Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Trường TH Lương Tài năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2014 - 2015

Tham khảo bài test dưới đây của chúng tôi để ôn tập và củng cố lại kiến thức môn Tiếng việt lớp 4 trong học kì 1 vừa qua và bổ sung kiến thức để chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới. Bài test sẽ giúp các em làm quen với dạng đề, cách ra câu hỏi, từ đó đưa ra phương pháp học tập đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả cao. Chúc các em làm bài tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Đọc thầm bài tập đọc Ông Trạng thả diều (Sách Tiếng Việt 4 tập I, trang 104) và trả lời các câu hỏi sau:
    Câu 1:
    Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
  • Câu 2:
    Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"?
  • Câu 3:
    Trong câu «Rặng đào đã trút hết lá», từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút?
  • Câu 4:
    Trong câu "Chú bé rất ham thả diều" từ nào là tính từ?
  • Câu 5:
    Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc  từ loại nào?
  • Đọc thầm đoạn văn và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

    Kéo co

    Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cược đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

    Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.

    Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

    Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.

  • Câu 6:
    Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
  • Câu 7:
    Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp:
  • Câu 8:
    Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt:
  • Câu 9:
    Dòng nào chỉ toàn từ ghép?
  • Câu 10:
    Dòng nào dưới đây nêu đúng động từ có trong câu: “Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.”
  • Câu 11:
    Trong câu: “Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
  • Câu 12:
    Trong câu "Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình.", đâu là vị ngữ?
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
13 613
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm