Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền

Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về lễ hội đua thuyền được VnDoc sưu tầm và giới thiệu bao gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hay hoàn chỉnh. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Dàn ý thuyết minh về lễ hội đua thuyền

1. Mở bài

Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp văn hóa từ lâu của người Việt Nam. Hằng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị lễ hội. Lễ hội này có gì mà đặc sắc đến thế?

2. Thân bài

Khái quát đặc điểm của lễ hội đua thuyền. Đua thuyền là lễ hội truyền thống của dân tộc. Được thực hiện bằng những chiếc thuyền rồng. Nó hàm ý cầu mong một năm mới nhiều bình an, sung túc, mưa thuận gió hòa. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu năm, đầu xuân. Một số lễ phổ biến như đua thuyền rồng ở Nghệ An, ở Quảng Bình.

Chuẩn bị lễ hội. Có nhiều công việc cần phải chuẩn bị. Đầu tiên là chuẩn bị thuyền rồng và trang trí. Tập luyện và thực hành các tiết mục văn nghệ.

Lễ hội diễn ra trong không khí náo nhiệt, tưng bừng. Mọi người đều nô nức, hồ hởi, chờ đợi tham gia cuộc đua. Ban tổ chức sẽ phát phiếu và ra lệnh để cuộc đua. Các đội thi đều cố gắng để chèo thuyền thật nhanh, mong muốn giành chiến thắng.

Sau khi kết thúc cuộc đua, đội thi thắng cuộc sẽ được trao quà. Niềm vui hiện rõ trên gương mặt mỗi người.

Lễ hội kết thúc trong niềm vui của mọi người. Ai cũng hi vọng một năm mới bình an và năm sau lễ hội sẽ diễn ra sôi nổi hơn nữa.

3. Kết bài

Thể hiện tình yêu đối với lễ hội. Nêu lên tinh thần của lễ hội chính là niềm khát vọng cháy bỏng và đời sống tinh thần phong phú của người dân.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền mẫu 1

“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi

Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi

Đàn em thơ khoe áo mới

Chạy tung tăng vui pháo hoa.”

Khắp nơi nơi trên mảnh đất hình chữ S thân thương đã rộn ràng vang khúc nhạc đón xuân. Người dân thủ đô năm nay tưng bừng tham gia lễ hội đua thuyền rồng ở Hồ Tây rộng lớn.

Hội đua thuyền diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là hoạt động bổ ích được tổ chức tạo không khi vui tươi, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ngay từ sáng sớm, hai mươi bảy đội đua từ các quận huyện của thủ đô đã có mặt để chuẩn bị bước vào cuộc đua. Dường như đêm qua trời mưa phùn nên sáng nay mây mù giăng kín vạn vật. Cách nhau chừng đôi ba chục mét là mọi người đã không thể nhìn thấy nhau, chỉ thấy một màn sương mờ mờ ảo ảo. Nhưng màn sương ấy chẳng cản bước được các đội đua. Một lúc sau, người xem kéo đến càng lúc càng đông. Sương cũng tan dần, bầu trời cũng sáng hơn. Phần lễ bắt đầu bằng những tiết mục ca múa hát chào xuân tưng bừng, rộn rã. Ban tổ chức lần lượt giới thiệu lễ hội và đánh tiếng trống mừng năm mới.

Hồi trống vang lừng kết thúc cũng là lúc phần hội bắt đầu. Mỗi đội khoảng hai chục người mặc đồng phục theo màu sắc bước lên thuyền. Chiếc thuyền được sơn các màu sắc đan xen sặc sỡ, mũi thuyền là đầu rồng và đuôi rồng. Khi tiếng trống vang lên để báo hiệu trận đua bắt đầu, các đội bắt đầu chèo thuyền. Chiếc cờ bảy sắc ở đuôi rồng bắt đầu bay phấp phới. Nhìn từ xa, các chiếc thuyền chẳng khác nào những chú rồng đang đua nhau bay lượn. Các đội đưa mái chèo quẫy làn nước. Mặt nước Hồ Tây tóe nước trắng xóa. Lúc này, ông mặt trời chẳng rõ thức dậy từ bao giờ, vén màn sương trắng ban nãy khỏi thế gian. Nắng xuống, bầu không khí hội đua càng thêm tưng bừng. Ven bờ, người dân và du khách hò reo cổ vũ không ngừng. Trên mặt sông lúc bấy giờ có hai đội đang dẫn đầu: đội xanh Đan Phượng và đội đỏ Tây Hồ. Nhanh như chớp, đội đỏ đã bơi sải tới gần đích. Chừng một phút sau, con rồng đỏ vàng đã chạm dải băng-rôn giữa lòng hồ. Ban giam khảo tít còi và hô lớn vào loa phát thanh tên đội về nhất. Các chú rồng khác cũng lần lượt đua nhau bay về gần bờ. Ai nấy đều mừng vui, phấn khởi.

Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia một lễ hội nhộn nhịp và vui tươi như vậy. Một mùa xuân nữa lại sắp về, tôi tin chắc ai ai cũng đang nô nức chờ lễ hội đua thuyền rồng năm nay.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền mẫu 2

Mỗi nơi trên dải đất hình chữ S này đều đặc trưng bởi một lễ hội nào đó. Quê hương em cũng vậy, lễ hội đua thuyền được xem là lễ hội đặc sắc nhất trong năm. Mỗi năm tết đến, xuân về, lòng em lại rạo rực những cảm xúc khó tả. Mong sao năm nay lại có cuộc đua thuyền đầy kịch tính như năm trước.

Lễ hội đua thuyền thường diễn ra vào dịp đầu năm, nhất là vào khoảng rằm tháng giêng. Lễ hội quy tụ nhiều đội thi đến từ các xã, phường khác nhau. Tất cả thành viên tham gia đều là những chàng trai anh tuấn, khỏe mạnh và có sức chèo dẻo dai. Cuộc đua thường có 5-8 đội chơi, mỗi đội sẽ ở trên những chiếc thuyền với màu sắc khác nhau để phân biệt. Cuộc thi không chỉ với mong ước cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Mà nó còn thể hiện tinh thần đoàn kết của những thành viên trong đội. Đây cũng là dịp đầu xuân năm mới người người, nhà nhà nô nức trẩy hội.

Trước khi lễ hội bắt đầu, ai nấy đều háo hức và chờ đợi trận đua. Theo thời gian quy định, mọi người sẽ chờ sẵn tại địa điểm thi đấu và bắt đầu trận đua. Người dân ở nhiều nơi tụ họp về xem rất đông. Tiếng hò hét inh ỏi, vui tai từ những đứa trẻ. Có các anh, các bác “xôm” hơn còn đưa ra những dự đoán, rồi cười lớn.

Hiệu lệnh xuất phát vang lên, những tay chèo cố hết sức băng mình trên nước. Ai cũng muốn thuyền mình về đích trước. Tiếng mái chèo đập xuống nước từng nhịp, từng nhịp một nghe thật vui tai. Người dân đứng hai bên bờ hò reo. Đội giành chiến thắng sau cùng sẽ nhận được một phần quà nhỏ và tràng vỗ tay thật lớn.

Hơn ai hết, chính những người tham gia chơi hiểu rằng, giá trị mang lại ở đây là niềm vui, sự hồ hởi. Chứ không đơn thuần là chiến thắng. Do vậy, dù đội nào thắng hay thua thì mọi người cũng đều vui vẻ. Đó mới là cái thú vị của những lễ hội tại Việt Nam.

Lễ hội đua thuyền là nét đẹp văn hóa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là cơ hội để người dân vui chơi, tưởng nhớ công ơn của cha ông. Đồng thời là cơ hội để chúng ta giữ gìn và phát huy một nền văn hóa đẹp.

Bài văn thuyết minh về lễ hội đua thuyền mẫu 3

Quê hương em có rất nhiều lễ hội diễn ra hàng năm, trong đó lễ hội đua thuyền để lại nhiều ấn tượng nhất. Lễ hội truyền thống ở quê thông thường diễn ra đầu năm để chào năm mới, chào xuân đang về.

Lễ hội đua thuyền diễn ra đầu năm là ngày hội được sự tham gia của nhiều người dân. Trong cuộc đua thuyền đó sẽ chia ra nhiều đội, mỗi đội trên một chiếc thuyền khác nhau với nhiều màu sắc như vàng, trắng, xanh để phân biệt. Đội nào giành chiến thắng sẽ có phần quà và được vinh danh. Đây là cuộc thi rất vui bởi sự đoàn kết vì vậy em rất thích.

Trước khi bắt đầu lễ hội, xóm đã chuẩn bị những chiếc thuyền dài đủ sức chứa hàng chục người. Con trai làng em đứa nào đứa nấy khỏe, thể hình chắc chắn xem ra đây là đối thủ đáng gờm cho đội xóm em. Bắt đầu khoảng hai rưỡi mọi người tập hợp trên những sân đình chuẩn bị bắt đầu cuộc đua. Người dân trong làng và những nơi khác đều đến để xem, những đứa con nít reo hò, những cô gái cười đùa không khí náo nhiệt hẳn lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức dự đoán đội giành chiến thắng.

Sau hiệu lệnh các đội bắt đầu xuất phát, mỗi đội đều tận dụng khả năng và kinh nghiệm bản thân để lái chiếc thuyền nhanh về đích, tiếng mái chèo đập xuống mặt nước phành phạch những chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước, sự cỗ vũ reo hò của người dân hai bên bờ như tiếp theo động lực cho các đội tham dự. Xóm của em với những chàng trai to lớn khỏe mạnh là đội xuất sắc cán đích đầu tiên, giành được chiến thắng trước sự thán phục của các xóm khác. Các đội khác tuy không giành chiến thắng nhưng cũng có những phần quà nho nhỏ cho các đội tham gia cuộc thi này.

Lễ hội đua thuyền là nét đẹp truyền thống của người dân quê em, đây là dịp thế hệ sau tưởng nhớ công ơn của những người có công với quê hương, đất nước đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được lưu truyền hàng nghìn năm qua.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền mẫu 4

Em đã từng xem rất nhiều những lễ hội hay và đặc sắc, trong đó có một vài lễ hội hay và ý nghĩa trong dân gian mà em đã xem và em cảm thấy rất hay đó là lễ hội đua thuyền.

Cứ dịp lễ hội đầu năm là địa phương em thường tổ chức lễ hội đua thuyền để tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc, lễ hội diễn ra rất sôi nổi ngoài những nghi thức truyền thống để tưởng nhớ về vị anh hùng Dương Tự Minh thì còn tổ chức cả phần lễ hội đó là lễ hội đua thuyền, trong đó có 5 đội chơi mỗi đội có 3 thành viên, trên mỗi đội có những hình ảnh thuyền khác nhau được trang trí khác nhau tên gọi của nó theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, tất cả đều được xuất phát từ điểm xuất phát và chuẩn bị thi đấu, thể lệ của cuộc thi đội nào bơi sang bờ bên kia trước thì dành chiến thắng, tất cả đều đã sẵn sàng chiến đấu rất nhiệt tình, và những cuộc chơi cũng diễn ra rất sôi nổi, nó mang một phong trào khởi động hào hứng mang những cuộc chơi mang nhiều ý nghĩa và mang tầm tầm ảnh hưởng sâu sắc, trong mỗi đội chơi thường có một người cầm tay lái chèo và một người sẽ hỗ trợ.

Lễ hội đua thuyềnLễ hội đó đã thu hút rất nhiều người tham gia cuộc chơi diễn ra sôi nổi và nổi bật lên đó là những cuộc chơi có sức tập thể và cộng đồng lớn, khán giả đứng xem đông đúc khắp tất cả hồ xem bơi thuyền, mỗi người đều hào hứng xem đội nào sẽ giành chiến thắng, những đội thi đều hào hứng và đã sẵn sàng trong cuộc chơi họ đều hân hoan và sẵn sàng chuẩn bị rất chu đáo, cuộc chơi bắt đầu mỗi đội đều trèo lái chiếc thuyền của mình nhanh chóng nhưng sự khéo léo và những bước đi của tất cả các đội sẽ quyết định đội nào giành chiến thắng, mỗi đội đều dùng hết khả năng và kinh nghiệm của mình để lái chiếc thuyền nhanh cho tới đích, hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến kết quả, cuộc chơi diễn ra gay go cuối cùng đội 5 dành chiến thắng, bởi sự khéo léo và tài năng xử lý tình huống của họ, đội 3 về vị trí thứ 2, đội 1 về vị trí thứ 4, đội 2 về thứ 4 và cuối cùng là đội 4. Sự khích lệ của họ cũng tạo nên những kết quả đáng kể và họ giành được thắng lợi vẻ vang.

Em rất thích xem lễ hội đua thuyền đó là một lễ hội hay và tạo nên những ý nghĩa lớn để nhắc nhở về những nghi thức của truyền thống dân tộc cuộc chơi đã thúc đẩy và nhắc nhở về truyền thống của dân tộc ta.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền mẫu 5

Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống, phong tục, lễ hội của người Việt Nam từ cổ xưa đến nay. Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền.

Thuyền rồng để vua dùng gọi là “thuyền ngự”. Thuyền rồng trong lễ hội dân gian mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng. Đặc biệt, ở những lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, võ tướng, có công đức thì theo ý niệm dân gian, chính các Ngài đã về “ngự” trên thuyền để việc cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng của người tổ chức hội, dự hội, xem hội được như ý nguyện. Dân đi biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn… thường tổ chức đua thuyền hình rồng khi kết thúc vụ cá Bắc mở đầu vụ cá Nam khoảng tháng 4, 5 dương lịch… tạo thành nét văn hóa biển độc đáo. Dịp lễ cúng thần nước hay hạ thủy con thuyền cũng là thời điểm đua thuyền của cư dân ven sông, biển.

Lễ hội đền Quả xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, Nghệ An có đua thuyền rồng. Vùng này có nơi toàn các tay đua nữ thi đấu với nhau như ở Xa Long, huyện Hương Sơn, còn thường thì nam thi với nam, nam thi với nữ cũng có nhưng ít hơn. Trước khi hạ thủy thuyền đua, có tục lệ trai đinh rước 12 thuyền rồng sau 4 ngựa gỗ, gồm hai ngựa hồng, hai ngựa bạch từ đền Quả đến hạ thủy ở sông Lam. Tương truyền, dân ở đây đua thuyền để tỏ lòng biết ơn công đức của Hoàng tử Uy Minh Vương, con trai thứ tám của vua Lý Thái Tổ.

Lễ hội đua thuyền rồng ở Đồng Hới (Quảng Bình) lại mang nét đặc sắc khác. Theo tín ngưỡng dân gian ở địa phương, thuyền rồng là “dương” đua với thuyền phượng là “âm”. Đua đường dài 20km từ đình làng Đồng Hải đến cửa sông Nhật Lệ, qua các địa hình, hướng gió khác nhau và theo với nước thủy triều lên, xuống. Cũng theo tín ngưỡng âm dương cổ, nhưng ở làng Đào Xá (huyện Tam Thanh, Phú Thọ) tạo dáng thuyền đua và quan niệm cũng có khác. Ở đây, “dương” lại là thuyền hình chim, “âm” có thuyền hình cá. Chỉ đua một chải đực (chim) với một chải cái (cá) về đêm, sau khi tế lễ xong và gọi là “tiệc bơi”, bơi để lễ thần.

Lễ hội thuyền đua làng Đăm (xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội) có từ thế kỷ XV, đầu và đuôi thuyền đều chạm hình rồng. Cuộc đua được tổ chức lúc chính Ngọ (12 giờ trưa) trên sông Nhuệ. Tương truyền hội đua thuyền vùng này để tưởng nhớ danh tướng Bạch Hạc Tam Giang thời vua Hùng thứ XVI. Có tới 172 làng thờ Bạch Hạc Tam Giang. Thuyền đua có hình đầu rồng, hình chim hạc và hình con ly (kỳ lân).

