Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023 - 2024

Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai các cấp bao gồm đáp án toàn bộ các câu hỏi trắc nghiệm + tự luận cuộc thi an toàn giao thông năm 2023 - 2024.

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023 - 2024 đã chính thức phát động, thời gian nhận bài thi từ ngày 24/11/2023 - 20/12/2023.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở

Dành cho học sinh

Năm học 2023 - 2024

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…

Email (nếu có) …………………..…………………

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời;

B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;

C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

Câu 2. Khi tham gia giao thông vào buổi tối, người tham gia giao thông cần chú ý điều gì để bảo đảm an toàn nhất?

A. Chú ý đi chậm, quan sát kỹ các các phương tiện đang đi tới;

B. Chú ý lắng nghe tiếng còi xe, quan sát ánh đèn xe;

C. Chú ý đi chậm, mặc quần áo sáng màu, xe có đèn phản quang, chú ý quan sát ánh
đèn xe, phương tiện, lắng nghe tiếng còi xe;

D. Đi với tốc độ bình thường, chú ý quan sát.

Câu 3. Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ …...về quy tắc đi bộ an toàn.

“Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi (1) ………....

Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có (2) ………, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho (3) ………… và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Người đi bộ không được vượt qua (4) ……….., không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ”

A. (1) trên lòng đường - (2) dải phân cách - (3) xe cơ giới - (4) vỉa hè;

B. (1) sát mép đường - (2) đèn tín hiệu - (3) người đi bộ - (4) dải phân cách;

C. (1) sát mép đường - (2) dải phân cách - (3) người tham gia giao thông - (4) làn đường;

D. (1) trên lòng đường - (2) đèn tín hiệu - (3) xe thô sơ - (4) lề đường.

Câu 4. Khi ngồi sau xe máy, em cần ngồi như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Lên xe từ bên phải và ngồi im trên xe;

B. Vòng tay ôm ghì lấy người điều khiển xe;

C. Lên xe từ bên phải, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch;

D. Lên xe từ bên trái của người điều khiển xe, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch.

Câu 5. Khi đi đến nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?

A. Phải nhường đường cho xe đi bên phải;

B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;

C. Phải nhường đường cho xe đi bên trái;

D. Chỉ nhường đường cho các xe đi phía trước.

Câu 6. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây?

A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông;

B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết;

C. Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân;

D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Câu 7. Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn bị che khuất?

A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết;

B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác;

C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra để kịp thời phòng tránh;

D. Tăng tốc thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra.

Câu 8. Tại các điểm giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên đi trước thuộc về phương tiện nào dưới đây?

A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

B. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

C. Xe ô tô, xe mô tô và xe máy chuyên dùng;

D. Phương tiện giao thông đường sắt.

Câu 9. Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào?

Câu 9

Đáp án: B. Biển 1 và biển 4

Câu 10. Thứ tự các xe trong hình dưới đây đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Câu 9

A. Xe lam, xe mô tô, xe con, xe đạp;

B. Xe con, xe đạp, xe mô tô, xe lam;

C. Xe lam, xe con, xe mô tô + xe đạp;

D. Xe mô tô + xe đạp, xe lam, xe con.

Phần 2: Câu hỏi tự luận

Đọc tình huống sau đây:

Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, 3 bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng nhẹ.

Em hãy:

1. Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên.

2. Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống.

Gợi ý đáp án

1. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên là không đúng quy định và cần được cải thiện. Đầu tiên, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, việc mải mê nói chuyện và không tập trung lái xe đã gây tai nạn và gây thương tích cho cả 3 bạn.

2. Để góp phần vào việc nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc địa phương, em có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Tổ chức buổi tuyên truyền về an toàn giao thông: Em có thể tổ chức buổi nói chuyện, thảo luận, hoặc trình chiếu về quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và những hậu quả nếu không tuân thủ quy định.

- Tổ chức các hoạt động thực hành: Em có thể tổ chức các buổi thực hành lái xe đạp an toàn, giúp học sinh nắm vững các quy tắc và kỹ năng lái xe đạp đúng cách.

- Xây dựng bảng thông báo và poster: Em có thể thiết kế và treo bảng thông báo, poster về an toàn giao thông ở các điểm tập trung của trường hoặc địa phương, nhắc nhở mọi người tuân thủ quy tắc giao thông.

- Tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông: Em có thể tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông để rèn kỹ năng và kiến thức của mình, và sau đó chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức này với bạn bè và cộng đồng.

- Tạo ra một môi trường thân thiện với an toàn giao thông: Em có thể tạo ra một môi trường ở trường hoặc địa phương nơi mình sinh sống, nơi mọi người đều tự giác tuân thủ quy tắc giao thông và khuyến khích nhau làm điều đó.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học phổ thông

Dành cho học sinh

Năm học 2023 - 2024

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…

Email (nếu có) …………………..…………………

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1: Hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và cản trở người tham gia giao thông khác?

A. Đi nhanh, tạt đầu trước các phương tiện khác;

B. Ra tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát và rẽ thật nhanh;

C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng;

D. Đu bám, kéo, đẩy xe khác trên đường.

Câu 2. Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có
vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông phải dừng xe như thế nào nếu gặp đèn tín
hiệu màu đỏ?

A. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng;

B. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng và không được dừng trên phần đường kẻ vạch mắt võng để nhường đường cho phương tiện được rẽ theo tín hiệu đèn;

C. Người tham gia giao thông dừng trên vạch mắt võng;

D. Người tham gia giao thông được dừng trên vạch mắt võng chờ tín hiệu đèn xanh để đi qua.

Câu 3. Anh A điều khiển xe máy điện chạy trong khu vực thị trấn, với tốc độ cho phép, để đảm bảo an toàn giao thông, anh A cần giữ khoảng cách với xe chạy liền trước xe của mình như thế nào?

A. Giữ khoảng cách tối thiểu là 35 mét;

B. Giữ khoảng cách tối thiểu là 55 mét;

C. Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế;

D. Với khoảng cách an toàn thích hợp và nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Câu 4. Khi điều khiển phương tiện ở khu đô thị và khu đông dân cư từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện (trừ các xe ưu tiên) phải báo hiệu bằng cách nào sau đây để xin vượt xe?

A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe;

B. Báo hiệu bằng còi xe;

C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn;

D. Không cần báo hiệu, khi thấy đường rộng thì vượt nhanh.

Câu 5: Hãy sắp xếp thứ tự các bước để vượt xe an toàn khi điều khiển xe máy điện:

(1) Kiểm tra an toàn phía trước và phía sau qua gương chiếu hậu

(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe đã nhường đường. Tăng tốc độ để vượt

(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển dần sang trái

(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

A. 2-3-1-4

B. 1-4-2-3

C. 4-3-1-2

D. 4-1-3-2

Câu 6. Mai là ngày sinh nhật tròn 16 tuổi của B. Chiều nay, B hỏi mượn xe máy điện của anh trai để rủ bạn đi mua quần áo mới mặc trong buổi sinh nhật. Theo em, trong trường hợp này, anh trai B nên sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo tuân thủ Luật giao thông đường bộ?

A. Kiên quyết không cho B mượn xe;

B. Cho mượn xe và yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm;

C. Cho mượn xe và không yêu cầu đội mũ bảo hiểm;

D. Chỉ cho B mượn xe và không được chở bạn đi cùng.

Câu 7. Đang điều khiển xe đạp điện trên đường đi học về, bạn M nghe thấy tiếng còi của xe cứu hỏa ở phía sau. Trong trường hợp này, bạn M cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ?

A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe cứu hỏa;

B. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, vượt trước để nhường đường cho xe cứu hỏa;

C. Điều khiển xe đi với tốc độ bình thường, tránh sát lề đường bên trái để nhường đường cho xe cứu hỏa;

D. Ngay lập tức dừng xe và dắt xe vào sát lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa.

Câu 8. Biển nào dưới đây báo hiệu cấm các phương tiện rẽ trái?

Câu 8

A. Biển 1;

B. Biển 1 và Biển 3;

C. Biển 2;

D. Biển 2 và Biển 3.

Câu 9. Vạch kẻ đường nào sau đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?

Câu 9

A. Vạch 1;

B. Vạch 2;

C. Vạch 3;

D. Vạch 2 và 3.

Câu 10. Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

Câu 10

A. Xe khách, xe tải;

B. Xe khách, xe con;

C. Xe con, xe tải;

D. Xe khách, xe tải, xe con.

Phần 2: Câu hỏi tự luận

Hãy tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em đã được học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT. Bằng những hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu những ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hoá giao thông trong trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống.

Gợi ý đáp án

Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 - 2023

1. Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho học sinh năm 2022 - 2023

1.1. Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2022 – 2023

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 3

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại (nếu có): ......................................................................

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Khi đi bộ trên vỉa hè, em gặp một bà cụ già yếu muốn đi bộ sang đường và em cũng muốn sang đường. Để đảm bảo an toàn cho bản thân em và bà cụ thì em nên làm thế nào?

A. Dắt bà cụ sang đường;

B. Để bà cụ tự sang đường;

C. Nhờ người lớn dắt cả hai bà cháu sang đường;

D. Nhờ người lớn dắt em sang đường.

Câu 2. Ở trước cổng trường, vào giờ tan học thường có những người gánh hàng rong bán đồ bánh kẹo, hoa quả hoặc đồ chơi mà em rất thích, vậy em thấy những hành vi nào sau đây là đúng?

A. Ngày nào tan học em cũng sẽ đòi mẹ mua bằng được một món đồ mà em thích;

B. Em không đồng tình với việc mua, bán hàng rong trước cổng trường vì vừa không kiểm soát được chất lượng vừa ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Vì vậy, em sẽ không đòi mua hàng mà đứng xếp hàng theo quy định để chờ bố mẹ đón;

C. Tan học, em thường rủ các bạn ra ngắm nghía các món đồ chơi yêu thích mà mấy cô gánh hàng rong hay đi qua trước cổng trường;

D. Tan học em thường chạy khắp vỉa hè để nhìn ngắm các món đồ họ bầy bán và đùa nghịch với bạn bè đến khi bố mẹ gọi em mới về.

Câu 3. Khi đi bộ ở nơi đường bộ giao cắt với đường sắt không có rào chắn, em phải đi bộ như thế nào để bảo đảm an toàn nhất?

A. Nhìn không có tàu hoả đi tới là em sẽ chạy thật nhanh qua đường;

B. Quan sát cả 2 bên, nếu không có phương tiện nào đi qua em sẽ đi nhanh qua đường;

C. Nhìn thấy tàu vẫn còn cách một đoạn, em chạy ùa sang đường;

D. Khi qua đoạn đường giao nhau, em sẽ nhờ người lớn dắt qua đường cho an toàn.

Câu 4. Khi tham gia giao thông trên xe buýt công cộng hay xe khách, em phải làm gì để bảo đảm an toàn?

A. Đứng lên, ngồi xuống trên xe và nói cười vui vẻ;

B. Ngồi đúng vị trí và thắt dây an toàn, không thò đầu và chân tay ra ngoài cửa xe, nói chuyện vừa đủ nghe;

C. Ngồi trên xe, mở kính, thò đầu ra ngoài xe cho mát mà lại ngắm được cảnh đẹp;

D. Ngồi im trên xe, không nói chuyện và đùa nghịch.

Câu 5. Bạn Loan đạp xe cùng bạn Hoàng, vừa đi song song vừa cười nói ríu rít, em cảm thấy thế nào?

A. An toàn vì hai bạn đi chậm;

B. Không an toàn vì vừa đi vừa nói chuyện sẽ gây mất tập trung, không chú ý quan sát an toàn; hơn nữa việc đi song song với nhau còn gây cản trở các phương tiện khác tham gia giao thông

C. An toàn vì các bạn đi xe đạp bé, người lớn sẽ nhường;

D. An toàn vì các bạn tuy nói chuyện nhưng vẫn chú ý quan sát.

Câu 6. Theo em, hành vi sang đường khi ra khỏi cổng trường nào dưới đây là chấp hành đúng quy tắc giao thông?

A. 3, 4 bạn cùng rủ nhau sang đường cho vui;

B. Đi ra ngã tư gần trường, thấy đèn xanh dành cho người đi bộ bật sáng, đi đúng vạch dành cho người đi bộ sang đường;

C. Sang đường ngay từ cổng trường cho nhanh;

D. Không cần chờ đèn xanh dành cho người đi bộ bật sáng vẫn sang đường tại nơi có vạch dành cho người đi bộ.

Câu 7. Trời mưa rả rích mà em lại đi xe đạp đến trường, vậy em có được vừa đạp xe vừa cầm ô cho khỏi ướt không?

A. Có, vì em đi xe rất thạo;

B. Có, nếu như đường vắng thì em được cầm ô;

C. Có, em buộc ô vào cặp đeo sau lưng để không vướng tay nên em vẫn được đi;

D. Không, vì cầm ô sẽ che khuất tầm nhìn và lái xe bằng một tay ảnh hưởng đến đến kĩ năng lái xe an toàn.

Câu 8. Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

A. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, phương tiện cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng;

B. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ;

C. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;

D. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe máy chuyên dùng.

Câu 9. Tại nơi đường giao nhau, khi cô/chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh: tay giơ thẳng đứng, là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào?

Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3

A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau của cô/chú CSGT phải dừng lại; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái cô/chú CSGT được đi;

B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau của cô/chú CSGT được đi; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái cô/chú CSGT phải dừng lại;

C. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau cô/chú CSGT được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái cô/chú CSGT được đi thẳng và rẽ phải;

D. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.

Câu 10. Biển nào không cho phép rẽ phải?

Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3 năm 2022-2023

A. Biển 1;

B. Biển 2;

C. Biển 3;

D. Biển 1 và 3.

PHẦN B: VIẾT (không quá 30 dòng)

Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?

Bài làm

I. Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp

Xe đạp không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn dùng để rèn luyện sức khỏe. Hãy cùng VnDoc kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp như sau:

Bàn đạp xe đạp (pedal) là một bộ phận của xe có nhiệm vụ truyền lực từ chân người dùng vào xe giúp xe di chuyển.

Xích xe đạp có dạng một dây dài được kết nối từ nhiều mắc xích nhỏ lại với nhau. Xích đóng vai trò kết nối phần trước xe (lái, đùi, đĩa) với phần sau xe (líp, hub). Nhờ chuỗi xích mà lực truyền động được chuyển đổi giúp xe tiến về phía trước.

Vành bánh xe

Vành xe đạp thường được làm bằng hợp kim thép hay hợp kim nhôm, chắc chắn và có độ bền cao, được xem là bộ khung cho bánh xe.

Nan hoa

Nan xe đạp là những thanh nhỏ làm bằng thép, giữ vai trò kết nối giữa trục xe với vành xe, giúp cố định hình dạng và tăng sức chịu lực cho bánh xe. Nhờ có nan hoa mà bánh xe được căng đều và không bị méo mó khi chuyển động.

Săm, lốp

Săm hay lốp là phần vỏ ngoài của bánh xe, được làm từ cao su tổng hợp. Bánh xe có săm bao bọc bên ngoài giúp tăng độ êm khi xe chuyển động trên đường.

Tay lái (ghi đông)

Tay lái xe đạp được gắn vào phía trước xe, dùng để điều khiển hướng đi cho xe và góp phần giữ thăng bằng cho người lái khi đạp xe. Ngoài ra, người ta còn lắp thêm thắng (phanh), chuông hay cần sang số tại vị trí tay lái để tiện sử dụng hơn.

Tay phanh: Đây là bộ phận được gắn trên ghi đông (tay lái) của xe đạp, giúp người sử dụng có thể bóp phanh để kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.

II. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?

Để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn thì các em cần làm những điều như sau:

  • Luôn quan sát đường đi khi lái xe;
  • Luôn đi đúng làn đường dành cho xe đạp;
  • Tuân thủ quy định về đèn và biển báo giao thông trên đường;
  • Không đi dàn hàng hai, hàng ba trên đường;
  • Trên đường không nên đi gần phương tiện lớn như xe tải, xe ô tô lớn;
  • Không chở 3 người trên xe đạp;
  • Không mang những vật cồng kềnh khi đi xe;
  • Không vừa đi vừa nói chuyện;
  • Luôn đi sát làn đường về phía bên phải;
  • Không sử dụng ô khi đi xe;

Bên cạnh đó em cũng luôn nhắc nhở bản thân phải nắm rõ các quy định và thực hiện thật tốt để trở thành một tấm gương tốt, để tác động được đến những người xung quanh cùng thực hiện như mình, góp phần nâng cao kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, tham gia giao thông an toàn.

>> Tham khảo chi tiết: Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?

1.2. Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2022 – 2023

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 4

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại (nếu có): ......................................................................

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Trên đường đi học về, một nhóm bạn cùng lớp tụ tập dưới lòng đường nói chuyện và đùa nghịch rôm rả. Nếu được các bạn rủ, em có tham gia cùng các bạn không?

A. Có, nhìn các bạn vui vẻ em đã muốn tham gia;

B. Có, vì tụ tập sát ngay vỉa hè không sao;

C. Không, vì như thế là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây mất trật tự An toàn giao thông (ATGT);

D. Không, vì như thế là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây mất trật tự ATGT và em nhắc các bạn lên vỉa hè đứng nói chuyện cho an toàn.Dấu tích

Câu 2. Vào giờ tan học, những hành vi nào sau đây dẫn tới mất an toàn giao thông ở cổng trường?

A. Xếp hàng theo lớp, tránh va chạm với người và các phương tiện khác;

B. Đứng vào vị trí của lớp mình để thuận lợi cho việc bố mẹ đón, tránh cản trở giao thông;

C. Người bán hàng rong luồn lách trong đám đông các em học sinh để mời chào mua hàng;Dấu tích

D. Xếp hàng theo lớp, đi ra theo hiệu lệnh của cô phụ trách để tránh ùn tắc trước cổng trường.

Câu 3. Em đạp xe từ trong ngõ ra đường chính vào lúc trời nhập nhoạng tối, em phải đi như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Đạp xe chậm, chú ý quan sát rồi đi nhanh ra đường chính;

B. Quan sát tín hiệu đèn, không thấy ánh đèn của phương tiện khác là em đạp xe ra;

C. Đi chậm, quan sát phương tiện và ánh đèn, lắng nghe tiếng còi và tiếng động cơ xe, quan sát xi nhan và dự đoán tình huống nếu thấy an toàn mới đi ra;Dấu tích

D. Đạp xe nhanh ra đường chính mà không cần quan sát.

Câu 4. Khi tham gia giao thông đường thuỷ, em phải làm gì để bảo đảm an toàn?

A. Mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi;

B. Không đùa nghịch, ngồi im trên thuyền;

C. Thò tay xuống khua nước cho mát vì em mặc áo phao;

D. Mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi, không đùa nghịch, ngồi theo hướng dẫn của người lái thuyền.Dấu tích

Câu 5. Những hành vi nào dưới đây theo em là dễ dẫn đến Tai nạn giao thông (TNGT)?

A. Đi xe dàn hàng ngang, vừa đi vừa đùa nghịch, lạng lách, rẽ đột ngột trước đầu xe khác;Dấu tích

B. Đi sát lề đường bên phải;

C. Sang đường đúng nơi quy định;

D. Chấp hành nghiêm hiệu lệnh của cô/chú CSGT.

Câu 6. Gần trường có 1 công viên, bạn em rủ đua xem ai có thể đạp xe bằng 1 tay đến công viên nhanh nhất, em thấy lời đề nghị đó thế nào?

A. Rất vui, đạp xe luôn trên vỉa hè cho đỡ nguy hiểm;

B. Em không tham gia vì đó là hành vi nguy hiểm, mất ATGT;Dấu tích

C. Em thấy cũng khá nguy hiểm nhưng công viên cũng gần trường nên chắc chắn không xảy ra vấn đề gì;

D. Em rủ bạn vào công viên thi xem ai đạp xe nhanh hơn.

Câu 7. Tại nơi đường giao nhau không có cầu đường bộ, hầm đường bộ, vạch kẻ đường, em và bạn phải sang đường như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Quan sát cả 2 bên, nếu không thấy phương tiện nào đến gần thì giơ tay cao, đi sang đường và vẫn tiếp tục quan sát;Dấu tích

B. Quan sát không thấy phương tiện nào thì chạy nhanh sang đường;

C. Dắt tay bạn chạy sang đường;

D. Chạy nhanh sang đường.

Câu 8. Tại nơi đường bộ giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, giữa đường nhánh và đường chính, người lái xe phải xử lí như thế nào?

A. Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới;

B. Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới;

C. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kì hướng nào tới;Dấu tích

D. Chú ý quan sát và lưu thông bình thường.

Câu 9. Người lái xe phải cho xe dừng lại khi gặp biển “Stop” trong trường hợp nào?

Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4

A. Có người điều khiển giao thông;

B. Có tàu hoả sắp chạy qua;

C. Có xe đi ngược chiều trên cầu hẹp;

D. Trong mọi trường hợp.Dấu tích

Câu 10. Xe cơ giới hai bánh, 3 bánh, xe gắn máy có được kéo, đẩy các xe khác, vật khác không?

A. Được phép;

B. Tuỳ trường hợp;

C. Tuyệt đối không;Dấu tích

D. Được kéo xe đạp.

PHẦN B: VIẾT (không quá 30 dòng)

Kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy mà em biết. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy

Bài làm:

I. Kể tên các phương tiện giao thông đường thủy:

Phương tiện vận tải đường thủy được hiểu là các loại phương tiện được sử dụng để di chuyển trên mặt nước. Các phương tiện đường thủy thông thường sẽ được dùng để chở người hoặc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Dưới đây là một số loại phương tiện đường thủy phổ biến VnDoc xin chia sẻ để các em cùng tham khảo:

1. Sà lan

Sà lan là một loại thuyền đáy bằng, dùng chủ yếu ở các sông hoặc kênh đào giao thông để chở những loại hàng hóa nặng. Hầu hết sà lan đều không có khả năng tự chạy được mà chúng cần phải được di chuyển bằng tàu lái hoặc tàu đẩy.

2. Tàu

Đây là loại phương tiện phổ biến sử dụng trong giao thông đường thuỷ. Các loại tàu hay dùng như:

Tàu Container

Loại phương tiện chuyên dụng để vận tải hàng hóa thương mại. Có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa có tải trọng lớn trong các container chuyên dụng.

Tàu chở hàng rời

Thông thường tàu chở hàng rời được dùng để vận chuyển các mặt hàng có khối lượng khá lớn như nông sản, gạo, ngũ cốc…

Tàu làm lạnh

Là loại phương tiện tiêu biểu để vận tải hàng hóa mau hư hỏng với yêu cầu có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, chủ yếu là hoa quả, thịt cá, các sản phẩm sữa và các loại thực phẩm khác. Các tàu làm lạnh có các khoang lạnh chứa bên trong giúp bảo quản hàng hóa suốt quá trình vận chuyển.

3. Phà

Phà là một hình thức vận chuyển, thường như một chiếc thuyền hoặc tàu và có thể chở hành khách và phương tiện của họ. Phà cũng thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và thậm chí là cả xe lửa.

4. Tàu kéo

Tàu kéo là những chiếc thuyền nhỏ, mạnh mẽ có khả năng điều khiển những con tàu lớn bằng cách kéo hoặc đẩy chúng. Tàu kéo sà lan hay gặp trong giao thông đường thuỷ. Các tàu kéo độc lập hoặc gắn vào sà lan bằng cơ cấu khớp nối.

5. Thuyền buồm

Khác với là các loại thuyền chạy bằng động cơ máy móc, thuyền buồm là một loại thuyền chạy bằng sức gió nhờ vào một bộ phận gọi là buồm.

II. Những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng đường thủy, các em nên ghi nhớ những điều sau đây:

Những việc không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy:

  • Không chạy nhảy đùa nghịch trên tàu thủy.
  • Không đứng quá gần mép tàu
  • Không chen lấn xô đẩy nhau khi xếp hàng lên tàu
  • Không uống bia rượu khi đi tàu thủy
  • Không phá hoại, làm hỏng các đồ đạc trên tàu
  • Không uống các loại nước ngọt có ga hay đồ ăn khó tiêu sẽ khiến bạn dễ bị say sóng

Những việc nên làm khi tham gia giao thông đường thủy:

  • Cần phải đến bến thuyền trước thời gian khởi hành để nghỉ ngơi và làm quen không khí, đề phòng những tình huống bất trắc.
  • Ngồi trật tự tại chỗ của mình, nghiêm túc và tuyệt đối tuân thủ theo những quy định an toàn trên tàu.
  • Mặc áo phao và các dụng cụ cứu sinh trong suốt chuyến đi.
  • Chú ý lắng nghe nhân viên phổ biến các nội dung cũng như quy định khi đi tàu thủy.
  • Giữ gìn vệ sinh và tài sản chung của phương tiện giao thông công cộng.
  • Đọc kĩ thông tin ghế ngồi, số hiệu chuyến tàu để lên đúng vị trí của mình.
  • Không xả rác bừa bãi, và không làm hành vi khiến hư hại các trang thiết bị chung trên tàu thủy.
  • Chú ý tránh làm hư hỏng những trang thiết bị, đồ dùng có trên thuyền khi di chuyển.

>> Chi tiết: Kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy mà em biết. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy

1.3. Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2022 – 2023

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 5

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại (nếu có): ......................................................................

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Em đang vội đạp xe đi học mà đường lại rất tắc, vậy theo em phải làm thế nào để đến trường an toàn?

A. Đạp xe lên vỉa hè đi cho nhanh;

B. Luồn lách trong đám đông để vượt lên phía trước;

C. Chạy vào làn xe cơ giới để tìm lối thoát;

D. Chú ý quan sát, chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.Dấu tích

Câu 2. Theo em, quy định nào dưới đây bảo đảm an toàn trên đường đi?

A. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều;

B. Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép;Dấu tích

C. Đi xe đạp che ô, buông thả 1 tay hoặc cả 2 tay;

D. Đi lên vỉa hè cho thông thoáng.

Câu 3. Khi đi xe đạp tới ngã ba, ngã tư mà gặp đèn vàng, hành động nào dưới đây đảm bảo an toàn nhất?

A. Nhanh chóng đi qua ngã ba, ngã tư trước khi chuyển sang đèn đỏ;

B. Dừng lại trước vạch dừng và chờ cho đến khi đèn xanh mới đi tiếp;Dấu tích

C. Đi chậm qua ngã ba, ngã tư và chú ý quan sát an toàn;

D. Dắt xe qua đường.

Câu 4. Nơi nào sau đây không phải nơi bị che khuất tầm nhìn?

A. Nơi đường thẳng, thông thoáng, không có đường, ngõ cắt ngang;Dấu tích

B. Điểm mù của các phương tiện giao thông;

C. Nơi đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo;

D. Nơi có nhiều phương tiện giao thông lớn dừng đỗ.

Câu 5. Khi đi trên đường, nếu nhìn thấy một vụ tai nạn giao thông, em sẽ làm gì?

A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho người lớn đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể;Dấu tích

B. Vào xem để thỏa trí tò mò;

C. Bỏ chạy vì sợ;

D. Tự cấp cứu cho nạn nhân.

Câu 6. Các bạn chạy chơi trên hè phố rất vui. Vậy theo em, chơi đùa trên hè phố có bảo đảm an toàn không?

A. An toàn, vì trên hè phố không có phương tiện giao thông qua lại;

B. Chỉ an toàn tại những nơi có hè phố rộng, có thể vui đùa thoải mái;

C. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn;Dấu tích

D. Chỉ không được chơi đá bóng, còn các hoạt động khác vẫn an toàn.

Câu 7. Khi qua đường tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Quan sát -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn;

B. Chờ tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh -> Đi sát vào mép đường bên phải -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn -> Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần -> Tiếp tục đi tiếp;

C. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường -> Chờ tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh -> Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắc không có chiếc xe nào đang đến gần -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn;Dấu tích

D. Quan sát -> đi vào mép đường bên phải, đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn.

Câu 8. Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ, quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?

A. Xe nào bên phải không bị vướng thì được quyền đi trước;

B. Xe nào ra tín hiệu xin đường trước thì xe được đi trước;

C. Quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện đường sắt;Dấu tích

D. Quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện đường bộ.

Câu 9. Gặp biển nào dưới đây người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm 2022 - 2023

A. Biển 1Dấu tích

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 1 và 3

Câu 10. Khi nào người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách?

A. Khi tham gia giao thông;Dấu tích

B. Chỉ khi tham gia giao thông trên các tuyến đường quốc lộ;

C. Khi tham gia giao thông trên các tuyến đường đô thị;

D. Chỉ người điều khiển phương tiện mới phải đội.

PHẦN B: VIẾT

Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”.

Bài làm

Kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông - Mẫu 1

1. Mục đích

- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.

- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

2. Yêu cầu

- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

3. Đối tượng tham gia

Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

4. Nội dung chính và cách tiến hành

+ Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh

+ Phát huy vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể trong nhà trường về công tác giáo dục ATGT; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong trường học.

+ Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về ATGT trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, đặc biệt là trẻ em.

+ Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường trong việc tự giác chấp hành và có ý thức tuyên truyền sâu rộng trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông.

Kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông - Mẫu 2

1. Mục đích

- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.

- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

2. Yêu cầu

- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

3. Đối tượng tham gia

Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

4. Nội dung chính và cách tiến hành

+ Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.

>> Chi tiết: Em hãy viết một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”

1.4. Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở
Dành cho học sinh
Năm học 2022 - 2023

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…

Email (nếu có) …………………..…………………

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?

A. Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và đi về phía bên phải theo chiều đi của mình.

B. Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện.Dấu tích

C. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển xe đạp cần giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

D. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 2. Khi đang lên dốc, người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo, đẩy theo người đang điều khiển xe đạp không?

A. Chỉ được phép thực hiện khi tất cả đều đội mũ bảo hiểm.

B. Chỉ được phép thực hiện trên đoạn đường vắng.

C. Không được phép thực hiện.Dấu tích

D. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt.

Câu 3. Trường hợp nào dưới đây, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn?

A. Khi gặp biển chỉ dẫn trên đường.

B. Khi gặp biển báo nguy hiểm trên đường.Dấu tích

C. Khi gặp biển báo hết mọi lệnh cấm.

D. Khi gặp biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép.

Câu 4. Chọn phương án điền các từ còn thiếu trong nội dung mô tả các bước về “Đội mũ bảo hiểm an toàn” sau đây.

“Chọn mũ bảo hiểm vừa với …, bảo đảm …; mở … sang hai bên, đội mũ vào đầu; chỉnh dây quai mũ hai bên cho sát phía dưới tai; cài … ôm dưới cằm sao cho có thể luồn … giữa cằm và quai mũ.”

A. kích cỡ đầu – đạt chuẩn – dây quai mũ – khóa quai mũ – hai ngón tay.Dấu tích

B. sở thích – an toàn – dây quai mũ – khóa quai mũ – hai ngón tay.

C. kích cỡ đầu – chắc chắn – khóa quai mũ – dây quai mũ – bàn tay.

D. sở thích – đạt chuẩn – dây quai mũ – khóa quai mũ – bàn tay.

Câu 5. Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe thô sơ, xe cơ giới và xe máy chuyên dùng phải đi như thế nào trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường?

A. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải.

B. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái.

C. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dung đi trên làn đường bên phải.

D. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.Dấu tích

Câu 6. Theo quy định hiện hành, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

C. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo.Dấu tích

D. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày

Câu 7. Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.Dấu tích

B. Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông dừng lại;
người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông được đi.

C. Người tham gia giao thông ở phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng.

D. Người tham gia giao thông ở phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải nhanh chóng tăng tốc và vượt qua điểm giao nhau.

Câu 8. Biển báo nào dưới đây chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được phép đi vào?

Câu 8

A. Biển 1;

B. Biển 2;

C. Biển 3;Dấu tích

D. Cả 3 biển.

Câu 9. Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa?

Câu 9

A. Biển 1

B. Biển 2Dấu tích

C. Biển 3

D. Biển 4

Câu 10. Trong tình huống dưới đây, theo hướng mũi tên, những hướng nào dưới đây người điều khiển xe đạp điện được phép đi?

Câu 10

A. Hướng 1.

B. Hướng 2 và 3.

C. Hướng 1 và 3.

D. Hướng 1, 2 và 3.Dấu tích

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1. Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?

Trả lời:

Theo em, một học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông sẽ được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm như sau:

  • Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ.
  • Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
  • Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
  • Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường, làn đường; tuân thủ qui định về tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu; dừng đỗ đúng qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
  • Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
  • Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
  • Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.

>> Chi tiết: Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?

Câu 2. Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?

Trả lời:

Em đã làm gì để góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường?

Nhằm góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường, em đã thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Tham gia cùng cô giáo chủ nhiệm và các bạn ban cán sự lớp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông qua các buổi sinh hoạt lớp.
  • Phát động và cùng các bạn tham gia thi đua tháng an toàn giao thông giữa các tổ trong lớp.
  • Thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền và giáo dục về văn hóa giao thông trên trang cá nhân.

Sau một thời gian thực hiện, em thấy các bạn trong lớp đã có rất nhiều thay đổi về ý thức tham gia giao thông. Trong đó, biện pháp tổ chức các hội thi và các buổi thảo luận về an toàn giao thông đường bộ được các bạn hưởng ứng rất tốt. Thông qua các buổi sinh hoạt chúng em có thể cùng nhau trao đổi, bàn luận về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cũng như được các thầy cô phổ biến thêm nhiều kiến thức về luật giao thông đường bộ. Qua đó mọi người cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh cho xã hội.

Các biện pháp góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường:

Xây dựng văn hóa giao thông trong học đường là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng để góp phần nâng cao văn hóa và nhận thức của các em học sinh. Theo em có thể sử dụng một số các biện pháp như sau:

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông trong nhà trường giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về Luật giao thông đường bộ.

Tổ chức các buổi Tọa đàm ATGT dưới góc nhìn người trẻ với nhiều tiểu phẩm về an toàn giao thông, các tiểu phẩm về tình huống giao thông để đưa ra những nội dung giáo dục về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.

Tích cực phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Lập các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập, gây ùn tắc giao thông.

Lồng ghép nội dung giáo dục về ATGT trong các chương trình học chính khóa, tiết học ngoại khóa, giờ chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp. Qua đó không chỉ tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TT ATGT mà còn trang bị cho các bạn học sinh những kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn, xây dựng văn hóa giao thông và tạo sức lan tỏa đến những người thân.

Đối với các bậc phụ huynh: Cần tuyên truyền để các phụ huynh quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ.

Tuyên truyền Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông bao gồm Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.

>> Chi tiết: Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?

1.5. Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học phổ thông
Năm học 2022 - 2023

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…

Email (nếu có) …………………..…………………

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Khi tham gia giao thông, hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông?

A. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.

B. Buông cả hai tay hoặc điều khiển phương tiện bằng một tay.

C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng.Dấu tích

D. Đu bám, kéo, hoặc đẩy xe khác trên đường.

Câu 2. Khi người lái xe ô tô dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá bao nhiêu mét trong các trường hợp dưới đây để không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông?

A. 0.25 mDấu tích

B. 0.35 m

C. 0.40 m

D. 0.50 m

Câu 3. Đối với người đi bộ, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Người đi bộ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

B. Người đi bộ qua đường nơi có cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

C. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

D. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.Dấu tích

Câu 4. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì trong các phương án sau đây?

A. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên trái để nhường đường.

B. Nhanh chóng tăng tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

C. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.Dấu tích

D. Nhanh chóng tăng tốc độ, điều khiển xe vào khoảng trống trên đường nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Câu 5: Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm để đảm bảo an toàn?

A. Chỉ bật đèn chiếu xa khi không nhìn rõ đường.

B. Chỉ được bật đèn chiếu gần.Dấu tích

C. Bật đèn chiếu xa khi đường vắng, bật đèn chiếu gần khi có xe đi ngược chiều.

D. Có thể bật bất cứ đèn nào để đảm bảo có thể nhìn rõ phía trước.

Câu 6. Theo quy định hiện hành, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.Dấu tích

D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

Câu 7. Theo quy định hiện hành, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?

A. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

B. Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định.

C. Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.Dấu tích

D. Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Câu 8. Hãy lựa chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây về nội dung và sắp xếp các bước để điều khiển phương tiện qua đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông.

(1) Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng.

(2) Chú ý quan sát an toàn ở mọi phía (trái, phải, trước, sau).

(3) Giảm tốc độ.

(4) Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

A. 1-2-3-4

B. 2-1-3-4

C. 3-2-1-4Dấu tích

D. 2-3-4-1

Câu 9. Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?

Câu 9

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3Dấu tích

D. Biển 4

Câu 10: Vạch kẻ đường dưới đây có tác dụng gì? Đơn vị: mét

Câu 10

A. Dùng để chỉ dẫn khoảng cách đến vị trí nhập làn

B. Dùng để xác định khoảng cách giữa các phương tiện trên đường.Dấu tích

C. Báo hiệu người lái xe chỉ được phép đi thẳng.

D. Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông. Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu đó?

Bài làm:

Những điểm mạnh của học sinh trường em khi tham gia giao thông

- Học sinh trường em được nhà trường giáo dục, trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) và luật ATGT hiện hành.

- Các học sinh được thực hành, tham gia giao thông dưới sự hướng dẫn, giám sát của cha mẹ, thầy cô và nhà trường.

- Đầu năm học mới nhà trường cần thành lập đội xung kích, đội măng non, cờ đỏ để phối hợp, giữ gìn trật tự ATGT khu vực cổng trường.

Những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông

- Một số bạn học sinh còn chưa có ý thức cao khi tham gia giao thông: Một số học sinh đi xe đạp hàng hai, hàng ba; một số bạn còn cầm ô khi đi xe đạp và lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư.

- Ở một số đơn vị, trường học công tác tuyên truyền về triển khai thực hiện bảo đảm ATGT còn hạn chế dẫn đến ý thức khi tham gia giao thông chưa cao... Thực trạng này dẫn tới những nguy cơ gây mất ATGT, tai nạn giao thông.

- Nhiều học sinh chưa nắm được kiến thức về luật ATGT, chưa nhận biết được ý nghĩa của biển báo giao thông. Còn một số trường hợp học sinh chưa đủ tuổi tham gia điều khiển các phương tiện với tốc độ cao như xe máy.

- Một số học sinh chưa nghiêm túc, còn mải nô đùa, nói chuyện với bạn bè khi tham gia giao thông. Đây chính là lứa tuổi chưa đủ nhận thức về hành vi vi phạm giao thông và rất có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

- Các bậc phụ huynh chưa giáo dục, nghiêm khắc với con cái để con nhận thức được hành vi vi phạm giao thông của mình.

- Với các học sinh cấp 2, cấp 3 việc không đội mũ bảo hiểm là do ý thức chấp hành Luật giao thông của các bạn đó còn rất hạn chế.

- Đối với những học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, việc không đội mũ bảo hiểm của các em, phần lớn nguyên nhân do các bậc phụ huynh chưa chú ý và chủ quan khi tham gia giao thông.

- Có một số bạn, nhất là các bạn nam còn hay phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Biện pháp khắc phục những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông

Để khắc phục những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông thì:

* Trước tiên các học sinh cần có trách nhiệm về việc tham gia giao thông:

- Cần chấp hành đúng quy định của các biển báo khi đi đường.

- Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi quy định.

- Có ý thức nhường đường, tránh xe đúng quy định.

- Rèn tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hoặc tắc đường.

- Khi tham gia giao thông không gây ồn, mất trật tự, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, mô tô

- Luôn chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông

- Tuyên truyền vận động người thân và mọi người xung quanh thực hiện nghiêm chỉnh khi luật tham gia giao thông.

* Tiếp theo, trách nhiệm thuộc về nhà trường:

- Các đơn vị, nhà trường cần tiến hành giáo dục, tuyên truyền việc chấp hành các quy định pháp luật khi tham gia giao thông đến các học sinh nhiều hơn.

- Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động về ATGT trong trường học, vận động các em học sinh và phụ huynh cùng tham gia để từ đó nâng cao nhận thức, giáo dục và hình thành văn hóa giao thông cho các bạn học sinh.

* Tiếp theo nữa, trách nhiệm thuộc về các phụ huynh:

Ngoài sự tuyên truyền của nhà trường, các bậc phụ huynh cần nghiêm khắc và kiên quyết hơn trong việc không để các bạn học sinh điều khiển các phương tiện khi chưa đủ tuổi bằng cách tạo điều kiện cho các em đi học bằng xe đạp, đi xe của trường, xe bus hoặc đi bộ nếu nhà gần. Như vậy, không những đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn giúp các em có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

>> Chi tiết: Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông. Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu đó?

Câu 2. Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh.

Bài làm:

Để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh, hằng năm trường em đã tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích như:

  • Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông;
  • In banner, áp phích tuyên truyền về an toàn giao thông dán ở các lớp;
  • Tổ chức các buổi học ngoại khóa có sự tham gia của các chú CSGT;

Thông qua các hoạt động trên, em cảm thấy đây là những việc làm rất thiết thực giúp học sinh chúng em được tiếp cận tốt hơn với các quy định về Luật giao thông đường bộ. Khi tham gia cuộc thi về an toàn giao thông, học sinh có thêm cơ hội tìm tòi nghiên cứu để đưa ra các câu trả lời đúng, từ đó giúp chúng em tích lũy thêm được nhiều hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài ra thường xuyên tiếp xúc với các banner, hình ảnh tuyên truyền về rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông sẽ giúp chúng em có ý thức hơn tham gia giao thông trên đường. Việc được giao lưu, học hỏi cùng với các chú cảnh sát giao thông khiến nội dung các buổi học trở nên trực quan và rất dễ hiểu giúp chúng em nhỡ lâu hơn. Em cảm thấy đây đều là các hoạt động rất bổ ích. Em mong muốn thầy cô và nhà trường có thể tổ chức thêm nhiều hoạt động hơn để chúng em được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông.

>> Chi tiết: Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh

2. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên năm 2022 - 2023

2.1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên tiểu học

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATGT VÀ KĨ NĂNG LÁI XE AN TOÀN

Câu 1. Thường xuyên chứng kiến cảnh phụ huynh đến đón con nơi cổng trường không đội mũ bảo hiểm hoặc chở quá số người quy định cũng như dừng, đỗ sai quy định, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, bạn có đề xuất gì để hạn chế tình trạng trên?

A. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, đề xuất các cơ quan chức năng thành lập mô hình “Cổng trường An toàn giao thông (ATGT)”, trong đó có nội dung kí cam kết giữa học sinh, gia đình, nhà trường và cơ quan chức năng trong việc bảo đảm ATGT nơi trường học;

B. Nhắc nhở trực tiếp phụ huynh học sinh, đề nghị họ phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ để các con noi theo, yêu cầu cam kết không vi phạm;

C. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, đề xuất các cơ quan chức năng xây dựng các tiêu chí để thành lập mô hình “Cổng trường ATGT” và nhắc nhở trực tiếp phụ huynh học sinh, đề nghị họ phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ để các con noi theo;

D. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, đề xuất các cơ quan chức năng thành lập mô hình “Cổng trường ATGT”, trong đó có nội dung kí cam kết giữa học sinh, gia đình, nhà trường và cơ quan chức năng trong việc bảo đảm ATGT nơi trường học; nhắc nhở phụ huynh gương mẫu chấp hành và thực hiện đúng cam kết đã kí với nhà trường trong việc chấp hành quy định của pháp luật về trật tự ATGT.

Câu 2. Để có một hành trình suôn sẻ khi lái xe đường dài, bạn phải làm gì trong các tình huống sau đây để không bị mệt mỏi và lái xe một cách an toàn?

A. Duy trì tốc độ ổn định của xe, đi đúng làn đường, phán đoán sớm tình huống, nghỉ ngơi và nghỉ chân hợp lí;

B. Duy trì tốc độ hợp lí, nghỉ chân, đi đúng làn đường;

C. Đi đúng làn đường, phán đoán tình huống, nghỉ ngơi hợp lí;

D. Duy trì tốc độ ổn định của xe, chú ý quan sát, nghỉ ngơi hợp lý.

Câu 3: Luật GTĐB quy định về việc dừng, đỗ xe bên trái đường một chiều như thế nào?

A. Không được dừng xe, đỗ xe;

B. Được dừng, đỗ xe tuỳ từng trường hợp cụ thể nhưng phải bảo đảm an toàn;

C. Được dừng xe, không được đỗ xe;

D. Được dừng xe, đỗ xe.

Câu 4. Khi tham gia giao thông, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ phải thực hiện quy định nào?

A. Chủ phương tiện và lái xe thực hiện biện pháp để hạn chế việc gây hư hại đường bộ;

B. Phải được cơ quan quản lí đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm ATGT;

C. Không được tham gia giao thông;

D. Chủ phương tiện và lái xe phải được cơ quan quản lí đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

Câu 5. Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe thô sơ, xe cơ giới và xe máy chuyên dùng phải đi như thế nào trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường?

A. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái;

B. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải;

C. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải;

D. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Câu 6. Khái niệm “khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào?

A. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn;

B. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn;

C. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe đi qua được an toàn;

D. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn.

Câu 7. Cách lựa chọn và đội mũ bảo hiểm (MBH) nào sau đây là đúng nhất?

A. Chọn MBH có giá cả phù hợp → Đội MBH → Cài quai mũ;

B. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu → Cài quai mũ → Kiểm tra quai mũ chắc chắn hay không → Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không;

C. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu → Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không → Cài quai mũ;

D. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu→ Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không → Cài quai mũ → Đưa 2 ngón tay vào dưới cằm để kiểm tra xem dây quai mũ có vừa không.

Câu 8. Khái niệm “đường ưu tiên” được hiểu như thế nào là đúng luật?

A. Đường ưu tiên là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên;

B. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng khác khi qua nơi giao nhau, có thể được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên;

C. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên;

D. Đường ưu tiên là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên và không phải nhường đường cho các phương tiện khác khi đi qua nơi đường giao nhau.

Câu 9. Theo hướng mũi tên, xe nào được phép đi?

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022 - 2023 giáo viên

A. Xe mô tô, xe con

B. Xe con, xe tải

C. Xe mô tô, xe tải

D. Cả 3 xe

Câu 10. Theo thầy/cô giáo, biển báo này có ý nghĩa gì?

 Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022 - 2023 giáo viên

A. Cấm xe cơ giới (trừ xe ưu tiên theo Luật định) đi thẳng;

B. Cấm xe cơ giới (trừ xe ưu tiên theo Luật định) đi về bên trái và bên phải;

C. Cấm xe ô tô và mô tô (trừ xe ưu tiên theo Luật định) đi về bên trái và bên phải;

D. Hướng trái và phải không cấm xe cơ giới.

B. TỰ LUẬN

Đề bài: Căn cứ Bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” và Công văn số 1362/BGDĐT-GDTH ngày 7/4/2021 V/v hướng dẫn tổ chức giáo dục an toàn giao thông cấp Tiểu học, thầy/cô hãy cho biết nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào? Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp.

Bài làm

Nội dung giáo dục An toàn giao thông - Mẫu 1

I. Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường

Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như sau:

1. Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT

Hiện nay Bộ GDĐT đã biên soạn các bộ sách, tài liệu giáo dục ATGT cho các khối lớp và đưa vào chương trình giảng dạy cho các em từ mần non đến đại học. Đặc biệt là các lớp tiểu học, nội dung dạy, học an toàn giao thông được lồng ghép rất dễ hiểu thú vị, sinh động.

Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.

2. Kế hoạch dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa theo lớp

Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, hoạt động trải nghiệm …

3. Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa liên quan đến ATGT

Tổ chức hội thi vẽ tranh, diễn kịch, hoạt động ngoại khóa tuyên truyền ATGT:

  • Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.
  • Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.
  • Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.
  • Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…

II. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của lớp 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG LỚP 1

BÀI 2: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU :

1. Năng lực đặc thù :

- Nhận biết được các loại đèn tín hiệu giao thông và ý nghĩa của các loai đèn giao thông đó.

- Thực hành được các hành vi thể hiện sự chấp hành tín hiệu đèn khi tham gia giao thông.

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động quan sát tranh tìm hiểu bài.

- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, trao đổi cùng bạn khi tham gia các hoạt động nhóm.

- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Giải quyết được các tình huống trong bài.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm:

- Có trách nhiệm trong việc chấp hành, tuân thủ giao thông nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người.

- Chia sẻ với người khác kiến thức về đèn tín hiệu giao thông khi đi trên đường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

1. Giáo viên:

- Bài thơ : Đèn giao thông ( Thanh Minh ) , bài hát : Đèn đỏ , đèn xanh ( Nhạc Lương Vĩnh )

- Tranh ảnh minh họa ( SGK trang 8,9,10,11,12)

2. Học sinh:

- Đọc bài thơ : Đèn giao thông ( GV đã cho HS chuẩn bị )

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, hợp tác , thực hành

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

T/G

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

3

6

6

5

5

4

4

1.Khởi động:

* Mục tiêu: tạo không khí phấn khởi trước khi vào bài mới đồng thời hệ thống lại kiến thức đã học.

* Tiến hành:

- Giáo viên học sinh hát bài “ Đường em đi”

- GV hỏi: Trong bài hát vừa rồi khi đi bộ, em đi như thế nào là đúng quy định?

è GV giới thiệu bài: Khi đi trên đường, nếu đường nông thôn thì các em đi ở lề đường bên phải . Nếu gặp những nơi có đèn tín hiệu giao thông chúng ta phải đi như thế nào là đúng quy định? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đèn tín hiệu giao thông”

2.Hình thành kiến thức mới

* Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu giao thông.

* Tiến hành:

- GV cho HS đọc và chơi trò chơi “Đèn giao thông ”

-Qua bài thơ vừa đọc , có bạn nào biêt đèn tín hiệu giao thông có mấy màu và ý nghĩa của đèn tín hiệu như thế nào ?

-> GV Để biết được các loại đèn tín hiệu giao thông và ý nghĩa của mỗi loại đèn đó , chúng ta sẽ cung nhau đi tìm hiểu về đèn tín hiệu giao thông

* Tìm hiểu đèn tín hiệu giao thông

HĐ1. Đèn tín hiệu giao thông ba màu:

- GV cho HS quan sát 4 tranh SGK trang 8 và yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn ( nhóm 4) theo các câu hỏi dự kiến sau:

+ Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở những nơi nào?

+ Đèn tín hiệu giao thông có những màu nào? Từng màu đèn báo hiệu cho em biết điều gì?

GV kết luận

HĐ2: Đèn tín hiệu giao thông hai màu:

* Đèn tín hiệu giao thông hai màu dành cho người đi bộ

- GV cho HS quan sát tranh 1. 2 SGK trang 9 và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi dự kiến sau:

+Những người trong tranh đã đi đúng quy định về giao thông chưa ?

+ Lúc ấy đèn tín hiệu giao thông bật màu gì?

- GV kết luận : Như vậy khi đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ bật màu xanh thì chúng ta được phép qua đường phần vạch trắng dành cho người đi bộ. Khi đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ bật màu đỏ thì chúng ta không được phép qua đường.

*Đèn tín hiệu giao thông hai màu ở nơi giao nhau với đường sắt

- GV cho HS quan sát tranh 3 SGK trang 9 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Khi ở nơi giao nhau với đường sắt có tín hiệu đèn giao thông hai màu thì chúng ta phải đi như thế nào?

*GV hỏi củng cố :

- Có mấy loại đèn tín hiệu giao thông ?

- Vì sao cần phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông ?

- GV nhận xét, kết luận: Chấp hành tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.

3.Luyện tập, thực hành :

* Mục tiêu: HS biết tuân thủ , chấp hành tín hiệu đèn khi tham gia giao thông và biết xử lí một số tình huống phù hợp khi tham gia giao thông

* Tiến hành:

HĐ1.Ai được đi trong các tình huống sau?

- GV cho HS quan sát tranh thi đua nói nhanh về các tình huống trong 2 tranh SGK trang 10.

-GV nhận xét, kết luận:

HĐ2.Chỉ ra ai chấp hành và ai không chấp hành tín hiệu đèn giao thông?

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để giải quyết 2 tình huống trong SGK trang 11.

- GV nhận xét, kết luận.

HĐ3.Chọn màu phù hợp cho đèn tín hiệu giao thông

- GV phát tranh cho các nhóm 4 và yêu cầu HS tô màu vào đèn tín hiệu giao thông ở tranh 1 SGK trang 12.

- GV nhận xét, kết luận.

4. Vận dụng – Trải nghiệm :

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học giúp HS biết đi đúng luật giao thông

* Tiến hành: .Trò chơi : “Ai đi đúng luật”

- GV cho từng nhóm tham gia trò chơi “Ai đi đúng luật”.

* Chuẩn bị :

-Kẽ ở sân trường ngã tư

-Tấm giấy hình tròn có màu xanh , đỏ , vàng

* GV nêu luật chơi :

-Từng nhóm sẽ đi qua ngã tư và thực hiện đúng theo tín hiệu đèn

- Nhóm nào thực hiện đúng được khen

* Cho HS nghe bài hát : Đèn xanh , đèn đỏ ( Nhạc Lương Vĩnh )

Đi bộ sát lề đường bên phải

-HS vừa đọc vừa thực hiện trò chơi

Nào chúng mình vui học

Trò chơi đèn giao thông

Một bạn giơ đèn đỏ

Tất cả dừng lại mau

Đèn xanh hiện rồi đó

Qua đường nối bước nhau

Bạn đèn vàng chợt nói

- Các cậu làm sai rồi

Cứ sau xanh hoặc đỏ

Là đến lượt của tôi

( Thanh Minh )

-Dự kiến trả lời ( HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng )

-HS thảo luận nhóm lớn ( Nhóm 4

Dự kiến trả lời :

+ Đèn tín hiệu giao thông được đặt các ngã tư

+ Đèn tín hiệu giao thông có ba màu : đỏ , vàng , xanh

Đèn xanh : được đi

Đèn vàng : di chuyển chậm lại , dừng trước vạch dừng

Đèn đỏ : không được đi

-Các nhóm chia sẻ ý kiến thảo luận

-Các nhóm bạn nhận xét , bổ sung

- HS từng nhóm dựa vào tranh thảo luận

Dự kiến trả lời :

Tranh 1:

+ Hai bố con qua đường đúng quy định về an toàn giao thông .

+ Lúc ấy đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh được đi

Tranh 2:

+ Hai mẹ con đã dừng lại khi đèn đỏ bật lên. Họ đã thiuwcj hiện đúng theo tín hiệu đèn

-Đại diện nhóm chia sẻ, các nhóm bạn nhận xét , bổ sung

-HS làm việc cá nhân

Dự kiến trả lời

+ Khi ở nơi giao nhau với đường sắt có tín hiệu đèn giao thông hai màu thì chúng ta phải dừng lại quan sát tàu hỏa

+ Khi đèn đỏ bật sáng sẽ báo hiệu tàu hỏa sắp chạy qua chúng ta phải dừng lại trước rào chắn

-Có ba loại đèn tín hiệu giao thông : đỏ , xanh , vàng

- Chấp hành tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.

-HS thi đua nêu nhanh câu trả lời

Dự kiến trả lời :

Tranh 1: Xe ô tô và xe máy được phép đi vì lúc này đèn xanh bật sáng

Tranh 2: Người đi bộ được phép đi

-Các bạn cùng nhận xét , bổ sung ý kiến

-HS thảo luận nhóm 4

Dự kiến trả lời :

+ Tình huống 1:

A, B, D, E : Đúng

C : Sai

+ Tình huống 2:

A,C, D, E : Đúng

B : sai

- Đại diện nhóm chia sẻ . Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát và thảo luận nhóm và tô màu vào đèn tín hiệu giao thông cho đúng

Dự kiến màu tô :

B, D : Đỏ A, C : Xanh

-Đại diện nhóm chia sẻ , giải thích lí do chọn màu tô đó

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-HS từng tổ tham gia trò chơi theo điều khiển của GV và lớp trưởng

5. Tự đánh giá( 2’)

GV nêu một số tình huống để HS bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ bảng biểu hiện khuôn mặt.

- Biết được tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông

+ Biết và nêu được tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông rõ ràng thông hiểu (mặt cười tươi)

+ Biết và nêu được tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông nhưng còn lúng túng (mặt bình thường)

+ Chưa nêu được tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông (mặt buồn)

+ Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông khi tham gia giao thông

+ Thực hiện đúng các tín hiệu đèn (mặt cười tươi)

+ Có thực hiện nhưng cần có người nhắc nhở (mặt bình thường)

+ Chưa thực hiện (mặt buồn)

Nội dung giáo dục An toàn giao thông - Mẫu 2

I. Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường

Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như sau:

1. Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT

Hiện nay Bộ GDĐT đã biên soạn các bộ sách, tài liệu giáo dục ATGT cho các khối lớp và đưa vào chương trình giảng dạy cho các em từ mần non đến đại học. Đặc biệt là các lớp tiểu học, nội dung dạy, học an toàn giao thông được lồng ghép rất dễ hiểu thú vị, sinh động.

Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.

2. Kế hoạch dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa theo lớp

Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, khoa học…

3. Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa liên quan đến ATGT

Tổ chức hội thi vẽ tranh, diễn kịch, hoạt động ngoại khóa tuyên truyền ATGT:

  • Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.
  • Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.
  • Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.
  • Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…

II. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp 5

Nội dung: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

- Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.

- Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.

- Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.

- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.

- Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuẩn bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông

- Mô hình an toàn giao thông .

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- Tổ chức trò chơi “kể các bộ phận của xe đạp”

- Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu.

- GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS) tuyên dương.

- xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được.

- Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được.

- Lần lượt kể

- Lần lượt kể

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Hs trả ời

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với dường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm

- GV Nhận xét – tuyên dương.

- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương.

- GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

- HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh)

- HS nêu phần cần ghi nhớ

- học sinh tự nêu

3. THỰC HÀNH

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh.

- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông.

- GV Nhận xét tuyên dương

- Thảo luận nhóm đôi

- HS trả lời

Lần lượt nêu

4. VẬN DỤNG

- kể cho nhau nghe cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại

- HS thực hiện

- HS trình bày

Nội dung giáo dục An toàn giao thông - Mẫu 3

1. Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như sau:

Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông

Trước hết, nhiệm vụ tối quan trọng của các nhà quản lý đó là lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch cần được dự tính một cách khoa học, có đầy đủ mục tiêu rõ ràng. Song song với đó cần đề ra những nội dung, phương pháp sao cho hiệu quả, có trình tự thời gian chi tiết. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần tính đến những công việc như chuẩn bị huy động các nguồn lực để có thể chủ động trong mọi tình huống.

Các hoạt động giáo dục cũng cần được phân chia theo từng năm học để học sinh có thể hình thành nhận thức, thói quen một cách hệ thống. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần khảo sát đặc điểm của từng đối tượng, khu vực để có những thay đổi, chỉnh sửa sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất.

Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT

Trong những năm qua, ngành giáo dục đã triển khai biên soạn và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học.

Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.

Dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa

Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, khoa học…

Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa

– Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.

– Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.

– Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.

– Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…

Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy giáo dục an toàn giao thông

Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục ý thức an toàn giao thông, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Đó chính là chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục an toàn giao thông ở trường học.

Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông

Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông, Hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung sau đây:

– Hiệu trưởng (hoặc trưởng các bộ phận) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch. Ra những quyết định quản lý đúng và kịp thời.

– Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện.

– Thực hiện giám sát việc triển khai nhiệm vụ của các cá nhân hoặc nhóm, bộ phận. Nếu có sai sót hoặc không hợp tình hình thực tiễn thì cần có phương án điều chỉnh kịp thời.

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động

Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một bộ phận trong quá trình thực hiện quyết định. Quá trình kiểm tra/ giám sát là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo trình tự sau:

– Thiết lập các tiêu chuẩn mà một học sinh cần đạt được khi kết thúc một quá trình GD an toàn giao thông.

– Đo lường mức độ đạt được của học sinh so với tiêu chuẩn đã đề ra để có cơ sở tiến hành bước tiếp theo..

– Tiến hành điều chỉnh sự lệch chuẩn nếu kết quả đo lường không đạt được mục tiêu.

2. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của khối lớp 5

ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức:

- Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.

- Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.

- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.

2. Kĩ năng: Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.

3. Thái độ:Giáo dục học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông. Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên:

- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông. Tranh ảnh, tài liệu.

- Mô hình an toàn giao thông.

2. Học sinh:

- Vở ghi chép. Sưu tầm tranh ảnh điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn.

III. Các hoạt động dạy họcchủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. KHỞI ĐỘNG:

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể các bộ phận của xe đạp.”

- Cho quan sát tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu.

- GV tổng hợp lại ý kiến của học sinh tuyên dương.

- Xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được.

- Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được.

- HS chơi trò chơi.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

B. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với đường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và kết luận.

- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương.

- GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.

- GV kết luận.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- HS báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

- HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh)

- HS nêu phần cần Ghi nhớ.

2. Tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra những hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận.

+ Kể thêm những hành vi khác khi chuyển hướng.

- GV nhận xét.

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nêu ý kiến.

C. THỰC HÀNH

1. Nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh.

- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có tín hiệu đường giao thông.

- Yêu cầu học sinh sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có tín hiệu đường giao thông.

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Thảo luận nhóm đôi và trình bày ý kiến.

- Lần lượt nêu

- HS quan sát và sắp xếp các bức tranh.

- Trình bày kết quả.

D. VẬN DỤNG

1. Quan sát chú ý những nơi phải chuyển hướng nếu em đi xe đạp tới trường.

2. Nêu cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại.

- GV yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

- HS vận dụng và thực hiện

- HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

>> Chi tiết: Thầy/cô hãy cho biết nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường thế nào? Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục ATGT của một khối lớp

2.1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên THCS, THPT

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai"
Cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
Dành cho giáo viên

Năm học 2022 - 2023

Họ và tên: ………….………......Giới tính: .................

Giáo viên bộ môn: ……………………….…...…..….…

Số điện thoại di động: ……………Nhà riêng:…………

Email:……………..……………………..…….…………

Trường: ………………..…………………………………

Địa chỉ nhà trường: ……...........Tỉnh………......….......

Đề bài:

Dựa vào nội dung của tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, hãy xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) và tổ chức dạy minh họa với các yêu cầu sau đây:

  • Kế hoạch bài dạy có thời lượng dạy học 01 tiết hoặc chủ đề dạy học có thời lượng nhiều hơn 1 tiết. Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung và điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục.
  • Kế hoạch bài dạy có cấu trúc vận dụng theo Công văn số 5512/BGDĐTGDTrH.
  • Tổ chức dạy minh họa.

Sản phẩm nộp về cuộc thi theo hướng dẫn tại Công văn.

Bài làm:

Xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa dựa vào nội dung của tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

Dưới đây là mẫu giáo án an toàn giao thông theo cấu trúc của Công văn 5512, mời các thầy cô tham khảo.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
  • Nêu được quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.
  • Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng.
  • Ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp an toàn khi đi đường.

2. Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi của người khác đúng hay sai về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

  • Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông
  • Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

4. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, hợp tác, .....

II. Chuẩn bị:

  • GV: Luật giao thông đường bộ; số liệu các vụ tai nạn giao thông; biển báo.
  • HS: Các vụ tai nạn giao thông; nguyên nhân, tác hại; quy định về an toàn giao thông.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

A. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: kích thích hs bộc lộ những hiểu biết của bản thân

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu hs lên báo cáo phần đã được chuẩn bị ở nhà

? Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

Nguyên nhân và tác hại của tai nạn giao thông.

Quy định về an toàn giao thông

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh chuẩn bị trình bày theo nội dung đã làm trước ở nhà

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sau chiến tranh và thiên tai, tai nạn giao thông là thảm họa thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài...

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: tìm hiểu tính chất nghiêm trọng của tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.

1. Mục tiêu: Thông qua số liệu, tìm hiểu tính chất nghiêm trọng của tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs theo dõi phần 1/ sgk và phần tư liệu mà các em đã chuẩn bị:

? Em có nhận xét gì về chiều hướng tăng giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: suy nghĩ và trao đổi nhóm cặp đôi

- Dự kiến sản phẩm: Con số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.

*Báo cáo kết quả: đại diện cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá .

GV chốt: Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội, của từng nhà.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

1. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nhiệm vụ

GV: ? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay? Trong đó nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?

? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp

- Dự kiến sản phẩm: Nguyên nhân:

- Dân cư tăng nhanh.

- Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.

- Quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.

- Ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt.

Nguyên nhân chủ yếu:

- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.

- Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt.

. Biện pháp.

- Học tập, hiểu pháp luật về TTATGT

- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.

* Báo cáo

Đại diện nhóm trình bày.

* Đánh giá:

GV nhận xét, chốt: Nguyên nhân chính là do con người: Coi thường pháp luật hoặc không hiểu PL về TTATGT (Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường...).

GV: Cung cấp số liệu, sự kiện nói về nguyên nhân gây tai nạn giao thông..

GV: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, của mọi người”. Vì vậy mỗi chúng ta cần thực hiện tốt giao thông đường bộ.

Hoạt động 4: HS quan sát, nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo.

1. Mục tiêu: nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo

2. Phương thức thực hiện: cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

GV: Giới thiệu 3 loại biển báo cấm, 3 biển báo nguy hiểm, 3 biển hiệu lệnh.

GV: ? Phân loại, nêu đặc điểm của từng loại biển báo.

? Mỗi loại biển báo này có ý nghĩa gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Cặp đôi trao đổi

* báo cáo: đại diện cặp đôi báo cáo

* Đánh giá: HS, gv đánh giá

GV: Giới thiệu điều 10 luật GTĐBộ.

và kết luận

1. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

->Phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.

2. Biện pháp.

- Học tập, hiểu pháp luật về TTATGT

- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.

3. Các loại biển báo thông dụng:

a. Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, hình vẽ màu đen -> báo cấm.

b. Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, hình vẽ đen ->đều nguy hiểm.

c. Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng ->báo điều phải thi hành.

3. Hoạt động luyện tập

Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học

Phương thức thực hiện: cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

Làm BT a (46-SGK).

* thực hiện nhiệm vụ: học sinh làm vào phiếu học tập

* Báo cáo: Cá nhân trả lời

* Đánh giá: hs, gv đánh giá

4. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống....

Phương thức thực hiện: nhóm

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

- Nhóm – mỗi bàn 1 nhóm trao đổi về hành vi ứng xử có văn hóa và không có văn hóa mà các em nhìn thấy khi tham gia giao thông, sau đó điền nội dung vào bảng sau:

STT

Hành vi có văn hóa

Hành vi không có văn hóa

1

2

3

4

5

* Thực hiện nhiệm vụ: hs suy nghĩ trao đổi, báo cáo nhóm

- dự kiến sản phẩm

* Báo cáo: đại diện nhóm báo cáo

* Đánh giá

Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét, kết luận

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Mục tiêu: giúp hs mở rộng kiến thức

Phương thức thực hiện: cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

Hãy tìm hiểu các tín hiệu biển báo giao thông khác mà em chưa được học trên lớp, sau đó chia sẻ với các bạn

* Thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu ở nhà

- Báo cáo ở tiết sau

>> Chi tiết: Dựa vào nội dung của tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai hãy xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa

Đánh giá bài viết
47 57.362
Sắp xếp theo

    Cuộc thi An toàn giao thông

    Xem thêm