Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024

Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 được VnDoc cập nhật giúp các bạn cùng tham khảo để so sánh đáp án với bài làm của mình và có thể trau dồi kiến thức trước khi tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022.

1. Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên

1.1. Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên Tiểu Học

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATGT VÀ KĨ NĂNG LÁI XE AN TOÀN

Câu 1. Theo luật giao thông đường bộ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ nhất?

A. Gồm các loại xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự

B. Gồm các loại xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

C. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

D. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Câu 2. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi đường giao nhau không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên phải

B. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên trái.

C. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 3: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Câu 3

A. Xe tải, xe con, mô tô

B. Xe con, xe tải, mô tô

C. Mô tô, xe con, xe tải

D. Xe con, mô tô, xe tải

Câu 4. Đơn vị nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ?

A. Bộ Công an;

B. Bộ Giao thông vận tải;

C. Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các cấp;

C. Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 5. Bà Q không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, bà Q sẽ phải chịu mức phạt nào dưới đây?

A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng

C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

PHẦN B: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC THEO TÀI LIỆU “GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”

Câu 6. Đâu là mô tả đúng về nhóm biển hiệu lệnh?

A. Có dạng hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ màu trắng.

B. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen.

C. Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh.

D. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

Câu 7. Gặp biển báo nào dưới đây, người điều khiển phương tiện giao thông phải nhường đường cho người đi bộ?

Câu 7

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Cả ba biển 1, 2, 3

Câu 8. Âm hiệu còi nào dưới đây của người điều khiển giao thông yêu cầu tất cả người tham gia giao thông phải dừng lại?

A. Một tiếng còi dài, mạnh.

B. Một tiếng còi ngắn.

C. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn.

D. Ba tiếng còi ngắn, thổi nhanh.

Câu 9. Sắp xếp các bước dưới đây để có cách chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông.

A. Đèn đỏ − dừng lại trước vạch dừng.

B. Tiếp tục di chuyển, vẫn chú ý an toàn.

C. Đèn xanh – quan sát an toàn xung quanh, đưa ra tín hiệu chuyển hướng.

D. Giảm tốc độ khi gần đến nơi đường giao nhau.

1. D; 2. A ; 3. C; 4. D

Câu 10. Hành khách không được thực hiện hành vi nào khi ngồi trên máy bay?

A. Ngồi đúng số ghế ghi trên thẻ lên máy bay.

B. Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự và thắt dây an toàn.

C. Chú ý lắng nghe, quan sát hướng dẫn của tiếp viên hàng không.

D. Sử dụng thiết bị thu, phát sóng khi máy bay đang cất, hạ cánh.

PHẦN C: CHIA SẺ Ý KIẾN

Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

Gợi ý:

* Trong giờ lên lớp:

- Ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.

- Sử dụng các câu khẩu hiệu, dễ nhớ để học sinh dễ nhớ và thực hiện hơn.

- Tìm hiểu kĩ đặc trưng năng lực mỗi học sinh, nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp.

- Chủ động tìm thêm tài liệu tranh, ảnh, video về an toàn giao thông hay, lạ để đưa vào các bài dạy tạo hứng thú cho học sinh.

- Tổ chức các trò chơi tìm hiểu an toàn giao thông.

- Chú trọng, nhấn mạnh các nội dung chính:

+ Đi bên tay phải, sá lề đường, đúng hướng đường, làn đường dành cho mình.

+ Đi chậm, quan sát kĩ xung quanh, nhất là những nơi xe cộ phức tạp, hay tầm nhìn bị che khuất.

+ Thứ tự các xe ưu tiên.

+ Các loại biển báo giao thông, quy định về an toàn giao thông (phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch khi tham gia giao thông,....).

+ Các điều nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông.

...

* Ngoài giờ lên lớp:

- Tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề "An toàn giao thông".

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, vẽ tranh tuyên truyền cổ động an toàn giao thông.

- Tạo điều kiện cho các lớp, các nhóm học sinh tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông.

- Trao đổi với phụ huynh về an toàn giao thông, đề nghị phụ huynh phối kết hợp với giáo viên tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm hiểu an toàn giao thông, chấp hành các quy tắc an toàn giao thông ngoài thực tế.

>> Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học”

>> Đáp án tự luận an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên tiểu học năm 2022

>> Chi tiết đáp án phần trắc nghiệm: Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Giáo viên năm 2022

1.2. Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THCS

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp Trung học cơ sở
Dành cho giáo viên
Năm học 2021 - 2022

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ………….………......Giới tính: .................

Giáo viên bộ môn: ……………………….…...…..….…

Số điện thoại di động: ……………Nhà riêng:…………

Email:……………..……………………..…….…………

Trường: ………………..…………………………………

Địa chỉ nhà trường: ……...........Tỉnh………......….......

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải mang theo các loại giấy tờ nào sau đây khi tham gia giao thông?

A. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định, Căn cước công dân.

B. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Căn cước công dân.

C. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Căn cước công dân, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

D. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực. Dấu tích

Câu 2. Trên đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một xe di chuyển và có chỗ tránh xe, một xe ô
tô 4 chỗ và một xe buýt cùng di chuyển ngược chiều nhau. Trong trường hợp này xe nào
phải vào vị trí tránh và nhường đường cho xe kia?

A. Xe gần vị trí tránh. Dấu tích

B. Xe xa vị trí tránh.

C. Xe 4 chỗ.

D. Xe buýt.

Câu 3. Khi điều khiển xe ôtô vào ban đêm, gặp xe chạy ngược chiều, người lái xe cần
phải thực hiện các thao tác nào sau đây để bảo đảm an toàn?

A. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy
ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình. Dấu tích

B. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.

C. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều để tránh xe và bảo đảm an toàn.

D. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.

Câu 4. Hãy chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy lên dốc.

A. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, tăng tay ga và đi nhanh qua đỉnh dốc.

B. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, tránh chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, tăng tay ga và đi nhanh qua đỉnh dốc.

C. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, tránh chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, giảm tay ga và buông trôi qua đỉnh dốc. Dấu tích

D. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, giảm tay ga và trả ga qua đỉnh dốc.

Câu 5. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo
các quy định nào sau đây?

A. Trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát theo
lề đường, hè phố phía bên trái theo chiều đi của mình.

B. Chỉ được dừng, đỗ phương tiện tại nơi cho phép và bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Dấu tích

C. Được phép dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

D. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 10 mét.

Câu 6. Khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường và quan sát thấy có xe sau xin
vượt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào sau đây để bảo đảm an toàn?

A. Giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. Dấu tích

B. Giảm tốc độ, đi sát về bên trái của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

C. Tăng tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

D. Giữ nguyên tốc độ, cho xe tránh về bên phải mình và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết. Không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất về quy tắc quay đầu xe ô tô an toàn.

A. Quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.

B. Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.Dấu tích

C. Lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.

D. Thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm.

Câu 8: Anh K điều khiển xe mô tô trên Quốc lộ 1A, đến đoạn đường đôi bắt đầu vào thành phố Vinh, anh K nhìn thấy biển báo hiệu “Bắt đầu khu vực đông dân cư”. Trong trường hợp này anh K chỉ được phép điều khiển xe với tốc độ tối đa bao nhiêu?

A. 30 km/h.

B. 40 km/h.

C. 50 km/h.

D. 60 km/h. Dấu tích

Câu 9. Trên đường cao tốc, gặp biển nào dưới đây người lái xe phải chú ý đổi hướng đi
khi sắp vào đường cong nguy hiểm?

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THCS năm 2022

A. Biển 1.

B. Biển 1 và 3. Dấu tích

C. Biển 2 và 3.

D. Biển 2.

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu "Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách"?

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THCS năm 2022

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 2 và 3. Dấu tích

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Hưởng ứng năm An toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu cuả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, Thầy/cô đã thực hiện những biện pháp nào trong hoạt động giáo dục và dạy học ở nhà trường mình? Hãy nêu và phân tích một biện pháp mà thầy cô cho là hiệu quả nhất.

Trả lời:

Hưởng ứng năm An toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu của thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, chúng tôi đã thực hiện những biện pháp nào trong hoạt động giáo dục và dạy học ở nhà trường mình: Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luật ATGT, các buổi tuyên truyền dưới cờ; Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, Hội thi rung chuông vàng về ATGT; Tổ chức giảng dạy các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông theo nội dung của tài liêu tập huấn về giáo dục ATGT trong trường học.

Trong đó thì Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức ATGT cho học sinh tôi thấy hiệu quả nhất.

Phân tích:

Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức làm bài thi trắc nghiệm với 21 câu hỏi, tập trung vào các nội dung được quy định trong Luật Giao thông đường bộ và các tình huống tham gia giao thông thực tế mà học sinh thường gặp.

Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, thu hút học sinh trong nhà trường tham gia tích cực. Hầu hết các em đều rất tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài thi.

Em Nguyễn Minh Trang, học sinh lớp 7A cho biết: Đây là lần đầu em được tham gia hình thức tri trắc nghiệm trên giấy để tìm hiểu pháp luật về ATGT vì vậy rất háo hức. Bài thi đã cung cấp cho chúng em những kiến thức rất bổ ích, thiết thực về ATGT, giúp chúng em tham gia giao thông được an toàn.

Được biết, trong tháng 9, Công an huyện Yên Mô tiến hành tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức ATGT tại 4 trường THPT với tổng số 3.806 học sinh tham gia.

Đây là một trong những hoạt động được Công an huyện Yên Mô chọn để thực hiện trong tháng 9, tháng ATGT, góp phần quản lý, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh, nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra đối với học sinh.

>> Chi tiết: Thầy, cô đã thực hiện những biện pháp nào trong hoạt động giáo dục và dạy học ở nhà trường của mình? Hãy nêu và phân tích một biện pháp mà thầy cô cho là hiệu quả nhất

Câu 2. Thầy/cô hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022.

>> Chi tiết: Hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022

Trả lời:

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh:

1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

  • Giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy.
  • Phổ biến cho học sinh các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm.
  • Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh.
  • Nếu đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ
  • Đi xe đạp không không lạng lách, không đi hàng hai, hàng ba, không chở quá số người quy định khi tham gia giao thông

2. Một số khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trong các nhà trường, cụ thể như sau:

“Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.

3. Trách nhiệm của GVCN

Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh.

  • Tổ chức họp phụ huynh học sinh cho ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông.
  • Đưa các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông để học sinh thảo luận và đề ra phương án giải quyết trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.
  • Căn cứ vào những quy định về an toàn giao thông nếu học sinh lớp vi phạm căn cứ vào mức độ nặng nhẹ để xếp loại hạnh kiểm cuối năm

>> Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THCS năm 2022

1.3. Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THPT

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp Trung học phổ thông
Dành cho giáo viên
Năm học 2021 - 2022

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ………….………......Giới tính: .................

Giáo viên bộ môn: ……………………….…...…..….…

Số điện thoại di động: ……………Nhà riêng:…………

Email:……………..……………………..…….…………

Trường: ………………..…………………………………

Địa chỉ nhà trường: ……...........Tỉnh………......….......

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Xe ô tô con tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư nơi đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới được chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h?