Vùng Trung Bộ do sông ngắn nên có tục lệ đua thuyền trên cạn, có hàng đoàn trai tráng “múa tay chèo” tượng trưng, có phần giống đua ghe ở Nam Bộ. Vùng biển phía nam còn có tục lắc thuyền thúng đua ngày hội là một nét lạ, góp phần phong phú thêm lễ hội đua thuyền dân gian Việt Nam. Những lễ hội đua thuyền kể trên vừa mang tính thể thao, văn nghệ (ca múa nhạc) vừa là nét văn hóa vùng sông, biển, để cùng với các lễ hội đồng bằng tạo nên một phần của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền mẫu 6

Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đó xong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra và biết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền.

Lễ hội đua thuyền quê em diễn ra vào ngày hội của làng từ bé em đã được bà dẫn đi xem lễ hội đó. Nó là một lễ hội lớn nhất sau cái tết nguyên đán ở quê em. Vì nó là hội làng chứ không phải ngày hội của cả nước. Sở dĩ em thích xem đua thuyền không phải vì em thích môn thể thao ấy mà là anh trai em cũng tham gia vào cuộc đua thuyền ấy. Trong làng chia ra là các đội mỗi đội trên một chiếc thuyền. Đội nào thắng cuộc thì sẽ không những được trưởng thôn cấp cho bằng khen mà còn mang lại sự tự hào cho xóm đội của mình. Chính vì sự tự hào cũng như sự ganh đua phân cao thấp giữa các đội nên thấy rất thích nó. Ngày lễ hội đến mọi người ăn uống chúc tụng nhau say sưa đến trưa thì bắt đầu từ hai giờ chiều mọi người tập trung tại đình của làng. Dưới đình là một cái ao làng rất to, những chiếc thuyền rồng dài đã sẵn sàng đợi những chàng trai ở đó. Con trai làng em nhìn thế mà đứa nào đứa này khỏe ra trò nhưng có một anh ở đội một lại có thân hình to béo và anh đã từng tập tạ, thể hình cho nên là một đối thủ đáng gờm cho đội của xóm em.

Bắt đầu khoảng hai rưỡi khi mọi người đã có mặt đầy đủ trên những sân đình trưởng thôn ra hiệu bắt đầu cuộc đua. Người làng em đổ dồn ra xem náo nhiệt. Những đứa con nít nhỏ hơn em được bố hay anh trai cung kiêng lên tận đỉnh đầu để xem đua thuyền. Những cô

gái thì cười đùa nhau, có những chị có cả người thương người nhớ ở trên thuyền đùa thì đưa mắt cười tít hô anh cố lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức cho cuộc thi đấu chuẩn bị bắt đầu. Nhiều ông cụ có tuổi vẫn đi xem, không phải vẫn ham chơi mà đây là nét truyền thống của dân làng nên hễ vẫn còn đi được thì các cụ chẳng bỏ những truyền thống tốt đẹp ấy. Họ được dân làng ưu tiên cho ghế ngồi xem đàng hoàng. Hăng nhất là mấy anh thanh niên trèo tường, đứng thẳng lên để xem và hò hét.

Trước tâm trạng hồ hởi của mọi người cuộc đua bắt đầu được diễn ra. Trưởng thôn chính là người chỉ huy cuộc đua ấy. Ông có chiếc còi trong tay, một hồi còi vang lên các trai tráng thanh niên vững tay chèo chống chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước. những cánh tay lái thuyền đều tăm tắp như đang rẽ sóng để vượt đến đích một cách nhanh nhất. Trong sự khẩn trương và nhanh nhẹn ấy là những tiếng hò la vang động cả một vùng trời. Ôi em thấy hạnh phúc khi thấy dân làng em hạnh phúc bên nhau như thế này. Những tiếng hét “cố lên” vang lên như những khúc ca vang khích lệ tinh thân của người đang đua. Ngày hôm ấy em cũng hét khản hết cả cổ. Kết quả là đội của anh to béo kia thắng, chiến thắng ấy kết thúc cuộc đua năm ấy, có những tiếng hò hét vui mừng của những người cùng đội với anh ấy, và cũng có những tiếng tiếc nuối “trời ơi!!!”.

Dù sao em cũng cảm thấy rất vui về lễ hội đua thuyền quê em. Nó như sợi dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong làng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
70
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm