Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Giáo dục công dân năm 2020 - 2021

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Giáo dục công dân năm 2020 - 2021 có đáp án giúp bạn củng cố kiến thức, làm quen dần với các dạng câu hỏi, biết cách để phân bố thời gian sao cho hợp lý khi làm bài thi, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6. Các thầy cô tham khảo ra đề cho các em học sinh.

Đề bài: Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân lớp 6

Câu 1. Lịch sự là:

A. là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

B. là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với xã hội và dân tộc.

C. là tình cảm dùng trong trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

D. là tình cảm của một nhóm người chơi chung cùng một sở thích.

Câu 2. Theo em, dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất về tôn trọng kỉ luật?

A. Chấp hành quy định của trường, lớp, của cơ quan.

B. Tự giác chấp hành những quy định chung và sự phân công của tập thể mọi nơi, mọi lúc.

C. Chấp hành sự phân công của tập thể khi mình thấy thoải mái.

D. Chấp hành những quy định và sự phân công của tập thể.

Câu 3. Tế nhị là:

A. làm cho con người thấy mệt mỏi.

B. làm cho cuộc sống phức tạp.

C. làm cho con người biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.

D. là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ, thề hiện sự hiểu biết và văn hóa trong giao tiếp ứng xử.

Câu 4. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị là:

A. là lời nói và hành vi theo ý thích của người giao tiếp.

B. là lời nói và hành vi làm người đối diện vui vẻ, vừa ý.

C. là lời nói và hành vi hiểu biết những phép tắc, qui định chung của xã hội, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp.

D. là lời nói và hành vi tự do, tôn trọng lẽ phải, không quan tâm đến cảm xúc người giao tiếp.

Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện lịch sự, tế nhị?

A. Vừa đi vừa chào thầy/cô giáo.

B. Đứng nghiêm, xin phép thầy/cô giáo khi ra vào lớp.

C. Nói to tại nơi công cộng.

D. Quát mắng người khác

Câu 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện lịch sự, tế nhị?

A. Biết cảm ơn, xin lỗi.

B. Ăn nói thô tục.

C. Nói nhẹ nhàng.

D. Biết lắng nghe

Câu 7. Đặc điểm của người lịch sự, tế nhị là gì?

A. Người có hiểu biết, có văn hóa.

B. Người giàu sang,phú quí.

C. Những người nghèo khổ, thông cảm với nhau.

D. Không quan tâm đến nhau.

Câu 8. Câu nói nào sau đây thể hiện lịch sự, tế nhị?

A. Thuốc đắng dã tật

Sự thật mất lòng

B. Lời nói gió bay

C. Nói thánh nói tướng.

D. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu 9. Em tán thành với ý kiến nào sau đây về lịch sự, tế nhị?

A. Lịch sự, tế nhị làm mọi người giữ ý, khách sáo với nhau.

B. Lịch sự, tế nhị là bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.

C. Lịch sự, tế nhị là không nói những lỗi lầm của người khác vì sợ mất lòng.

D. Lịch sự, tế nhị giúp con người sống chan hòa, vui vẻ trong tập thể.

Câu 10. Tích cực trong học tập là:

A. luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.

B. cố gắng trong khả năng của mình.

C. học hỏi những điều tốt đẹp của người khác phát triển thành cái của mình.

D. chê bai người khác.

Câu 11. Tự giác trong học tập là:

A. Học hỏi kinh nghiệm học tập của các bạn khác.

B. Chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.

C. Làm việc, học tập khi đươc thầy cô giáo hướng dẫn.

D. Sẵn sàng chia sẻ và tiếp thu những bài học mới.

Câu 12. Người tích cực, tự giác trong học tập là:

A. Khi đến kì thi, học ngày học đêm để có kết quả cao.

B. Học tủ, học trọng tâm, đoán đề thi để học cho đỡ mất công.

C. Người có ước mơ, có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định ra.

D. Người chăm chỉ làm theo lời thầy cô giáo nhắc nhở, dặn dò.

Câu 13. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. An thường tưới nước cho cây ở vườn hoa tổ dân phố.

B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố

C. Các em học sinh trồng hoa trên đường làng

D. Những thanh niên khỏe mạnh từ chối hiến máu nhân đạo.

Câu 14. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao của trường.

B. Tham gia phụ trách Sao Nhi đồng.

C. Trời mưa không đến sinh hoạt Đội.

D. Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

Câu 15. Hôm sau là ngày kiểm tra, Nam chưa học xong bài nhưng vẫn đi chơi . Nếu là bạn của Nam, em sẽ:

A. Mặc kệ Nam.

B. Đi chơi cùng Nam.

C. Khuyên Nam nên học xong bài trước khi đi chơi.

D. Chê cười Nam với các bạn.

Câu 16. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tính tích cực, tự giác trong học tập?

A. Học, học nữa, học mãi.

B. Biết thì thưa thì thốt

Không biết thì dựa cột mà nghe.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Ăn vóc học hay.

Câu 17. Ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật?

A. Mọi người sẽ luôn chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên.

B. Gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.

C. Mỗi cá nhân sẽ rất khuôn khổ, gò bó.

D. Trẻ em sẽ bị kỉ luật nếu vi phạm nội qui, qui định.

Câu 18. Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng kỉ luật?

A. Vân luôn đi học đúng giờ.

B. Nam rủ bạn đá bóng dưới lòng đường.

C. Mạnh đi xe vượt đèn đỏ.

D. Hoa không trực nhật lớp mà bỏ về.

Câu 19. Em tán thành ý kiến nào dưới đây

A. Hoa thường xuyên đi học đúng giờ.

B. Lan làm bài tập toán trong giờ lịch sử.

C. Tuấn quét lớp không đổ rác vào nơi quy định.

D. Nam không chấp hành sự phân công của tập thể.

Câu 20. Em không tán thành ý kiến nào dưới đây

A. Hoàng đi lao động khi lớp phân công.

B. Phương chép bài giúp Lan khi bạn ốm.

C. Tuấn không viết báo tường cho lớp nhân dịp 20/11.

D. Nam thường đi sinh hoạt Sao nhi đồng.

II/ TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (3 đ)

a, Thế nào là tích cực ? Cho ví dụ.

b, Việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ đem lại lợi ích gì cho mỗi người? Hãy kể tên 4 việc làm thể hiện tích cực, tự giác của bản thân em tại nhà trường.

Câu 2 (2 đ) Sau tiếng trống, thầy Hùng vào lớp. Ba, bốn bạn học sinh đi học muộn chạy ào vào, có bạn không chào, có bạn lại chào rất to : “Em chào thầy ạ”. Bạn Tuyết đứng nép ngoài cửa, nghe thầy nói hết câu, mới ra trước cửa đứng nghiêm chào thầy.

a, Em có nhận xét gì về cách cư xử của các bạn trong tình huống trên? Vì sao?

b, Nếu là em, em cư xử như thế nào cho đúng mực?

Đáp án: Đề thi học kì 1 lớp 6 môn GDCD

PHẦN I (5 đ) – Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu

Đáp án

1

A

2

B

3

D

4

C

5

B

6

B

7

A

8

D

9

D

10

A

11

B

12

C

13

D

14

C

15

C

16

A

17

B

18

A

19

A

20

C

PHẦN II (5đ)

Câu 1 (3đ)

a/ (1đ) Trình bày đúng khái niệm tích cực, lấy ví dụ chính xác.

*Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện (0,5đ).

* Lấy ví dụ chính xác (0,5đ).

b/ (2đ)

*Ý nghĩa (1đ) - Mỗi ý đúng 0,5đ

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện những kĩ năng cần thiết của bản thân.

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, được mọi người yêu quý.

* Những việc em cần làm. (1đ)- Mỗi ý đúng 0,25đ.

- Tích cực tham gia dọn vệ sinh trường lớp.

- Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường.

- Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

- Tham gia các câu lạc bộ học tập.

Câu 2 (2đ)

- Hành vi của các bạn đi học muộn, không chào thầy, không xin phép là không thể hiện lịch sự, tế nhị. (0,25đ)

- Vì: (0,25đ)

+ Các bạn đó gây mất trật tự, ảnh hưởng đến người xung quanh, là vi phạm nội qui trường lớp.

- Hành vi của Tuyết thể hiện lịch sự, tế nhị. (0,25đ)

- Vì: (0,25đ)

+ Tuyết thấy hành vi đi học muộn là sai nên đã khép nép đứng bên cửa, chờ thầy nói hết câu, xin phép thầy vào lớp.

- Liên hệ (1đ) - Mỗi ý cho 0,25đ

+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng.

+ Nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn.

+ Không nói to, sỗ sàng.

+ Biết cảm ơn, xin lỗi.

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Công dân năm học 2020 - 2021 bao gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận có đáp án chi tiết theo từng phần và bảng ma trận cấu trúc đề thi câu hỏi theo các mức độ, các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi hệ thống lại toàn bộ chương trình học môn Công dân lớp 6 học kì 1. Các thầy cô tham khảo ra đề thi học kì cho các em học sinh.

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Môn Địa lý, Môn Lịch sử, Môn Công nghệ, Môn Công dân ....và các đề thi học kì 1 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 1 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
56
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 6

    Xem thêm