Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Phòng GD và ĐT Gia Lộc, Hải Dương

Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án

Để chuẩn bị thật tốt cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 bài test Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Phòng GD và ĐT Gia Lộc, Hải Dương. Hi vọng thông qua bài test, các bạn sẽ làm quen thêm với những dạng câu hỏi mới trong môn Ngữ văn. Chúc các bạn thi tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test: Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Phòng GD và ĐT Gia Lộc, Hải Dương

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1.
    Cho đoạn văn: 
    ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. 
    (Ngữ văn 9, tập một)
  • a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả?
    Trả lời:
    - Trích trong văn bản: ................
    - Tác giả: ................
    - Trích trong văn bản Chiếc lược ngà - Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
  • b. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có ý nghĩa gì?
    - Người kể trong đoạn trích trên là bác Ba; người đồng đội của ông Sáu, nhân vật xưng tôi.- Ý nghĩa: Tạo tính khách quan, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện chủ động điều khiển nhịp kể và bình luận, góp phần tạo nên sự hấp dẫn của truyện
  • c. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn? Cho biết tên của thành phần biệt lập đó?
    - Thành phần biệt lập có trong đoạn văn: buổi chiều sau một ngày mưa rừng, đó là thành phần phụ chú
  • Câu 2:
    .... Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
    - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
    Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
    - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
    Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
    - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ...
    (Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một)
    Từ lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, hãy viết một bài văn với chủ đề “Niềm tin”.
    1. Tiêu chí về hình thức:- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.- Bảo đảm bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ.- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.2. Tiêu chí về nội dung:Trên cơ sở nắm được nội dung truyện ngắn Làng của Kim Lân, hình tượng nhân vật ông Hai và những hiểu biết về kiến thức xã hội, học sinh cần có các ý cơ bản sau:a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đềb. Thân bài:* Khái quát về đoạn trích: Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, ông Hai là nhân vật chính. Ông là một người nông dân yêu làng, yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng với Cụ Hồ. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông vô cùng tủi hổ, dằn vặt, đau đớn. Ông nói chuyện với đứa con út để tạo dựng, củng cố và khẳng định niềm tin vào Cụ Hồ, vào kháng chiến.* Giải thích: Niềm tin là cảm giác đinh ninh, chắc chắn về một điều gì đó. Có thể là tin vào một người hay một sự vật, sự việc nào đó; tin vào chính mình. Bởi vì họ nghĩ điều đó là đúng và đáng tin tưởng.* Phân tích và bàn luận: - Niềm tin là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết. Niềm tin tiếp thêm cho con người sức mạnh để con người có ước mơ, mục đích cao đẹp; mở ra những hành động tích cực vượt lên những khó khăn, thử thách; giúp con người gặt hái những thành công.- Niềm tin giúp mọi người yêu cuộc sống, yêu con người, hy vọng vào những điều tốt đẹp.- Đánh mất niềm tin thì con người sẽ không có ý chí nghị lực để vươn lên, không khẳng định được mình, mất tự chủ, mất tất cả, thậm chí mất cả sự sống.- Phê phán những con người không có niềm tin, mới va vấp, thất bại lần đầu đã gục ngã, buông xuôi.- Niềm tin còn được củng cố nhờ sự cổ vũ, động viên của những người xung quanh. * Bài học nhận thức và hành động:- Mọi người phải xây dựng niềm tin trong cuộc sống. Tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản thân, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.- Phải dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống.- Phải tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.c. Kết bài:- Kết luận: khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của niềm tin.- Liên hệ bản thân.
  • Câu 3:
    Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập một).
    1. Tiêu chí về nội dung các phần bài viết:a. Mở bài: - Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận hay/tạo ấn tượng.- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay/còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.- Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không có mở bài.b. Thân bài + Mức tối đa:* Giải thích ngắn gọn nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. * Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của đoạn thơ là mượn cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng:- Thiên nhiên mang những sắc thái khác nhau: khi mênh mông rợn ngợp, khi héo úa, mờ mịt, lúc lại mạnh mẽ, dữ dội.- Tâm trạng của Thúy Kiều:Trước không gian mênh mông rợn ngợp, Kiều cảm thấy mình nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng.Trước cảnh sắc héo úa, mờ mịt, Kiều lo lắng tuyệt vọng nghĩ về tương lai.Khi thiên nhiên mạnh mẽ, dữ dội, Kiều lo lắng sợ hãi nghĩ về thân phận mình.- Cảnh được nhìn qua tâm trạng Thúy Kiều. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Cảnh vừa như ẩn chứa nỗi niềm tâm tư, cảm xúc của con người vừa khơi gợi nỗi buồn trong lòng người. Nỗi buồn trong lòng người thấm vào cảnh vật. Nội tâm và ngoại cảnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo quan niệm: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Cảnh và tình hòa quyện với nhau tinh tế và tự nhiên.* Đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ:- Những hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới cuộc đời và thân phận con người.- Điệp ngữ Buồn trông, các từ láy, vần bằng dàn trải thể hiện sâu sắc nỗi buồn sầu lo lắng, triền miên của Thúy Kiều, tạo âm hưởng trầm buồn cho cả đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện một cách cảm động cảnh ngộ và thân phận đau thương của nàng Kiều, diễn tả thành công tâm trạng của Kiều đồng thời cho thấy sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với nỗi đau và thân phận con người. Đây là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút nhất của Truyện Kiều.+ Mức chưa tối đa: Nếu thiếu 1 trong các ý trên trừ điểm cho hợp lí.+ Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai.c. Kết bài + Mức tối đa: - Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đoạn thơ- Nhận xét đánh giá về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và nay.+ Mức chưa tối đa: Thiếu 1 trong 2 ý trên.+ Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai.2. Các tiêu chí khác:a. Hình thức:- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ rõ ràng; trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi về từ câu, lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát.- Mức chưa tối đa: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.- Mức không đạt: Bài làm không có bố cục, chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.b. Sáng tạo - Mức tối đa: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về nội dung trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.- Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được 2 đến 3 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.- Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài.a
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Luyện thi trực tuyến

    Xem thêm