự việc theo trật tự nhất định, phản ánh trung thành câu chuyện được kể trong văn bản gốc;
  • Viết bằng lời văn của mình nội dung cần tóm tắt.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Kiểm tra xem những sự việc dưới đây đã đảm bảo đầy đủ những sự việc chính của truyện ngắn Lão Hạc chưa?

(1) Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại "cậu Vàng".

(2) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

(3) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.

(4) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.

(5) Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó.

(6) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.

(7) Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội.

(8) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.

(9) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

Gợi ý: Đọc lại truyện ngắn Lão Hạc. Ghi lại những sự việc chính của câu chuyện. Các sự việc đã được liệt kê đầy đủ ở trên.

Lưu ý: có những sự việc, nhân vật không được liệt kê vì không quyết định chủ đề của câu chuyện (chẳng hạn: chuyện bán sách của ông giáo, người vợ ông giáo). Các sự việc và nhân vật được xem là đầy đủ khi chúng ta tóm tắt một văn bản tự sự nào đó nghĩa là nếu thiếu đi một trong số đó thì chủ đề của truyện sẽ bị sai lệch đi. Với chủ đề: số phận bi thương của lão Hạc - người nông dân trong xã hội cũ, 9 sự việc trên đã đủ để viết một văn bản tóm tắt.

2. Trật tự sắp xếp các sự việc từ (1) đến (9) như trên đã chính xác chưa? Nếu chưa, hãy sắp xếp lại cho đúng.

Gợi ý: Một trong những thao tác quan trọng khi tóm tắt văn bản tự sự là khi đọc văn bản ta phải lưu ý ghi lại những sự việc của cốt truyện theo đúng trình tự xuất hiện của nó trong câu chuyện. Trình tự diễn biến của câu chuyện được kể chứ không phải là trình tự của các sự việc trong lời kể. Như vậy, trình tự hợp lí của các sự việc trong câu chuyện về số phận lão Hạc sẽ là (2)-(1)-(4)-(3)-(6)-(5)-(8)-(7)-(9). Nếu là trình tự sự việc theo lời kể thì mở đầu truyện đã là sự việc (4), truyện ngắn này được kể theo lời kể của ông giáo - nhân vật của truyện và theo hồi ức của lão Hạc.

3. Dựa theo trình tự các sự việc chính đã xác định được, bằng lời văn của mình, hãy viết văn bản tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc.

4. Hãy tóm tắt văn bản trích Tức nước vỡ bờ.

Gợi ý: Thực hiện theo trình tự các bước: đọc lại đoạn trích, ghi lại những nhân vật, sự việc chính và sắp xếp theo trật tự hợp lí, viết thành văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

Các nhân vật chính: chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.

Các sự việc chính:

  • Chị Dậu vừa múc bát cháo lên cho chồng ăn, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói;
  • Chị Dậu khẩn thiết van xin hai tên tay sai vì chồng mình vừa ốm nặng nhưng không được mà còn bị cai lệ đánh;
  • Tức quá, chị Dậu vùng lên quật ngã cả hai tên tay sai.

Chú ý: Trong văn bản tóm tắt, cần làm nổi bật sự đối kháng giữa cai lệ và chị Dậu, sức mạnh phản kháng của chị Dậu.

5. Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em hãy thử tóm tắt hai văn bản này và cho biết tại sao lại như vậy.

Gợi ý: Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ tuy là văn bản tự sự nhưng giàu tính trữ tình. Đối với văn bản tự sự, sự việc là quan trọng, kể chuyện là kể những sự việc và nhân vật trong sự việc. Đối với văn bản trữ tình, tình cảm, cảm xúc là quan trọng, sự việc chỉ là cái cớ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Trong hai văn bản trên, vẫn có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn nhiều vào việc diễn tả dòng cảm xúc, những suy nghĩ của nhân vật. Hơn nữa, trong lời kể, các sự việc lại xuất hiện không theo như câu chuyện xảy ra trong thực tế, thời gian liên tục đảo ngược theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan cài, hoán đổi trình tự nên rất khó sắp xếp cho đúng mạch diễn biến. Điều này là bình thường đối với tác phẩm tự sự hiện đại, nhất lại là những tác phẩm giàu tính trữ tình.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Tóm tắt văn bản tự sự bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Tóm tắt văn bản tự sự

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 8

    Xem thêm