Đáp án tự luận an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên tiểu học năm 2022
Cách tổ chức dạy tài liệu "Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học " có hiệu quả nhất
Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?
Gợi ý:
Để tổ chức dạy tài liệu " Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học" có hiệu quả, ta cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giáo dục trên lớp và ngoài phạm vi lớp học:
* Trong giờ lên lớp:
- Ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.
- Sử dụng các câu khẩu hiệu, dễ nhớ để học sinh dễ nhớ và thực hiện hơn.
- Tìm hiểu kĩ đặc trưng năng lực mỗi học sinh, nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp.
- Chủ động tìm thêm tài liệu tranh, ảnh, video về an toàn giao thông hay, lạ để đưa vào các bài dạy tạo hứng thú cho học sinh.
- Tổ chức các trò chơi tìm hiểu an toàn giao thông.
- Chú trọng, nhấn mạnh các nội dung chính:
+ Đi bên tay phải, sá lề đường, đúng hướng đường, làn đường dành cho mình.
+ Đi chậm, quan sát kĩ xung quanh, nhất là những nơi xe cộ phức tạp, hay tầm nhìn bị che khuất.
+ Thứ tự các xe ưu tiên.
+ Các loại biển báo giao thông, quy định về an toàn giao thông (phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch khi tham gia giao thông,....).
+ Các điều nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông.
...
* Ngoài giờ lên lớp:
- Tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề "An toàn giao thông".
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, vẽ tranh tuyên truyền cổ động an toàn giao thông.
- Tạo điều kiện cho các lớp, các nhóm học sinh tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông.
- Trao đổi với phụ huynh về an toàn giao thông, đề nghị phụ huynh phối kết hợp với giáo viên tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm hiểu an toàn giao thông, chấp hành các quy tắc an toàn giao thông ngoài thực tế.
- PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATGT VÀ KỸ NĂNG LÁI XE AN TOÀN
- Câu 1: Phương tiện giao thông đường bộ được hiểu như thế nào cho đúng?
- Câu 2: Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
- Câu 3: Theo tín hiệu đèn, xe nào phải dừng lại là đúng quy tắc giao thông?
- Câu 4: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ?
- Câu 5: Ông X đang chở con đi học bằng xe máy. Ông X không đội mũ bảo hiểm. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông của Ông X sẽ phải chịu mức phạt nào dưới đây?
- PHẦN B: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC THEO TÀI LIỆU “GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
- Câu 6: Đâu là mô tả đúng về nhóm biển chỉ dẫn?
- Câu 7: Biển nào sau đây có hiệu lực cấm các phương tiện tham gia giao thông quay đầu ?
- Câu 8: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dưới đây có ý nghĩa như thế nào?
- Câu 9: Sắp xếp thứ tự các bước chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông.
A. Tiếp tục di chuyển, vẫn chú ý an toàn
B. Đèn đỏ − dừng lại trước vạch dừng
C. Đèn xanh – quan sát an toàn xung quanh, đưa ra tín hiệu chuyển hướng
D. Giảm tốc độ khi gần đến nơi đường giao nhau
- Câu 10: Hành khách không được thực hiện hành vi nào khi ngồi trên máy bay ?
- PHẦN C: CHIA SẺ Ý KIẾNCăn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, thầy/cô hãy chia sẻ cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.