Thi sinh tự do thi những môn nào để xét vào đại học 2017?
Thi sinh tự do thi những môn nào để xét vào đại học 2017?
Những thay đổi trong phương án thi THPT Quốc gia 2017 có ảnh hưởng tới thí sinh thi tự do (thi lại)? Để xét vào Đại học và Cao đẳng thí sinh tự do phải thi những môn nào?
Thí sinh tự do – những điều cần biết về phương án tuyển sinh 2017
Phương án thi THPT quốc gia 2017 (chính thức)
Thi THPT 2017: Không cần làm tất cả các môn trong bài thi tổ hợp
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán trắc nghiệm trường THPT Phạm Văn Đồng, Phú Yên
Năm 2017 có nhiều thay đổi trong phương thức thi và tuyển sinh khiến thí sinh tự do hoang mang. Chúng tôi sẽ giúp các em giải đáp băn khoăn "Mỗi phương thức xét tuyển khác nhau thí sinh tự do (thi lại) sẽ phải thi những môn thi nào?"
1. Phương thức xét tuyển theo khối thi
Với những thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT Quốc gia không cần dự thi tất cả các môn như thí sinh chưa tốt nghiệp mà chỉ cần dự thi các môn dùng để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Đồng thời, năm 2017 các trường vẫn xét tuyển theo khối thi truyền thống nên thí sinh tự do vẫn tiếp tục ôn tập theo ban đã chọn.
Trong quá trình làm bài thi môn tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, thí sinh hoàn toàn có thể lựa chọn làm 1 phần trong bài thi phù hợp với khối thi của mình. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh cũng như không làm xáo trộn quy trình tuyển sinh của các trường.
Ví dụ: Thí sinh A tham gia xét tuyển trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với tổ hợp môn xét tuyển là Toán + Lý + Hóa (Khối A) sẽ chỉ thi môn Toán và bài thi tổ hợp KHTN (trong đó chỉ lựa chọn làm bài thi Lý, Hóa, không phải làm bài thi Sinh).
Thí sinh tự do cũng như các thí sinh lớp 12 sẽ được đăng ký số môn phụ thuộc vào ngành trường Đại học Cao đẳng mà thí sinh đó định dự tuyển tùy theo mục đích và nhu cầu xét tuyển của mỗi thí sinh khác nhau sẽ đăng ký số môn thi khác nhau. Nếu thí sinh nào muốn gia tăng cơ hội có thể thi nhiều môn thi nhưng đăng ký tối đa là 5 môn thi (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, tổ hợp môn KHTN, tổ hợp môn KHXH)
2. Phương thức xét tuyển theo kết quả học tập tại THPT (học bạ)
Với các trường xét tuyển theo học bạ, các thí sinh tự do đủ điều kiện được xét tuyển như thí sinh lớp 12. Các em cần lưu ý kỹ thông tin từng trường để nộp hồ sơ cho chính xác, vì có trường xét 2 học kỳ, có trường xét 5 học kỳ... và mức điểm yêu cầu cho xét tuyển cũng khác nhau.
3. Các trường Đại học, Cao đẳng tự tổ chức thi
Đối với các trường tự tổ chức thi, thí sinh tự do (thi lại) theo dõi phương án thi của các trường mà mình quan tâm.
Ví dụ: Thí sinh B muốn dự thi vào ĐH Quốc gia Hà Nội (trường có tổ chức kỳ thi xét tuyển riêng) chỉ cần tham gia kì thi đánh giá năng lực của trường
4. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia kết hợp với bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt
Đối với các trường năng khiếu và các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt, thí sinh tự do ngoài các môn thi theo khối hay tổ hợp môn các em phải thi thêm các môn năng khiếu và bài thi đánh giá theo yêu cầu của trường Đại học, Cao đẳng mà các em đăng ký.
Ví dụ: Thí sinh C tham gia xét tuyển trường Học viện Báo chí tuyên truyền với tổ hợp môn xét tuyển là Ngữ Văn + Lịch Sử + Năng khiếu báo chí, sẽ thi môn Ngữ Văn , bài thi tổ hợp KHXH (trong đó chỉ lựa chọn làm bài Lịch Sử, không phải làm bài Địa lý và GDCD) và bài thi năng khiếu do trường Học viện Báo chí tuyên truyền ra đề.
Để có một kỳ thi thuận lợi các em nên tìm hiểu về phương thức tuyển sinh của trường mà mình tham gia xét tuyển để có phương án chuẩn bị, ôn tập cho phù hợp. Dự kiến các trường sẽ công bố phương thức tuyển sinh sau khi Bộ đưa ra phương án chính thức của kỳ thi THPT quốc gia.