Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm ngắn gọn
Ngữ văn lớp 12: Soạn văn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm, với nội dung chi tiết và ngắn gọn sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các bạn học sinh học tập một cách hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
- Soạn văn bài: Tổng kết phần tiếng Việt - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Soạn văn bài: Ôn tập phần làm văn
- Soạn văn bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
- Soạn văn bài: Tổng kết phần tiếng Việt - Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
- Soạn văn bài: Ôn tập phần văn học (học kì 2)
Học tốt Ngữ văn lớp 12: Soạn văn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
1. Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm ngắn gọn mẫu 1
1.1. Hướng dẫn chung
1.2. Đề bài
Phần trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng
Câu 1: C. Xây dựng một tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo.
Câu 2: B. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.
Câu 3: B. Khắc họa tính cách nhân vật: tạo màu sắc và phong vị dân tộc.
Câu 4: D. Tạo dựng một bức tranh hoành tráng về thiên nhiên và con người.
Câu 5: D. Cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Câu 6: D. Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người.
Câu 7: C. Truyện Số phận con người thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ số phận của con người.
Câu 8: D. Sự phong phú, sinh động về từ ngữ, âm thanh.
Câu 9: C. Dùng từ chính xác, độc đáo, sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp. liệt kê.
Câu 10: D. Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen
Câu 11: B. Luận cứ không chính xác
Câu 12: B. So sánh
Phần tự luận
Đề 1 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Câu 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
* Về tác giả Tô Hoài:
Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.
Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (tự truyện, 1999), Ba người khác (tiểu thuyết 2006)...
Tô Hoài là nhà văn có hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thô tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
* Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoài trong những ngày cùng ăn, ở, làm việc với người dân vùng cao Tây Bắc.
- Đề tài:
+ Viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
+ Nét riêng của Tô Hoài khi khai thác đề tài này là viết về thiên nhiên thấm đượm chất thơ, chất họa, đặc biệt là lối sống, lối suy nghĩ của con người dân tộc thiểu số Tây Bắc.
- Tác phẩm viết về hai giai đoạn cuộc đời của Mị và A Phủ:
+ Giai đoạn nói về của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài làm nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Giai đoạn Mị và A Phủ nên vợ nên chồng ở Phiềng Sa, họ làm chủ cuộc đời nhờ sự giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Câu 2
Giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân:
* Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã tràn ngập đến xóm ngụ cư như một cơn lũ, người chết như ngả rạ, người sống đi lại dật dờ như những bóng ma. Thế mà Tràng, một thanh niên nghèo, xấu xí, thô kệch, ngộc nghệch lại là dân ngụ cư bị người ta khinh rẻ bỗng dưng nhặt được vợ như nhặt cái rơm, cái rác bên đường. Tràng đến với thị vì khát khao hạnh phúc được giấu trong những lời bông đùa. Còn thị đến với Tràng chỉ vỉ miếng ăn.
→ Đây là tình huống éo le, bi hài: Tràng lấy được vợ lúc này là việc đáng mừng hay đáng lo nên cười hay nên khóc.
* Qua tình huống truyện, Kim lân đã làm nổi bật tâm lí, số phận những người nông dân nghèo trong nạn đói. Đằng sau đó là ý đồ nghệ thuật của nhà văn:
- Tình huống truyện làm nổi bật thế giới tâm lí các nhân vật.
- Tình huống truyện làm nổi bật số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945 (số phận Tràng, số phận thị, số phận bà cụ Tứ).
- Thông qua tình huống truyện, tác giả còn mở ra một dự cảm tốt lành về sự thay đổi số phận của những con người khốn khổ ấy.
- Thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
Đề 2 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Câu 1
* Ơ - nit Hê - minh - uê (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề làm báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai(1940), Trong thời đại chúng ta (1925),...
Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia Chiến tranh thế giới nhất và cuộc chiến tranh thế giới chống phát xít hay viết về những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền Anh, dù viết về Châu Phi hay Châu Mĩ, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
* Tác phẩm Ông già và biển cả:
Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê - minh - uê được tặng giải thưởng Nô – ben về văn học năm 1954, là một kết tinh trong lối kể chuyện của Hê -Minh - Uê.
Tác phẩm thể hiện niềm tin bất diệt và ý chí nghị lực của con người, “Con người có thể bị đánh bại chứ không bị hủy diệt”.
Ông già và biển cả tiêu biểu cho lối viết theo nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê – minh – uê”.
Câu 2
Gợi ý:
* Khái quát chung: thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ quý giá nhất cần được con người cân nhắc, thận trọng sử dụng hợp lý và hiệu quả trong cuộc đời.
- Thời gian với đời người là có hạn
+ Thời gian trôi đi sẽ không bao giờ lấy lại được, tuổi trẻ, sức lực sẽ tàn phai theo thời gian.
+ Mỗi người chúng ta cần phải biết quý thời gian, tận dụng thời gian để sống, để học tập và lao động.
- Lời nói là điều có thể dễ dàng nói ra nhưng rất khó để thu lại, do đó mỗi người chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
- Cơ hội là điều hiếm gặp trong đời người: bởi vậy khi gặp cơ hội chúng ta phải nắm lấy kịp thời, cơ hội qua đi chúng ta rất khó gặp lại.
- Bài học rút ra từ câu nói: Phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện, rèn luyện tốt mới có thể tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thời gian và lời nói, ứng xử, chuẩn bị tốt, sẵn sàng khi có cơ hội để làm những việc có ích.
2. Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm ngắn gọn mẫu 2
2.1. Hướng dẫn chung
1. Những nội dung cần chú ý:
Ôn lại những nội dung đã được hướng dẫn ôn tập ở cuối học kì I. Chú trọng ôn tập các nội dung sau đây ở học kì II:
a) Về Văn học
Giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, đoạn trích đã học ở học kì II:
– Phần văn học Việt Nam: Vợ Chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi); Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) và một số văn bản nhật dụng.
– Phần văn học nước ngoài: Thuốc (Lỗ Tấn), Số phận con người (M. Sô-lô-khốp), Ông già và biển cả (Ơ.Hê-minh-uê).
– Lí luận văn học: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học.
b) Về Tiếng Việt
– Nhân vật giao tiếp
– Thực hành về hàm ý
– Phong cách ngôn ngữ hành chính.
c) Về làm văn
– Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
– Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận
– Diễn đạt trong văn nghị luận
– Phát biểu tự do
– Văn bản tổng kết.
2. Cách ôn tập và làm bài kiểm tra
(Tham khảo phần Hướng dẫn chung ở bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I)
2.2. Gợi ý đề bài
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề.)
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Giải câu 1 (Trang 199 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt?
A – Trân trọng niềm khát khao tổ ấm gia đình
B – Ca ngợi tình thương yêu giữa những người nghèo khổ
C – Xây dựng một tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi, vừa lo
D – Xót thương trước tình cảnh thê thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám
Trả lời:
Đáp án đúng: C – Xây dựng một tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi, vừa lo
Giải câu 2 (Trang 199 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Câu nào sau đây nêu đúng và đầy đủ chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt?
A – Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kể về người vợ “nhặt được” của Tràng.
B – Truyện ngắn Vợ nhặt cửa Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ
C – Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người nông dân trước Cách mạng.
D – Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân nói về tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945.
Trả lời:
Đáp án đúng: B – Truyện ngắn Vợ nhặt cửa Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.
Giải câu 3 (Trang 200 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Thành công chủ yếu về nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ thể hiện ở những phương diện nào?
A – Khắc họa tính cách nhân vật; tạo màu sắc và phong vị dân tộc.
B – Khắc hoạ tính cách nhân vật; xây dựng tình huống truyện
C – Khắc họa tính cách nhân vật; miêu tả tâm lí nhân vật
D – Tạo màu sắc và phong vị dân tộc; xây dựng tình huống truyện
Trả lời:
Đáp án đúng: B – Khắc hoạ tính cách nhân vật; xây dựng tình huống truyện
Giải câu 4 (Trang 200 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Đặc điểm nào dưới đây không thể hiện màu sắc sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành?
A – Đề cập tới vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước – cuộc kháng chiến chống Mĩ giành độc lập cho dân tộc
B – Xây dựng các nhân vật anh hùng quyết chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của đất nước
C – Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
D – Tạo dựng một bức tranh hoành tráng về thiên nhiên và con người
Trả lời:
Đáp án đúng: D – Tạo dựng một bức tranh hoành tráng về thiên nhiên và con người
Giải câu 5 (Trang 200 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Nhận định nào sau đây đúng và đầy đủ?
Hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa tượng trưng cho:
A – Sức sống tuyệt vời của thiên nhiên Việt Nam
B – Cuộc đấu tranh bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên
C – Sự bất lực của bom đạn đế quốc Mĩ
D – Cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung
Trả lời:
Đáp án đúng: D – Cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung
Giải câu 6 (Trang 200 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có chi tiết: Sau cuộc nói chuyện với “người đàn bà”, có “một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Theo anh (chị), nhân vật Đẩu đã hiểu ra điều gì?
A – Cuộc sống còn quá nhiều khó khăn của người dân chài vùng biển
B – Sự nhẫn nhục, cam chịu của người phụ nữ lao động vùng biển
C – Tình thương yêu vô bờ của người mẹ đối với những đứa con của mình
D – Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người
Trả lời:
Đáp án đúng: D – Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người
Giải câu 7 (Trang 201 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Câu nào sau đây nêu chính xác và đầy đủ chủ đề truyện Số phận con người của nhà văn Nga M.Sô-lô-khốp?
A – Truyện Số phận con người thể hiện sự tàn bạo của chiến tranh phát xít.
B – Truyện Số phận con người thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận chịu nhiều mất mát trong chiến tranh.
C – Truyện Số phận con người thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ số phận của con người.
D – Truyện Số phận con người thể hiện bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô viết.
Trả lời:
Đáp án đúng: C – Truyện Số phận con người thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ số phận của con người.
Giải câu 8 (Trang 201 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Dòng nào sau đây không nêu đặc điểm thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt?
A – Tính chuẩn mực, có quy tắc
B – Sự không lai căng, pha tạp
C – Tính lịch sự, văn hoá trong lời nói
D – Sự phong phú, sinh động về từ ngữ, âm thanh
Trả lời:
Đáp án đúng: D – Sự phong phú, sinh động về từ ngữ, âm thanh
Giải câu 9 (Trang 201 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn văn sau có những đặc sắc gì về diễn đạt?
Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)
A – Dùng từ chính xác, độc đáo; viết văn giàu hình ảnh
B – Viết văn giàu hình ảnh; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
C – Dùng từ chính xác, độc đáo; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
D – Viết văn giàu hình ảnh; sử dụng các phép tu từ chêm xen, liệt kê
Trả lời:
Đáp án đúng: C – Dùng từ chính xác, độc đáo; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
Giải câu 10 (Trang 201 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn văn sau đây sử dụng phép tu từ nào?
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
A – Lặp cú pháp, liệt kê
B – Lặp cú pháp, chêm xen
C – Liệt kê, chêm xen
D – Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen
Trả lời:
Đáp án đúng: D – Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen
Giải câu 11 (Trang 202 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Đọc đoạn trích sau và cho biết vì sao lập luận đưa ra lại bị phe đối lập bác lại?
[…] Năm 1990 trong cuộc thi hùng biện châu Á về luận đề “Loài người chung sống hoà bình là lí tưởng có thể thực hiện”, phía phản bác là đội Đại học Đài Loan, số 2 nói: “Dựa vào số liệu thống kê, từ năm 1945 đến nay, mỗi ngày có 12 cuộc chiến xảy ra, bao gồm các cuộc chiến tranh quốc tế hay nội chiến lớn nhỏ. Xin hỏi mọi người, đó là trạng thái hòa bình chăng?”.
Về việc này, đội bảo vệ là Đại học Nam Kinh, số 3 phản bác:”… Đội bạn nói rằng từ 1945 đến nay, mỗi ngày nổ ra 12 cuộc chiến tranh. Các số này nêu ra không chính xác. Sự thực là những năm 60 tổng cộng đã nổ ra khoảng 30 cuộc chiến, còn đến những năm 80 thì cả thảy nổ ra chưa đến 10 cuộc. Điều này chẳng nói lên một xu thế hoà hoãn hay sao?”.
(Theo Triệu Truyền Đống, Phương pháp biện luận, Nguyễn Quốc Siêu biên dịch, NXB Giáo dục, 1999)
A – Luận cứ không đầy đủ
B – Luận cứ không chính xác
C – Luận cứ không tiêu biểu
D – Luận cứ mâu thuẫn
Trả lời:
Đáp án đúng: B – Luận cứ không chính xác
Giải câu 12 (Trang 202 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn văn sau chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc)
A – Chứng minh
B – So sánh
C – Giải thích
D – Phân tích
Trả lời:
Đáp án đúng: B – So sánh
Phần tự luận (7 điểm) (Chọn một trong hai đề):
Giải đề 1 (Trang 203 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Câu 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. (2 điểm)
Câu 2. Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. (7 điểm)
Trả lời:
Câu 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
* Về tác giả Tô Hoài:
Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.
Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (tự truyện, 1999), Ba người khác (tiểu thuyết 2006)…
Tô Hoài là nhà văn có hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thô tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
* Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ
– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoài trong những ngày cùng ăn, ở, làm việc với người dân vùng cao Tây Bắc.
– Đề tài:
+ Viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
+ Nét riêng của Tô Hoài khi khai thác đề tài này là viết về thiên nhiên thấm đượm chất thơ, chất họa, đặc biệt là lối sống, lối suy nghĩ của con người dân tộc thiểu số Tây Bắc.
– Tác phẩm viết về hai giai đoạn cuộc đời của Mị và A Phủ:
+ Giai đoạn nói về của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài làm nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Giai đoạn Mị và A Phủ nên vợ nên chồng ở Phiềng Sa, họ làm chủ cuộc đời nhờ sự giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân:
* Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã tràn ngập đến xóm ngụ cư như một cơn lũ, người chết như ngả rạ, người sống đi lại dật dờ như những bóng ma. Thế mà Tràng, một thanh niên nghèo, xấu xí, thô kệch, ngộc nghệch lại là dân ngụ cư bị người ta khinh rẻ bỗng dưng nhặt được vợ như nhặt cái rơm, cái rác bên đường. Tràng đến với thị vì khát khao hạnh phúc được giấu trong những lời bông đùa. Còn thị đến với Tràng chỉ vỉ miếng ăn.
→ Đây là tình huống éo le, bi hài: Tràng lấy được vợ lúc này là việc đáng mừng hay đáng lo nên cười hay nên khóc.
* Qua tình huống truyện, Kim lân đã làm nổi bật tâm lí, số phận những người nông dân nghèo trong nạn đói. Đằng sau đó là ý đồ nghệ thuật của nhà văn:
– Tình huống truyện làm nổi bật thế giới tâm lí các nhân vật.
– Tình huống truyện làm nổi bật số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945 (số phận Tràng, số phận thị, số phận bà cụ Tứ).
– Thông qua tình huống truyện, tác giả còn mở ra một dự cảm tốt lành về sự thay đổi số phận của những con người khốn khổ ấy.
– Thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
Giải đề 2 (Trang 203 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Câu 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Ơ.Hê-minh-uê và tác phẩm Ông già và biển cả. (2 điểm)
Câu 2. “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.
Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. (5 điểm)
Trả lời:
Câu 1.
* Ơ – nit Hê – minh – uê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề làm báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Trong thời đại chúng ta (1925),…
Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia Chiến tranh thế giới nhất và cuộc chiến tranh thế giới chống phát xít hay viết về những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền Anh, dù viết về Châu Phi hay Châu Mĩ, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
* Tác phẩm Ông già và biển cả:
Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê – minh – uê được tặng giải thưởng Nô – ben về văn học năm 1954, là một kết tinh trong lối kể chuyện của Hê -Minh – Uê.
Tác phẩm thể hiện niềm tin bất diệt và ý chí nghị lực của con người, “Con người có thể bị đánh bại chứ không bị hủy diệt”.
Ông già và biển cả tiêu biểu cho lối viết theo nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê – minh – uê”.
Câu 2.
Gợi ý:
* Khái quát chung: thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ quý giá nhất cần được con người cân nhắc, thận trọng sử dụng hợp lý và hiệu quả trong cuộc đời.
– Thời gian với đời người là có hạn
+ Thời gian trôi đi sẽ không bao giờ lấy lại được, tuổi trẻ, sức lực sẽ tàn phai theo thời gian.
+ Mỗi người chúng ta cần phải biết quý thời gian, tận dụng thời gian để sống, để học tập và lao động.
– Lời nói là điều có thể dễ dàng nói ra nhưng rất khó để thu lại, do đó mỗi người chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
– Cơ hội là điều hiếm gặp trong đời người: bởi vậy khi gặp cơ hội chúng ta phải nắm lấy kịp thời, cơ hội qua đi chúng ta rất khó gặp lại.
* Bài học rút ra từ câu nói: Phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện, rèn luyện tốt mới có thể tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thời gian và lời nói, ứng xử, chuẩn bị tốt, sẵn sàng khi có cơ hội để làm những việc có ích.
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.