A. 60

B. 70

C. 80 Dấu tích

D. 90

Câu 2: Khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường trơn trượt, người lái xe phải chọn cách đi nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm, giữ đều ga, không lấy lái nhiều và không phanh gấp. Dấu tích

B. Thả lỏng tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường, không lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

C. Thả lỏng tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm, giữ đều ga, lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

D. Giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường, không lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

Câu 3. Khi điều khiển phương tiện trong khu đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện phải báo hiệu bằng cách nào dưới đây để xin vượt xe?

A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn hoặc còi xe.

B. Báo hiệu bằng tín hiệu còi xe.

C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn. Dấu tích

D. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe.

Câu 4: Hãy lựa chọn phương án đúng nhất dưới đây về quy tắc gia nhập làn đường khi điều khiển các phương tiện ô tô, xe máy.

A. Quan sát an toàn xung quanh, bật đèn báo hiệu cho các phương tiện khác biết và chỉ cho xe gia nhập làn đường khi đã bảo đảm an toàn. Dấu tích

B. Nhanh chóng điều khiển xe gia nhập làn đường để tiết kiệm thời gian.

C. Quan sát an toàn xung quanh và nhanh chóng điều khiển xe gia nhập làn đường.

D. Nhanh chóng gia nhập làn đường, chỉ cần nhường đường cho các loại xe ưu tiên.

Câu 5. Phương án nào dưới phù hợp với quy tắc tránh xe đi ngược chiều?

A. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước. Dấu tích

B. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

C. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước.

D. Phải giảm tốc độ và dùng đèn chiếu xa khi đi ngược chiều nhau; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước.

Câu 6: Trong các thao tác vượt xe sau đây, thao tác nào không bảo đảm an toàn?

A. Kiểm tra an toàn phía trước.

B. Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

C. Vượt xe về bên phải nếu xe trước không nhường đường.Dấu tích

D. Tăng tốc độ để vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe bị vượt tối thiểu 2 mét bề ngang.

Câu 7: Cách sắp xếp về thứ tự đường ưu tiên theo phương án nào dưới đây là đúng?

A. Quốc lộ - Đường cao tốc - Đường tỉnh - Đường đô thị - Đường huyện - Đường xã - Đường chuyên dùng.

B. Đường cao tốc - Quốc lộ - Đường đô thị - Đường tỉnh - Đường huyện - Đường xã - Đường chuyên dùng. Dấu tích

C. Đường chuyên dùng - Đường cao tốc - Quốc lộ - Đường đô thị - Đường tỉnh - Đường huyện - Đường xã.

D. Đường cao tốc - Quốc lộ - Đường chuyên dùng - Đường tỉnh - Đường đô thị - Đường xã.

Câu 8: Anh A điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường quốc lộ không phân chia thành các làn riêng biệt. Quan sát phía trước an toàn và có đủ điều kiện vượt, anh A báo hiệu để xin vượt. Tuy nhiên, anh B điều khiển xe ô tô phía trước không nhường đường. Nhận thấy không có chướng ngại vật bên phải, anh A đã điều khiển xe về phía phần đường bên phải và vượt lên. Trong tình huống này, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Anh A vi phạm Luật giao thông đường bộ còn anh B không vi phạm.

B. Anh B vi phạm Luật giao thông đường bộ còn anh A không vi phạm.

C. Cả anh A và anh B đều vi phạm Luật giao thông đường bộ.

D. Cả anh A và anh B đều không vi phạm Luật giao thông đường bộ

Câu 9: Biển báo nào dưới đây báo hiệu đường hai chiều?

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THPT năm 2022

A. Biển 1

B. Biển 2 Dấu tích

C. Biển 1 và 2

D. Biển 2 và 3

Câu 10. Trên đường cao tốc, gặp biển báo nào dưới đây người lái xe đi theo hướng bên phải để tránh chướng ngại vật?

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THPT năm 2022

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3 Dấu tích

D. Biển 1 và 3

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Thầy/cô hãy xây dựng kế hoạch dạy học môn học mà thầy, cô đảm nhận (năm học 2021 - 2022) trong đó có thể hiện nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông sao cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid -19 hiện nay.

Kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông

1. Mục tiêu

- Tuyên truyền sâu rộng các quy định an toàn giao thông đến mọi người, đặc biệt Ɩà các em học sinh.

- Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của toàn thể học sinh trong nhà trường.

- Giáo dục học sinh các em nhận thức đúng, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và những người khác.

- Hạn chế vi phạm luật giao thông, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông khu vực cổng trường.

2. Yêu cầu cần đạt

- Cả giáo viên ѵà học sinh đều phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục an toàn giao thông.

- Giáo viên ѵà học sinh phải nghiêm túc thực hiện, chấp hành luật an toàn giao thông.

- Có ý thức tham gia giao thông văn minh, lịch sự, tuyên truyền đến mọi người về luật an toàn giao thông, cũng như văn hóa tham gia giao thông văn minh.

3. Đối tượng tham gia

- Chủ yếu Ɩà giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

4. Nội dung tuyên truyền giáo dục

- Tuyên truyền về cách đi bộ an toàn.

- Đi xe đạp điện, xe máy, xe gắn máy an toàn.

- Tuyên truyền luật giao thông.

- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.

- Nhận biết một số biển báo thường gặp trong giao thông.

- Quy định xử phạt sai phạm khi tham gia giao thông.

- HS cam kết thực hiện ѵà chia sẻ với những người thân trong gia đình về các kiến thức, kĩ năng an toàn giao thông đã được học.

5. Hình thức tuyên truyền giáo dục

- Thông qua buổi họp phụ huynh, tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh cùng nhau giáo dục con em chấp hành luật giao thông.

- Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề.

- Tạo điều kiện, không gian cho học sinh thực hành ngay tại trường học, dưới sự tham gia hướng dẫn của giáo viên.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, thiết kế tranh ảnh theo chủ đề an toàn giao thông.

- Tuyên truyền trực quan thông qua: áp phích, băng rôn, tờ rơi, khẩu hiệu

– Thông qua hệ thống phát thanh của nhà trường, phổ biến nội dung luật giao thông và các quy tắc tham gia giao thông an toàn đến học sinh.

- Tích hợp an toàn giao thông trong các môn học chuyên môn.

- Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện quy định về ATGT, qua học sinh tuyên truyền đến cha mẹ học sinh.

Do tình hình phức tạp của dịch bệnh, một số địa phương có thể tổ chức một số hoạt động về an toàn giao thông trực tuyến để ứng phó với dịch COVID-19.

>> Chi tiết: Thầy, cô hãy xây dựng kế hoạch dạy học môn học mà thầy/cô đảm nhận (năm học 2021 - 2022), trong đó có thể hiện nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông sao cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid -19 hiện nay

Câu 2: Thầy/cô hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ giáo
dục an toàn giao thông năm 2021. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

>> Chi tiết: Thầy/cô hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông năm 2021. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục

Trả lời:

Thuận lợi:

- Về phía nhà trường:

  • Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên khối lớp 2 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình lớp 2 năm học 2021-2022 theo chương trình GDPT 2018 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. BGH hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện vừa học tập vừa phòng chống dịch COVID-19.
  • Giáo viên trong khối nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
  • 100% giáo viên dạy lớp 2 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Về chương trình SGK: HS lớp 2 đã được học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống từ năm lớp 1 nên có sự kế thừa và kiến thức được phát triển theo vòng xoáy đồng tâm.

  • Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với HS lớp 2.
  • Chủ đề giáo dục học sinh gần gũi, giáo dục về tình yêu thương bạn bè, gia đình, ông bà, cha mẹ, thầy cô, quê hương đất nước….

- Về Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ (1 ti vi, 1 máy bộ máy tính, 1 máy soi), phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 2 theo chương trình giáo dục 2018.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018.

Khó khăn:

  • Thời gian HS nghỉ hè dài, nhiều HS quên kiến thức, quên vần dẫn đến việc HS đọc châm, sai; viết không đúng chính tả. Môn Toán nhiều HS quên các bảng cộng, trừ trong phạm 10, cách thực hiện các dạng toán nên lúng túng trong việc vận dụng vào chương trình môn Toán lớp 2.
  • Do tình hình dịch COVID-19, chương trình kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt và môn Toán thời lượng các tiết trong tuần tăng nên khó khăn trong việc tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức của HS.
  • HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, GV rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em.
  • HS lớp 2 có vốn từ còn hạn chế, môn Tiếng Việt (phần luyện viết đoạn nhiều, đa dạng nội dung) nên khó khăn cho HS trong việc viết đoạn văn, câu văn diễn đạt chưa rõ ràng.
  • Thời gian thực hành, ôn luyện toán, Tiếng Việt ít nhưng lượng bài tập nhiều.

Giải pháp khắc phục:

  • Trước khi HS tựu trường, được sự chỉ đạo của nhà trường, GVCN tổ chức ôn tập KT và nắm bắt tình hình của HS qua phần mềm Zoom.
  • GV tự linh động, tìm phương pháp tốt nhất trong việc rèn HS tùy theo đối tượng trong lớp mình chủ nhiệm.
  • GV kết hợp cùng PHHS trao đổi kiến thức, phương pháp giảng dạy để cùng rèn luyện cho các em tốt hơn khi thực hiện chương trình mới.
  • Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, theo chuyên đề. Bồi dưỡng chuyên môn qua tham dự các chuyên đề… Lên tiết dạy trong đợt bồi dưỡng giáo viên hè. Nắm vững quy trình lên lớp các tiết dạy. Đối với môn Toán và môn Tiếng Việt, tổ chức các tiết dạy mẫu. Tổ khối đã nghiên cứu, tìm ra những kiến thức cốt lõi trong môn Toán, môn Tiếng Việt mà HS cần đạt ở mỗi bài học, mỗi chủ đề. Xây dựng kiến thức cần ghi nhớ xuyên suốt năm học đối với HS lớp 2 với hai môn Toán và Tiếng Việt.
  • Tổ chức tập huấn Thông Tư 27/2020/ của Bộ Giáo dục Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

>> Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THPT năm 2022

2. Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho học sinh

2.1. Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho học sinh Tiểu Học

Đáp án Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 3 năm 2022

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2021 – 2022

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 3

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại (nếu có): ......................................................................

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Những hành vi nào gây mất an toàn giao thông ở cổng trường?

A. Xếp hàng đi ra khỏi cổng trường vào giờ tan học.

B. Dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định khi đưa, đón học sinh.

C. Đi bộ trên vỉa hè.

Câu 2. Tên của biển báo hiệu giao thông đường bộ dưới đây là gì?

Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3

A. Cấm rẽ trái.

B. Cấm rẽ phải.

C. Được phép rẽ trái

Câu 3. Đặc điểm chung của nhóm biển báo hiệu lệnh là gì?

A. Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng để báo các hiệu lệnh phải thi hành.

B. Có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

C. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng. Nội dung biểu thị có màu đen.

Câu 4. Em có được phép đi bộ qua đường khi tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?

A. Được phép.

B. Không được phép.

C. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông.

Câu 5. Khi qua đường tại những nơi giao nhau có cầu vượt dành cho người đi bộ, em phải làm gì?

