Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tác dụng của chính sách Ngụ binh ư nông là gì?

Tác dụng của chính sách Ngụ binh ư nông là gì? được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Ngụ binh ư nông là một trong những chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ. Vậy chính sách ngụ binh ư nông là gì hãy cùng tìm hiểu nội dung được VnDoc chia sẻ dưới đây nhé

Tác dụng của chính sách Ngụ binh ư nông là gì?

A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.

C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.

D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào
lính, nên lực lượng vẫn đông

Đáp án D

Trả lời:

Chính sách “ngụ binh ư nông” – gửi binh ở nhà nông có tác dụng đảm bảo lực lượng tham gia sản xuất trong thời bình nhưng khi có chiến tranh hay bất cứ khi nào triều đình cần đều có thể đáp ứng ngay.

Tác dụng của chính sách Ngụ binh ư nông là gì?

Thế nào là Chính sách "ngụ binh ư nông"?

- Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông) là hàng năm, chia quân sĩ thành phiên thay nhau đi luyện tập và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất. Khi có chiến tranh, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Chính sách này có ưu điểm: lực lượng tham gia quân đội là những trai tráng ở các làng (từ 18 tuổi) lại vừa là lực lượng lao động sản xuất chính, với cơ sở này có tác dụng vừa đảm bảo có lực lượng sản xuất nông nghiệp, vừa có lực lượng quân đội dự trữ. Họ vừa có nhiệm vụ sản xuất khi thời bình, đánh giặc khi có chiến tranh.

Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Bắt đầu từ thời Lý, quân đội được xây dựng mang tính chính quy và phân cấp thành quân triều đình (cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh") và quân địa phương (quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"). Sang thời Trần có thêm quân của các vương hầu nhưng số lượng không đáng kể. Sang thời Hậu Lê thì lực lượng này bị xoá bỏ, chính sách ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành. Từ thời Mạc, áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là "binh điền") nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được áp dụng[1]. Tới khoảng năm 1790, một dạng của phép ngụ binh ư nông được Nguyễn Ánh thi hành ở khu vực Gia Định, miền cực nam Đại Việt, theo đó binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp. Họ vừa tham gia chiến đấu vừa được khuyến khích lẫn bị bắt buộc cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh

Cách thức tuyển binh

Cách thức tuyển binh được áp dụng tuỳ từng giai đoạn và từng loại quân như cấm quân, lộ quân hay phủ quân... Công việc này do các quan võ ở địa phương trực tiếp thực hiện dựa trên sổ hộ tịch mà các xã quan lập ra. Hàng năm các xã quan có trách nhiệm lập sổ hộ tịch, tiến hành kiểm kê dân đinh ở địa bàn mình quản lý. Trên cơ sở đó, xã quan phân dân sài thành các hạng: tôn thất; quan văn, võ; người hầu hạ; dân lưu xứ; hoàng nam; long lão (người già yếu); người tàn tật. Nhà Lý gọi những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam. Nhà Trần thì gọi từ 18 đến 20 tuổi là Tiểu hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên là Đại hoàng nam.

Tính quân luật được thực hiện nghiêm ngặt trong việc tuyển binh nhằm tránh hiện tượng khai man, bao che, hối lộ để trốn lính. Ngoài ra triều đình còn thường tiến hành các cuộc thanh tra ở các địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời chuẩn bị phòng khi đất nước có chiến tranh. Thời Trần, những người làm gian lận sổ hộ tịch để che giấu dân định bị rất nặng, người đào ngũ có thể bị chặt ngón chân hoặc thậm chí xử tử như tội phản quốc. Các trường hợp miễn quân dịch được quy định cụ thể như: không lấy con trai độc nhất, không lấy con quan từ Bát phẩm trở lên. Do sự chặt chẽ đó nên quân số được huy động vào mỗi đợt chiến tranh không có sự chênh lệch quá lớn giữa số liệu thực tế và trên sổ sách.

Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghiệp cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình

Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chống nhà Tống khoảng 10 vạn người [8], thời Trần khi có chiến tranh chống quân Nguyên có hơn 20 vạn quân, sang thời Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân.

Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc

Tới những thời đại sau thời Lê sơ, chính sách này không còn được áp dụng do tình trạng cát cứ và chiến tranh triền miên trong cả nước. Ngay như thời Tây Sơn, thời đại mà trình độ quân sự phát triển rất cao, yêu cầu tác chiến thường xuyên không cho phép những người lãnh đạo duy trì chính sách này.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 7. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tác dụng của chính sách Ngụ binh ư nông là gì? được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo, mở rộng thêm kiến thức, chuẩn bị tốt bài giảng trước khi đến lớp. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé

Ngoài bài Tác dụng của chính sách Ngụ binh ư nông là gì?, các em có thể tham khảo thêm các bài học Lịch sử lớp 7 khác hay tìm hiểu thêm các môn học khác như Toán, Ngữ văn, tiếng Anh.. hoặc tìm hiểu các đề thi học kì 1 lớp 7 các em truy cập vào tài liệu lớp 7 để nhận tài liệu miễn phí nhé

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm