Tiểu sử các anh hùng chi đội mang tên
Tiểu sử các anh hùng chi đội mang tên - lớp 6
Tiểu sử các anh hùng chi đội mang tên được VnDoc sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh mà còn là tài liệu hữu ích dành cho quý phụ huynh cũng như giáo viên sử dụng để kèm các em học thêm. Mời các em cùng quý thầy cô và quý giáo viên tham khảo
Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân lớp 6 - Đề số 1
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn trường THCS Lê Lợi, Hà Đông năm học 2017 - 2018
KIM ĐỒNG
(Người Đội trưởng đầu tiên của Đội, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam)
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.
Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: Canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
NGUYỄN BÁ NGỌC
Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 - 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm hào.
Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm. Và bom đã rơi xuống bên cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, Khương là bạn của Ngọc. Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm. Ngọc bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ rồi, Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng, Ngọc đã hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện.
Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Ngay năm ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh)… đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch.
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ ÚT
Nguyễn Thị Út (tức Út Tịch), sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, tham gia cách mạng từ năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là du kích xã Tam Ngãi.
Xuất thân là một cố nông, ngay từ nhỏ Út Tịch đã phải đi ở cho địa chủ, chịu bao cay đắng, áp bức của đế quốc và phong kiến. Khi đã lấy chồng rồi, cả hai vợ chồng vẫn phài chịu cảnh đi ở đợ cho tới ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Được giải thoát khỏi cảnh đọa đày tủi nhục, hai vợ chồng đều hết sức phấn khởi, hăng hái, tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, mặc dù sức yếu và bận con mọn, đồng chí đã xung phong vào du kích. Khi tải thương, khi đi trinh sát, khi xách súng đuổi địch, đồng chí đã trải qua nhiều công tác cùng với bộ đội tham gia hàng chục trận đánh và đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ với hiệu quả công tác và hiệu suất chiến đấu cao.
Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, tuy đã sáu con, Út Tịch đánh giặc vẫn rất hăng hái, có nhiều mưu mẹo tài tình, khi có thai 8 tháng, vẫn chỉ huy du kích hạ hai đồn giặc. Hai vợ chồng luôn luôn tâm đắc, cùng hỗ trợ nhau giết giặc, lập công xuất sắc.
Trong một trận địch càn vào xã, Út Tịch lúc đó mới sinh con 2 tháng, còn đang nghỉ, nhưng vừa nghe tiếng súng, liền đưa con xuống hầm, rồi xách súng đi chiến đấu. Khi giáp trận, Út Tịch nhanh như con sóc chạy hết nơi này đến nơi kia, lợi dụng địa hình nổ súng diệt địch. Trong khi đang trườn lên một bờ đê cao, do sức còn yếu, đồng chí bị trượt, ngã lăn xuống ruộng và ngất xỉu. Cũng may, lại gặp chồng ở đơn vị bộ đội tập trung dẫn quân về cùng phối hợp chống càn. Trận chiến đấu đã nhanh chóng kết thúc thắng lợi.
Một hôm, trên đường ra chợ, phát hiện thấy 1 đại đội địch đi càn, đồng chí vội chạy tắt đường về tìm đội du kích bàn kế hoạch đánh địch. Bố trí trận địa xong, Út Tịch tranh thủ chạy về cho con nhỏ bú và dắt các con lớn xuống hầm ẩn nấp an toàn rồi lại trở ra trận địa. Chờ quân địch vào gần, đồng chí cùng đồng đội nổ súng mãnh liệt, bất ngờ, buộc chúng phải tháo chạy, bỏ lại một số tên chết và bị thương.
Nhận nhiệm vụ chuẩn bị đánh đồn Bến Cát, Út Tịch tiến hành điều tra kỹ lưỡng và vạch kế hoạch lấy đồn chu đáo, tỉ mỉ. Sau khi đã tìm cách làm quen được với bọn lính trong đồn, đồng chí dụ chúng ra ăn nhậu ngoài quán cho đến lúc say, cùng lúc đó, theo ám hiệu của đồng chí, du kích xông vào lấy đồn; đoạt súng, Út Tịch cũng nhanh như cắt chĩa súng bắt toàn bộ bọn lính đang ăn uống ngoài quán phải đầu hàng.
Nguyễn Thị Út là một cán bộ phụ nữ giàu nghị lực, rất mực trung thành, kiên quyết đánh giặc, giữ nước, giữ nhà, tới mức như đồng chí nói: “Còn cái lai quần cũng đánh”. Đối với đồng đội, bà con cô bác, Út Tịch hết sức tận tình thương yêu, giúp đỡ, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi hoạn nạn khó khăn, nên luôn luôn được đồng đội và nhân dân tin yêu, đùm bọc.
Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Thị Út được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
TÔ VĨNH DIỆN
Tô Vĩnh Diện (1924 -1953), Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong; 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất
Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội.
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
TRẦN QUỐC TOẢN
Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. [2] Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.
Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.
Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.
Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương" [3]. Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đánh..[4]. "Kinh thế đại điển tự lục" trong "Nguyên văn loại" 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết. Theo sách Việt sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2 tháng 2 âm lịch.
Phạm Ngọc Đa
Anh hùng Phạm Ngọc Đa, sinh 1938, ở thôn Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An (nay là TP Hải Phòng), trong một gia đình lao động nghèo, cha mẹ mất sớm. Ngay từ nhỏ hai chị em Phạm Ngọc Đa đã phải đi làm thuê kiếm sống.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan
Hiện tại trong thời thời điểm này nhiều trường THCS bước vào kì thi học kì 1. Ngoài việc ôn tập đề cương học kì 1 môn Ngữ văn, chúng tồi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới