Tập bản đồ Địa lý lớp 7 bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đét
Giải Tập bản đồ Địa lí 7
Tập bản đồ Địa lý lớp 7 bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đét do VnDoc biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập môn Địa lớp 7, có thêm tài liệu so sánh kết quả để giải bài tập Địa hoàn chỉnh nhất.
Tập bản đồ Địa lý lớp 7 bài 44 - 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
Tập bản đồ Địa lý lớp 7 bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới
Bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đét
Bài 1 trang 40 Tập bản đồ Địa Lí 7
Dựa vào bản đồ treo tường châu Mĩ – Địa lí tự nhiên (hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục), hãy điền tiếp vào chỗ chấm (...) nội dung phù hợp:
Dãy An-đét là một dãy núi............................., nằm ở ............................. lục địa Nam Mĩ, chạy dài từ ............................. xuống ............................. Trên dãy núi có nhiều đỉnh núi cao trên 5000m như............................. ............................. .............................
Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh ............................., chạy sát gần bờ, nên khí hậu nơi đây hầu như ............................. và là nơi ............................. nhất châu lục.
Lời giải:
Dãy An-đét là một dãy núi trẻ, nằm ở phía Tây lục địa Nam Mĩ, chạy dài từ Bắc xuống Nam. Trên dãy núi có nhiều đỉnh núi cao trên 5000m như Sim-bô-ra-đô, Hu-a-ca-ran, Cô-rô-pu-na, Iliam-pu, Xa-la-đô, A-côn-ca-goa,...
Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru, chạy sát gần bờ, nên khí hậu nơi đây hầu như khô hạn và là nơi ít mưa nhất châu lục.
Bài 2 trang 40 Tập bản đồ Địa Lí 7
Dựa vào sơ đồ phân hóa của thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Anđét trong SGK, em hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
SƯỜN TÂY | SƯỜN ĐÔNG | ||
Thảm thực vật | Độ cao (mét) | Thảm thực vật | Độ cao (mét) |
.................................. .................................. .................................. .................................. .................................. .................................. | Từ 0m – 1000m Từ 1000m – 2000m Từ 2000m – 3000m Từ 3000m – 4000m Từ 4000m – 5000m Trên 5000m | .................................. .................................. .................................. .................................. .................................. .................................. | Từ 0m – 1000m Từ 1000m – 1300m Từ 1300m – 2000m Từ 2000m – 3000m Từ 3000m – 4000m Từ 4000m – 5000m Trên 5000m |
Lời giải:
SƯỜN TÂY | SƯỜN ĐÔNG | ||
Thảm thực vật | Độ cao (mét) | Thảm thực vật | Độ cao (mét) |
Thực vật nửa hoang mạc Cây bụi xương rồng Đồng cỏ cây bụi Đồng cỏ núi cao Đồng cỏ núi cao Băng tuyết | Từ 0m – 1000m Từ 1000m – 2000m Từ 2000m – 3000m Từ 3000m – 4000m Từ 4000m – 5000m Trên 5000m | Rừng nhiệt đới Rừng lá rộng Rừng lá kim Rừng lá kim Đồng cỏ Đồng cỏ núi cao Băng tuyết | Từ 0m – 1000m Từ 1000m – 1300m Từ 1300m – 2000m Từ 2000m – 3000m Từ 3000m – 4000m Từ 4000m – 5000m Trên 5000m |
Bài 3 trang 40 Tập bản đồ Địa Lí 7
Em hãy giải thích vì sao lại có sự phân bố khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy An-đét.
Lời giải:
Có sự phân bố khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy An-đét vì:
- Sườn Đông An-đét có khí hậu ấm và ẩm: đây là khu vực có gió Tín Phong Nam bán cầu thổi quanh năm, do phía đông lục địa Nam Mĩ có địa hình thấp, gió Tín Phong mang hơi ẩm từ biển vào, gặp bức chắn địa hình An-đét, gây mưa nhiều ở sườn Đông An-đét.
- Sườn tây An-đét có khí hậu khô hạn: do dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven bờ, các khối không khí ẩm từ biển thổi vào đều ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào đến đất liền thì giảm ẩm và không gây mưa, khiến cho sườn tây An-đét khí hậu khô hạn, ít mưa.