A. Chạy ngay qua đường.

B. Đợi khi nào đường vắng thì đi ngang qua đường.

C. Đi lên cầu vượt dành cho người đi bộ để qua đường.

Câu 6. Các em được nhà trường cho đi dã ngoại bằng phương tiện ô tô, khi lên, xuống ô tô, các em cần phải làm gì?

A. Chỉ lên, xuống khi xe đã dừng hẳn.

B. Lên, xuống theo thứ tự và theo sự hướng dẫn của người lớn.

C. Cả hai ý trên

Câu 7. Khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng, em không nên làm gì?

A. Ngồi ngay ngắn, thắt dây an toàn.

B. Nhường chỗ cho người già và những em nhỏ.

C. Nói chuyện, đùa nghịch với các bạn trên xe.

Câu 8. Những bộ phận nào không phải của xe đạp?

A. Chân ga, cần số.

B. Bàn đạp, yên xe.

C. Xích chắn, tay phanh, tay lái.

Câu 9. Ở những nơi có nhiều làn đường, người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe như thế nào?

A. Đi trên vỉa hè.

B. Đi trên làn đường dành cho xe đạp và xe thô sơ.

C. Đi trên làn đường dành cho xe cơ giới.

Câu 10. Khi tham gia giao thông, người điều khiển loại phương tiện nào sau đây không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm?

A. Mô tô và xe gắn máy.

B. Xe buýt trường học.

C. Cả hai ý trên

PHẦN B: TỰ LUẬN

Em hãy lựa chọn một loại phương tiện giao thông công cộng mà em đã tham gia. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng đó?

Đáp án:

Những việc nên làm và không nên làm khi đi xe bus

Hiện nay xe bus là một loại hình phương tiện giao thông công cộng được rất nhiều người ưa chuộng và em cũng là một trong số đó. Việc trải nghiệm trên phương tiện công cộng là xe bus đã giúp em rút ra rất nhiều bài học khi sử dụng phương tiện này. Sau đây là một số ý kiến của em về những việc nên làm khi đi xe bus như sau:

Những điều nên làm khi đi xe bus:

  • Đứng đúng điểm chờ xe bus
  • Khi bước lên xe cần nhanh chân và không đứng tại khu vực bậc lên (chỗ cửa xe mở ra đóng vào)
  • Xác định chỗ ngồi và khẩn trương vào chỗ. Nếu hết chỗ thì đứng bám và đi xuống cuối xe.
  • Luôn nhớ khi đã đưa tiền cho nhân viên thu vé thì hãy cầm vé, không đứa vé thì bảo họ phải đưa vé cho bản thân. Khi có vé trên tay hãy giữ lấy nó. Xuống xe mới bỏ đi.
  • Không vứt vé bừa bãi trên xe.
  • Khi gặp người già, người cao tuổi, phụ nữ có thai thì nên nhường ghế.
  • Học sinh, sinh viên luôn mang theo vé tháng.
  • Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe.
  • Lên xe cửa trước, xuống cửa sau.

Những việc làm nên tránh khi đi xe bus:

  • Cười đùa, nói chuyện to trên xe.
  • Không ngồi gác chân lên ghế đằng trước.
  • Không ăn mặc phản cảm, nói tục chửi bậy khi tham gia phương tiện giao thông công cộng.

>> Những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

Những việc nên làm và không nên làm khi đi tàu hỏa

  • Nên đọc kĩ các thông tin về chuyến đi được in trên vé (số toa, số ghế, giờ xuất phát..)
  • Chuẩn bị sẵn hành lí gọn gàng để tiện di chuyển khi đi qua các cửa của ga tàu
  • Đến sớm hơn giờ xuất phát của tàu để sẵn sàng cho các tình huống ngoài ý muốn (tàu xuất phát sớm hơn dự kiến, tắc đường…)
  • Khi lên tàu, qua cửa soát vé… cần chú ý thực hiện đúng các quy định, yêu cầu của nhà ga và nhân viên, không nô đùa, có các hành vi gây ảnh hưởng đến người khác
  • Tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia…) trước khi lên tàu, vì với nồng độ cồn nhất định sẽ không được di chuyển bằng đường sắt
  • Nếu không tìm thấy ghế của mình, hãy hỏi các hành khách khác hoặc tiếp viên
  • Nên cất hành lí gọn gàng ở dưới ghế hoặc thanh ngang trên ghế ngồi của mình, chú ý sắp xếp sao cho hợp lí, tránh lấn chiếm sang chỗ ngồi của người khác
  • Trong quá trình tàu hỏa di chuyển, chú ý bảo vệ tài sản cá nhân của mình, những tài sản nhỏ có giá trị (ví tiền, đồ trang sức, điện thoại…) nên mang theo mình
  • Hãy đưa ra các thắc mắc, nhu cầu của bản thân với nhân viên trên tàu một cách lịch sự
  • Trong quá trình tàu di chuyển, không nên cười đùa, xem phim tạo tiếng ồn lớn ảnh hưởng người khác; không xả rác bừa bãi hay làm hư hại các trang thiết bị trên tàu
  • Chú ý thời gian, ga tàu cần xuống (dựa trên thông báu của tàu, của nhân viên) để chuẩn bị hành lí và di chuyển tới cửa ra
  • Khi ra khỏi tàu, cần di chuyển đến đúng nơi cửa ra (theo hướng dẫn) để ra khỏi ga tàu, tránh di chuyển lung tung gây mất thời gian và gặp nguy hiểm

>> Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

Đáp án Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 4 năm 2022

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Những hành vi nào của người điều khiển xe đạp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?

A. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính). Dấu tích

B. Đội mũ bảo hiểm.

C. Đi đúng làn đường dành cho xe đạp và cho xe thô sơ.

Câu 2. Khi nhìn thấy các bạn của mình đang điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang ngoài đường, em sẽ làm gì?

A. Khen các bạn dàn hàng ngang đẹp.

B. Tham gia dàn hàng ngang cùng các bạn cho vui.

C. Nhắc nhở, khuyên nhủ các bạn không nên đi xe đạp dàn hàng ngang ngoài đường Dấu tích

Câu 3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dưới đây có ý nghĩa như thế nào?

Đáp án an toàn giao thông dành cho giáo viên

A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại.

B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng. Dấu tích

C. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển được tiếp tục di chuyển.

Câu 4. Em đang dừng xe đạp tại ngã tư đường theo tín hiệu đèn giao thông màu đỏ. Chú cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho các phương tiện hướng của em di chuyển. Trong khi đó, đèn tín hiệu giao thông vẫn bật màu đỏ. Em sẽ làm gì?

A. Di chuyển theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Dấu tích

B. Tiếp tục dừng lại chờ đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5. Tai nạn giao thông có thể dẫn đến hậu quả gì?

A. Gây thương vong về người.

B. Phá hủy về tài sản.

C. Cả hai ý trên. Dấu tích

Câu 6. Những hành vi nào của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể dẫn đến tai nạn giao thông?

A. Tuân thủ biển báo, tín hiệu điều khiển giao thông.

B. Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định.

C. Vượt quá tốc độ cho phép. Dấu tích

Câu 7. Để điều khiển xe rẽ vào một ngõ nhỏ mà em không quan sát được người và phương tiện đi lại trong ngõ, em sẽ làm gì?

A. Tiếp tục điều khiển với tốc độ như bình thường và rẽ khi nào em muốn.

B. Đi chậm, đưa ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát cẩn thận, khi thấy đủ điều kiện an toàn thì mới điều khiển xe đạp chuyển hướng. Dấu tích

C. Tăng tốc độ và nhanh chóng điều khiển xe đạp chuyển hướng.

Câu 8. Đang điều khiển xe đi trên đường, em thấy một chiếc xe cần cẩu to đang dừng, đỗ chiếm hết phần đường em đang đi. Để tiếp tục di chuyển, em cần làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Tiếp tục di chuyển như bình thường để vượt qua chiếc xe cần cẩu.

B. Tăng tốc thật nhanh để vượt qua chiếc xe cần cẩu.

C. Giảm tốc độ, quan sát cẩn thận, khi nhận thấy đủ điều kiện an toàn thì tiếp tục di chuyển để vượt qua chiếc xe cần cẩu. Dấu tích

Câu 9. Những hành vi nào không an toàn khi tham gia giao thông đường thủy (phà, tàu, thuyền…)?

A. Chen lấn, xô đẩy để lên, xuống tàu, thuyền nhanh nhất có thể.

B. Chạy, nhảy, đùa nghịch với các bạn trên tàu, thuyền.

C. Cả hai ý trên. Dấu tích

Câu 10. Trong lúc đang ngồi trên thuyền (ghe) đến trường, một người bạn ngồi cùng thuyền đùa nghịch, té nước vào em, em sẽ làm gì?

A. Té nước lại vào bạn.

B. Nhắc nhở bạn giữ trật tự, không được nghịch ngợm khi ngồi trên thuyền. Dấu tích

C. Để bạn thích làm gì thì làm.

B. TỰ LUẬN

Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn.

Những việc nên làm khi đi xe đạp:

  • Người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình và đi đúng phần đường, làn đường quy định.
  • Người điều khiển xe đạp phải đi trên làn đường trong cùng phía tay phải.
  • Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.
  • Người điều khiển xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Những việc không nên làm khi đi xe đạp:

  • Đi xe dàn hàng ngang;
  • Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông

- Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:

  • Mang, vác vật cồng kềnh;
  • Sử dụng ô;
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

>> Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn

Đáp án Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 5 năm 2022

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Những hành vi nào không được thực hiện khi điều khiển xe đạp?

A. Nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện khác.

B. Chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

C. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. Dấu tích

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 2. Em cần làm gì khi điều khiển xe đạp chuyển hướng?

A. Xác định hướng cần chuyển, giảm tốc độ.

B. Quan sát mọi phía, khi đảm bảo an toàn thì đưa ra tín hiệu báo chuyển hướng.

C. Thận trọng điều khiển xe chuyển hướng và luôn quan sát phòng tránh va chạm.

D. Tất cả các ý trên. Dấu tích

Câu 3. Nơi nào sau đây không phải nơi bị che khuất tầm nhìn?

A. Nơi đường thẳng, thông thoáng, không có đường, ngõ cắt ngang. Dấu tích

B. Điểm mù của các phương tiện giao thông.

C. Nơi đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo.

D. Nơi có nhiều phương tiện giao thông lớn dừng đỗ.

Câu 4. Khi tham gia giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất, em cần làm gì?

A. Đi chậm, chú ý quan sát xung quanh.

B. Lắng nghe tiếng còi xe, tiếng động cơ.

C. Chỉ tiếp tục di chuyển bình thường khi đảm bảo an toàn.

D. Tất cả các ý trên Dấu tích

Câu 5. Hành vi nào không được phép thực hiện khi tham gia giao thông đường hàng không?

A. Mang theo giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.

B. Sử dụng các thiết bị điện tử nghe, nhìn khi tàu bay đang cất cánh. Dấu tích

C. Xếp hàng làm thủ tục kiểm tra trước khi lên tàu bay.

D. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên hàng không.

Câu 6. Khi đang ngồi trên máy bay đi du lịch cùng gia đình, em thấy bạn của mình đang loay hoay tìm cách mở cửa thoát hiểm. Em sẽ làm gì?

