Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 Văn 6 năm 2020 Có đáp án

Đề thi học kì 1 Văn 6 năm 2020 Có đáp án được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn này có đáp án chi tiết dành cho các bạn tham khảo, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 6 môn Văn. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 mới nhất năm 2020

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020

Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày khái niệm về truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học?

Câu 2 (1 điểm): Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”?

Câu 3 (2 điểm): Chép các cụm động từ dưới đây vào mô hình cụm động từ?

a) đã đi nhiều nơi

b) còn đang đùa nghịch ở sau nhà

c) đang cắt cỏ ngoài đồng

d) sẽ học thật giỏi

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Câu 4 (5 điểm):

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập...)?

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn

Câu

Đáp án

Điểm

1

* Khái niệm:

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể

* Các truyền thuyết đã học:

1. Con rồng cháu tiên

2. Bánh chưng, bánh giầy

3. Thánh Gióng

4. Sơn Tinh, Thủy Tinh

5. Sự tích Hồ Gươm

1

1

2

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ, xung quanh nó chỉ có vài con vật nhỏ bé, hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật kia hoảng sợ nó cứ tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung mà nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ trời mưa to đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ, nó nhâng nháo không thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu giẫm bẹp.

0,5

0,5

3

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

đã

đi

nhiều nơi

còn đang

đùa nghịch

ở sau nhà

đang

cắt

cỏ ngoài đồng

sẽ

học

thật giỏi

0,5

0,5

0,5

0,5

4

* Yêu cầu chung:

- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự.

- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.

*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu sự mắc lỗi của bản thân (bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập...).

b. Thân bài:

Diễn biến câu chuyện (thời gian xảy ra lỗi: khi nhỏ, khi còn học tiểu học hoặc thời gian gần đây hoặc mới ngày hôm qua… nguyên nhân, hậu quả sau khi mắc lỗi: điểm kém hoặc mọi người không tin bị thầy cô nhắc nhở, phê bình)

c. Kết bài:

Bản thân suy nghĩ và rút ra bài học sau khi mắc lỗi: Không bao giờ để mắc phải lỗi như vậy nữa, mắc lỗi là điều không tốt…..

1

3

1

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng

PHÒNG GIÁO DỤC

BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?

A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

B. Sọ Dừa

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Sự tích Hồ Gươm

2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận

D. Trình bày diễn biến, sự việc

4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Luận bàn, đánh giá

D. Nhận xét

5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm?

A. Bánh chưng, bánh giầy

B. Con Rồng, cháu Tiên

C. Thành Gióng

D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì?

A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước

B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông

C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai

D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống

7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải

8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người

B. Khuyên nhủ, răn dạy con người

C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể

D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý

9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?

A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn

B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa

C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú

D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ

10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?

A. Sử dụng tiếng cười

B. Tình tiết ly kỳ

C. Nhân vật chính thường là vật

D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc

11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Ăn cho chắc bụng

B. Sống để bụng, chết mang theo

C. Anh ấy tốt bụng

D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc

12. Từ nào dưới đây là từ ghép?

A. Lồng lộng

B. Xinh đẹp

C. Hồng hào

D. Mù mịt

13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Đang nổi sóng mù mịt

B. Một toà lâu đài to lớn

C. Không muốn làm nữ hoàng

D. Lại nổi cơn thịnh nộ

14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?

A. Cái máng lợn sứt mẻ

B. Một cơn giông tố

C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em

D. Lớn nhanh như thổi

15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.

B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.

C. Một cuốn sách nhỏ nhen.

D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.

16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

II. Tự luận (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.

Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện.

Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em.

>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm học 2018 - 2019

Đề cương, đề ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020

Đề thi học kì 1 lớp 6 khác

Để học tốt môn Văn lớp 6, các em học sinh nên tham khảo các tài liệu văn mẫu, đọc thêm các bài soạn văn mẫu lớp 6 để soạn bài tốt hơn. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị sớm cho kì thi học kì 1 cũng rất quan trọng. Làm trước các đề thi học kì 1 lớp 6 sẽ giúp các em có thêm kiến thức, kinh nghiệm làm các dạng đề bài khác nhau. Chúc các em học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
951
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phan Phát
    Phan Phát amazing good job
    Thích Phản hồi 21/12/20
    • Nhật Băng
      Nhật Băng hay
      Thích Phản hồi 29/12/20
      • Hà Hoàng
        Hà Hoàng good
        Thích Phản hồi 04/01/21
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lớp 6 môn khác

        Xem thêm