Soạn Công nghệ 6: Giữ gìn vệ sinh nhà ở VNEN
Soạn công nghệ lớp 6: Giữ gìn vệ sinh nhà ở VNEN
Soạn công nghệ lớp 6: Giữ gìn vệ sinh nhà ở VNEN bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Ngữ Văn lớp 6 tập 1 trang 18 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Công nghệ 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
A. Hoạt động khởi động Công nghệ lớp 6 VNEN bài 3
Liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
2. Tác hại của việc không giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp như thế nào?
3. Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi:
a, Đến một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp
b, Được học tập ở một ngôi trường sạch đẹp, ngăn nắp.
4. Làm thế nào để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Đáp án
1. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp tức là mọi đồ đạc được sắp xếp rất chỉn chu gọn gàng. Thuận tiện cho việc lau chùi và quét dọn. Không có đồ không sử dụng đến được bỏ ra ngoài.
2. Việc không sắp xếp, giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp mang đến rất nhiều tác hại như:
Khi cần không thấy được đồ mình muốn dùng
Mất nhiều thời gian công sức dọn dẹp
Làm mất mĩ quan của ngôi nhà
Gây mất diện tích sử dụng
Cuối cùng có thể gây nên nhiều bệnh tật truyền nhiễm nguy hiểm như: sốt xuất huyết....
3.
a. Khi đến một ngôi nhà sạch sẽ ngăn nắp đầu tiên sẽ cảm thấy rất thoải mái, an tâm. Và càng sau đó thì càng muốn ở lâu hơn.
b. Được học tập dưới một ngôi trường sạch sẽ ngăn nắp sẽ có thêm nhiều sáng kiến hay. Cảm thấy yêu trường lớp hơn và từ đó có nhiều kết quả tốt.
4. Để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp thì chúng ta nên xác định món đồ nào là cần thiết nên dùng, món đồ nào không cần thì cất gọn gàng. Sau đó, thường xuyên lau chùi dọn dẹp để đảm bảo vệ sinh cho ngôi nhà. Bố trí theo từng khu vực thật hợp lí.
B: Hoạt động hình thành kiến thức Công nghệ lớp 6 VNEN bài 3
1. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
a. Đọc thông tin
b. Thực hiện nhiệm vụ
Chọn một trong những từ/ cụm từ sức khỏe, chăm sóc, sạch đẹp, tiết kiệm, vẻ đẹp, môi trường để điền vào chỗ chấm cho thích hợp
Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là ngồi nhà có (1).... sống luôn luôn (2)... thuận tiện và khẳng định có sự ... (3) giữ gìn bởi con người.
Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để: đảm bảo (4)... cho các thành viên trong gia đình ... (5)... thời gian khi tìm vật dụng và làm tăng ... (6).. của nhà ở.
Bài làm:
(1) môi trường
(2) sạch đẹp
(3) chăm sóc
(4) sức khỏe
(5) tiết kiệm
(6) vẻ đẹp
Trả lời các câu hỏi sau:
· Quan điểm của Nam về việc dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp là gì? Quan điểm này đúng hay sai?
· Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp có những ưu điểm thuận lợi gì?
· Nhà ở bừa bộn, mất vệ sinh có những nhược điểm, tác hại gì?
Bài làm:
· Quan điểm của Nam là "tiện đâu vứt đấy" không có chỗ cố định để bảo quản đồ đạc của mình. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
· Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp có ưu điểm là:
Tạo không gian sống sạch sẽ và ngăn nắp
Tiết kiệm tối đa thời gian công sức để tìm đồ đạc
Giữ gìn sức khỏe cho các thành viên gia đình
· Nhà ở bừa bộn có tác hại :
Gây mất thẩm mỹ vẻ đẹp cho ngôi nhà
Mất thời gian dọn dẹp và tìm kiếm đồ đạc
Ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi
· Em có nhận xét gì về sự đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp của nhà ở trong các hình ảnh này?
· Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lộn xộn, thiếu vệ sinh của nhà ở là do thiên nhiên, con người hay điều kiện kinh phí?
Bài làm:
· Các hình A, D, E, H là đảm bảo ngăn nắp vệ sinh. Các hình còn lại đều thể hiện lối sống cẩu thả thiếu ngăn nắp, gọn gàng.
· Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lộn xộn, thiếu vệ sinh của nhà ở chủ yếu xuất phát từ ý thức con người. Không phải cứ giàu có là sẽ gọn gàng. Con người có thể biến những thứ rất đơn sơ giản dị trở nên thật ngăn nắp và trật tự được.
Ghép mỗi Đặc điểm với một nội dung kết quả ở bảng sau thành từng cặp cho phù hợp
Suy nghĩ và rút ra các kết luận về:
· Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
· Tại sao cần phải giữ cho nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp?
Đáp án
· Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là các món đồ được bố trí hượp lí, giup cho người dùng có thể tìm đồ đạc một cách nhanh chóng thuận tiện. Đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
· Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp vì:
Tiết kiệm diện tích cho không gian sống
Dễ dàng tìm kiếm đồ đạc
Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên
2. Giữ gìn trường, lớp sạch sẽ
Quan sát hình 7
Trả lời các câu hỏi
· Hãy kể những việc mà học sinh nên làm để góp phần giữ gìn trường lớp sạch sẽ, ngăn nắp?
· Hãy kể những việc mà học sinh không nên làm để giữ gìn trường lớp sạch sẽ ngăn nắp?
Đáp án
· Lau dọn bảng bàn ghế gọn gàng. Dọn rác quanh khu vực lớp học và trường học. Thường xuyên lau chùi vệ sinh phòng ốc, nhổ cỏ.
· Học sinh không nên vứt giấy rác bừa bãi xung quanh khu vực lớp học và sân trường.
C. Hoạt động luyện tập Công nghệ lớp 6 VNEN bài 3
Trong góc học tập có các bộ gồm 10 thẻ chữ có nội dung như sau:
1. Mỗi nhóm lấy một bộ gồm 10 thẻ, thảo luận rồi đặt các thẻ chữ ô nên làm hoặc không nên làm trong bảng sau sao cho phù hợp với việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
Bài làm:
· Nên làm:
Sắp xếp đồ đạc hợp lí
Cất đồ đạc vào chỗ cũ sau khi dùng xong
Gấp gọn chăn màn sau khi ngủ dậy
Quét mạng nhện trên tường, trần nhà
Quét dọn nhà thường xuyên
Rửa nồi trước khi nấu, rửa bát đũa sau khi ăn
Khi nhàn rỗi thì gấp chăn màn gọn gàng
· Không nên làm
Quét nhà xong có thể dồn rác vào góc phòng
Để đồ đạc không cần thiết dưới gầm giường
Để quần áo đang mặc dở trên giường, thành ghế
2. Trao đổi về những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn nhà ở, trường lớp ngăn nắp sạch sẽ
Bài làm:
Nhà ở cũng giống như trường lớp học càng gọn gàng ngăn nắp bao nhiêu thì con người càng tiết kiệm thời gian công sức tìm kiếm đồ đạc bấy nhiêu. Bên cạnh đó, nó tạo cho con người một tinh thần vui vẻ và lạc quan mang đến nhiều kết quả tốt.
Ở trường học những việc nên làm và không nên làm đó là:
Nên làm: để sách vở ngăn nắp, không bày bừa giấy rác ra lớp học, thường xuyên vệ sinh bảng, bàn ghế xung quanh lớp học
Không nên làm: vứt giấy rác bừa bãi ra lớp, để sách vở thiếu ngăn nắp trên mặt bàn, bàn ghế kê không đúng hàng lối.
3. Hãy quan sát nhà ở của mình và suy nghĩ tìm cách thực hiện để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Bài làm:
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Để đồ đạc gọn gàng ngăn nắp sau khi dùng xong. KHông vứt đồ bừa bãi ra nhà.
4. Trao đổi với mọi người trong gia đình để thống nhất và cùng thực hiện theo những điều em đã nêu
Bài làm:
Đồ đạc của mỗi thành viên trong gia đình phải được sắp xếp gọn gàng có quy định để không bị nhầm lẫn. Sau khi dùng xong nên cất đúng chỗ của mình để tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Mỗi ngày nên dọn dẹp nhà cửa một lần để sạch sẽ và ngăn nắp.
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Công nghệ lớp 6 VNEN bài 3
1. Em hiểu thế nào vê câu : "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm"
Bài làm:
Nhà sạch thì bao giờ cũng khiến cho con người cảm thấy thoải mái, đồ đạc gọn gàng nên tạo sự thoáng đãng mát mẻ. Còn bát sạch thì ăn uống sẽ ngon miệng hơn.
2. Ngoài câu trên em hãy tìm các câu ca dao tục ngữ khác nói về lợi ích khi giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Bài làm:
Màu mỡ không bằng ở sạch
Muốn mát thì ở nhà gạch, muốn sạch thì quét chổi cùn
Sạch sẽ là mẹ con người.
3. Trao đổi với bố mẹ, người thân trong gia đình về các nguồn gây ô nhiễm môi trường sống quanh nơi ở của gia đình và đề xuất các biện pháp khắc phục hoặc làm giảm sự ô nhiễm môi trường
Xung quanh nơi ở của gia đình nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đó là khí thải của các nhà máy, đồng thời làm ô nhiễm các con kênh rạch xung quanh. Vì thế cần phải có cơ quan chức năng vào cuộc để có biện pháp xử lí như: xây dựng hệ thống lọc thải trước khi ra ngoài môi trường. Đồng thời trồng nhiều cây xanh để điều hòa khí hậu
Ngoài ra, Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.