A. Ngồi yên, nhìn bạn thực hiện.

B. Giúp đỡ bạn mở cửa thoát hiểm.

C. Khuyên không được mở cửa thoát hiểm. Dấu tích

D. Quát mắng bạn không được nghịch ngợm.

Câu 7. Em đang đạp xe đến trường thì gặp một đoạn đường bị ùn tắc đông người, vỉa hè dành cho người đi bộ đang không có người. Bên cạnh đó, đường phía ngược chiều cũng rất vắng. Em sẽ làm gì?

A. Đi lên vỉa hè dành cho người đi bộ.

B. Đi sang phần đường ngược chiều.

C. Len lỏi, đâm ngang, tìm mọi cách để thoát khỏi đoạn ùn tắc.

D. Bình tĩnh, không vội vàng, tiếp tục di chuyển đúng quy định. Dấu tích

Câu 8. Khi gặp một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường đến trường, em sẽ làm gì?

A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho người lớn nào đó để họ tìm người giải quyết, giúp đỡ người bị nạn nếu có thể. Dấu tích

B. Tiếp tục di chuyển, coi như không nhìn thấy gì.

C. Chen lấn cùng đám đông xem cho thỏa trí tò mò.

D. Bỏ chạy vì sợ hãi.

Câu 9. Đang đạp xe trên đường, em nghe thấy tiếng còi hú của xe cứu thương ở phía sau, em sẽ làm gì?

A. Tiếp tục di chuyển bình thường.

B. Đạp xe thật nhanh để kịp đến trường

C. Điều khiển xe đi chậm lại, hoặc dừng lại sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình, nhường đường cho xe cứu thương.

D. Điều khiển xe áp sát lề đường bên trái theo chiều đi của mình, nhường đường cho xe cứu thương và các phương tiện giao thông khác Dấu tích

Câu 10. Sắp xếp các bước xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông

A. Xây dựng nội dung tuyên truyền.

B. Thực hiện công tác tuyên truyền.

C. Xác định hình thức tuyên truyền.

D. Xác định mục tiêu, đối tượng tuyên truyền.

1. D; 2. C; 3. A; 4. B

>> Tham khảo: Các bước xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông

2. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó. Nêu suy nghĩ của em của em về cách ứng xử đó?

Bài tham khảo 1

Có rất nhiều những vi phạm mà hàng ngày vẫn liên tiếp xảy ra. Đặc biệt ở các thành phố lớn, vào giờ cao điểm tình trạng ách tắc diễn ra rất phổ biến cũng là cơ hội gây ra tai nạn khi mà ai ai cũng vội vã đến nơi mà mình muốn, hay sự thiếu ý thức của những người tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt quan tâm là sự thiếu ý thức của người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông mà vẫn nhức nhối trong những năm gần đây chưa khắc phục được triệt để. Hậu quả của tai nạn giao thông không ai là không biết. Trước hết nó làm thiệt hại về tính mạng con người. Không chỉ khiến cho một gia đình mất đi thành viên, người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, gia đình bị mất đi một trụ cột vững chắc.

Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người để lại niềm xót thương cho người thân của họ. Không chỉ làm mất đi tính mạng của nhiều người, tai nạn giao thông còn khiến cho sự diễn biến của tình trạng giao thông càng thêm phức tạp. Nó gây tâm lý hoang mang cho những người khác. Nó khiến cho sự tiêu tốn về tài sản ngày càng gia tăng. Sự phức tạp thêm của giao thông lại càng là mối đe dọa lớn dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông kế tiếp. Vừa thiệt hại về người và của, tai nạn giao thông còn gây mất trật tự an ninh xã hội.

Lợi dụng đám đông xúm vào xem xét tình hình tai nạn, những thành phần xấu trong xã hội nhân cơ hội này để thực hiện hành vi phạm pháp của mình nổi bật nhất là cướp giật.

Vì vậy khi tham gia giao thông, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc luật giao thông để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc. Các chương trình về an toàn giao thông trong nhà trường luôn được quan tâm, đối với các em học sinh nên tích cực tham gia.

Bài tham khảo 2

Trưa nay, khi đi học về em đã chứng kiến một vụ va chạm giao thông. Vụ việc va chạm xảy ra tại một nút giao khá nhiều ô tô dừng đỗ. Lúc này em đang tri phía trong sát lề đường thì thấy một người đi xe máy chở theo kiện hàng lớn đã bất cẩn đâm thẳng vào đầu xe ô tô đang đi đến.

Dù cú đâm khá mạnh nhưng sau khi xuống xem xét, người lái xe ô tô lại chủ động bắt tay người đi xe máy. Tình huống va chạm đã được giải quyết êm đẹp.

Qua hành động của 2 chủ phương tiện trên thật đáng để mỗi người trong chúng ta tự suy ngẫm. Sự cố va chạm giao thông sẽ không dẫn đến căng thẳng nếu những người liên quan có cách ứng xử văn minh. Sau khi chứng kiến sự việc em thấy trong xã hội còn rất nhiều tấm gương người tốt để chúng ta noi theo. Đây sẽ là một bài học quý giá về văn hóa ứng xử khi xảy ra va chạm giao thông em sẽ mãi ghi nhớ.

>> Chi tiết: Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó

2.2. Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho học sinh THCS

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.Dấu tích

C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 2: Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông?

A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn.

B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn.

C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe.Dấu tích

D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải.

Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không?

A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người.

B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi.Dấu tích

C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm.

Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt.

A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp.Dấu tích

B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp.

C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt

Câu 5. Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây?

(1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường.

(2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau.

(3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng.

(4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát.

A. 2 – 3 – 1 – 4

B. 3 – 4 – 2 – 1

C. 2 – 1 – 3 – 4Dấu tích

D. 1 – 3 – 4 – 2

Câu 6. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn
lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp
trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn?

A. Nam và bạn của Nam.Dấu tích

B. Nam và anh trai của Nam.

C. Nam.

D. Anh trai của Nam.

Câu 7. Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông?

A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông.

B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ.Dấu tích

C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường.

D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác.

Câu 8. Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao thông?

A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.Dấu tích

B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Câu 9. Biển báo nào dưới đây chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp?

Đáp án An toàn giao thông THCS

A. Biển 1

B. Biển 2 và 3

C. Biển 3Dấu tích

D. Biển 1 và 2

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo phía trước có chướng ngại vật, người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo?

Đáp án an toàn giao thông THCS

A. Biển 1.Dấu tích

B. Biển 1 và 2.

C. Biển 3.

D. Biển 2 và 3

PHẦN II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau. Trình bày những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn.

>> Chi tiết: Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau

2. Em hãy lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện cho các bạn học sinh trong trường em. (Có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ, viết bài tuyên truyền, thiết kế khẩu hiệu, làm video…..)

>> Chi tiết: Lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn

2.3. Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho học sinh THPT

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông, các phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Các phương tiện phải bấm còi để báo hiệu cho người già yếu, người khuyết tật biết và phóng nhanh qua.

B. Các phương tiện phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông. Dấu tích

C. Các phương tiện bấm còi nhiều lần để người khuyết tật, người già yếu biết.

D. Các phương tiện phóng nhanh qua nơi có người khuyết tật, người già yếu.

Câu 2. Linh đang điều khiển xe đạp điện trên đường về nhà, đến đoạn đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn thì xe của Linh bị hỏng, trong trường hợp này, Linh cần phải xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Để xe ở đó và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình rồi đi tiếp.

B. Để xe ở đó và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.

C. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 4 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.

D. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 5 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.Dấu tích

Câu 3. Để bảo đảm an toàn, người lái xe nên chọn cách xử lý nào dưới đây khi quan sát
phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ?

A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.

B. Tăng tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ

C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.Dấu tích

D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.

Câu 4. Em đang đạp xe đến trường, thấy xe ngược chiều có tín hiệu báo hướng rẽ trái cắt ngang hướng di chuyển của em, em phải chọn cách xử lí nào để bảo đảm an toàn?

A. Giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho phương tiện đó rồi tiếp tục di chuyển.Dấu tích

B. Đi nhanh hơn để vượt qua phương tiện có tín hiệu báo rẽ trái.

C. Đi sang phía giữa đường để tránh phương tiện có tín hiệu báo hướng rẽ trái.

D. Đi vào sát lề đường để tránh phương tiện có tín hiệu rẽ trái.

Câu 5. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ chấm
............. của đoạn thông tin về quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông.
Khi vượt, các xe phải vượt về (1)……… (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ (2)…….. phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải (3)………, đi sát về (4)……… bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt

A. (1) bên trái – (2) cao hơn – (3) duy trì tốc độ – (4) phần đường.

B. (1) bên phải – (2) thấp hơn – (3) tăng tốc độ – (4) làn đường.

C. (1) bên trái – (2) thấp hơn – (3) giảm tốc độ – (4) phần đường.Dấu tích

D. (1) bên phải– (2) cao hơn – (3) chuyển hướng – (4) làn đường.

Câu 6. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính từ ray gần nhất là bao nhiêu mét?

A. Tối thiểu 5 mét.Dấu tích

B. Tối đa 5 mét.

C. Tối thiểu 3 mét.

D. Tối đa 3 mét.

Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn về sử dụng phanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy?

A. Sử dụng đồng thời cả hai phanh, giữ nguyên ga, giữ xe cân bằng.

B. Sử dụng phanh sau trước sau đó sử dụng phanh trước, giảm ga, giữ xe cân bằng.

C. Sử dụng phanh trước sau đó sử dụng phanh sau, giảm ga, giữ xe cân bằng.

D. Sử dụng kết hợp giảm ga, phanh trước phanh sau sử dụng đồng thời. Không sử dụng phanh một cách đột ngộtDấu tích

Câu 8. Minh đang điều khiển xe đạp đến trường, đi đến đoạn đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Trong trường hợp này, Minh cần lựa chọn cách đi nào sau đây để không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông?

A. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

B. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.Dấu tích

C. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

D. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

Câu 9. Em hãy sắp xếp thứ tự các bước vượt xe an toàn cho phù hợp.

(1) Kiểm tra an toàn phía trước và kiểm tra an toàn phía sau qua gương chiếu hậu hai bên.

(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe phía trước đã nhường đường. Tăng tốc độ để
vượt, giữ khoảng cách bề ngang với xe bị vượt, trong khi vượt dùng còi báo hiệu để
báo hiệu cho xe bị vượt biết bạn đang vượt.

(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển đầu sang trái.

(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

A. 2 – 3 – 1 – 4

B. 1 – 4 – 2 – 3

C. 4 – 3 – 1 – 2

D. 4 – 1 – 3 – 2Dấu tích

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

Đáp án an toàn giao thông THPT

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2Dấu tích

C. Biển 3

D. Biển 2 và 3

PHẦN II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới đây. Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

>> Chi tiết: Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới đây

2. Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho các bạn trong trường em (có thể lựa chọn vẽ tranh, sáng tác thơ, làm video, …). Thực hiện và viết báo cáo ngắn gọn về kết quả thực hiện sản phẩm tuyên truyền đó.

>> Chi tiết: Thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ

Ngoài bài tổng hợp Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo và tìm hiểu về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022, Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2022 để trang bị thêm kiến thức tốt nhất về Luật giao thông Việt Nam.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cuộc thi An toàn giao thông

    Xem thêm