Top 5 đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều năm 2024 - 2025
Đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 1 có đáp án
Bộ đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều năm 2024 - 2025 bao gồm 5 đề thi khác nhau, có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi để các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về xem toàn bộ đề thi và đáp án.
Lưu ý: Toàn bộ 5 đề thi và đáp án có trong file tải về, mời các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu
1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều - Đề 1
A. ĐỌC – HIỂU: (4,0 ĐIỂM)
Đọc đoạn văn sau:
[1] Năm Thạch Sanh lên bảy thì bà cũng qua đời. Thạch Sanh sống lủi thủi một mình bên một gốc cây đa, với cả gia tài chỉ có một chiếc rìu và lại tiếp tục nghề của cha mẹ hàng ngày vào rừng đốn củi để nuôi thân. Năm mười ba tuổi, Sanh được Ngọc Hoàng phái một ông tiên vào loại giỏi nhất trên thiên đình xuống dạy cho các môn võ nghệ và đủ mọi phép thần thông.
[2] Một hôm, có gã hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ mát ở gốc đa. Thấy Sanh là người có sức vóc khác thường, đoán là người được việc, Thông bèn lân la gạ chuyện rồi ngỏ ý muốn kết nghĩa anh em. Vốn lòng ngay dạ thẳng, Sanh vui vẻ nhận lời và về ở với Lý Thông.
(Thạch Sanh - Nguồn Internet)
Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
A. Thạch Sanh
B. Lý Thông
C. Người mẹ
D. Ông tiên
Câu 2. Truyện Thạch Sanh được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngối thứ hai
D. Ngôi thứ nhất số ít
Câu 3. Từ Võ nghệ là:
A. Từ đơn
B. Từ láy
C. Từ ghép
D. Thành ngữ
Câu 4. Dòng nào sau đây tóm tắt được ý chính của đoạn trích?
A. Bà mẹ qua đời.
B. Lý Thông làm quen với Thạch Sanh.
C. Thạch Sanh vào rừng đốn củi.
D. Thạch Sanh được dạy võ nghệ và kết bạn với Lý Thông.
Câu 5. Tài năng của Thạch Sanh là gì?
A. Giỏi võ nghệ và mọi phép thần thông.
B. Giỏi đốn củi.
C. Giỏi buôn bán.
D. Giỏi bắn cung.
Câu 6. Chủ đề của đoạn văn (1) là gì?
A. Lý Thông bán rượu.
B. Thạch Sanh được dạy võ nghệ và mọi phép thần thông.
C. Lý Thông kết bạn với Thạch Sanh.
D. Thạch Sanh đi đốn củi.
Câu 7. Nghĩa của thành ngữ “Lòng ngay dạ thẳng” là gì?
A. Đốn củi nuôi thân.
B. Không làm được việc gì.
C. Người ngay thẳng , thật thà.
D. Người không quen biết.
Câu 8. Hình ảnh “sức vóc khác thường” là hình ảnh:
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Điệp ngữ
D. Ẩn dụ
Trả lời câu hỏi , thực hiện yêu cầu: (2,0 điểm )
Câu 9. Hãy nêu bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của Thạch Sanh đối với Lý Thông. (1 điểm)
Câu 10. Em hãy trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật Lý Thông và Chó Sói (Trong Chó Sói và Chiên con). (1 điểm)
B. VIẾT: (4,0 ĐIỂM)
Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hay truyện cổ tích.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | - Thạch Sanh cả tin kết nghĩa anh em với Lý Thông . Không nên tin vào những kẻ gian ác , xảo quyệt . | 1,0 | |
10 | - Giống nhau : Đều là những kẻ độc ác , lòng lang dạ sói . - Khác nhau : Lý Thông là người còn Chó Sói là con vật . | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyện truyền thuyết hay cổ tích . | 0,25 | |
| C. Kể lại một TRUYỆN truyền thuyết hay cổ tích . Hs có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 2.5 | |
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu nhân vật và sự việc - Các sự việc chính bắt đầu - diễn biến - kết thúc. - Suy nghĩ của em về sự việc đó. | 0.25 0.5 1.5 0.25 | ||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo | 0,5 |
2. Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều - Đề 2
I. Đọc hiểu: 6,0 điểm (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm; câu 9: 0,5 điểm, câu 10: 1,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 8.
Quê hương
(Nguyễn Đình Huân)
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
Câu 1: Bài thơ Quê hương (Nguyễn Đình Huân) được làm theo thể thơ nào?
A. Tự do
B. Sáu chữ
C. Tám chữ
D. Lục bát
Câu 2: Bốn câu đầu của bài thơ gieo vần ở những tiếng nào?
A. ve – ơi – vơi – tuổi - thơ
B. ve – hè – ơi – vơi – trời
C. là – à - ơi – vơi – thơ
D. là – à – con – trời - thơ
Câu 3: Cách ngắt nhịp nào đúng với các câu thơ sau:
A. Quê hương/ là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng /chiều chiều chân đê
Quê hương/ là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ/ mang về bánh đa
B. Quê hương là/ tiếng sáo diều
Là cánh cò/ trắng chiều chiều/ chân đê
Quê hương là /phiên chợ quê
Chợ trưa mong/ mẹ mang về /bánh đa
C. Quê hương/ là tiếng/ sáo diều
Là cánh /cò trắng/ chiều chiều/ chân đê
Quê hương/ là phiên /chợ quê
Chợ trưa/ mong mẹ /mang về /bánh đa
D. Quê hương là tiếng /sáo diều
Là /cánh cò trắng chiều chiều /chân đê
Quê hương là phiên /chợ quê
Chợ trưa /mong mẹ/ mang về bánh đa
Câu 4: Ai là người thể hiện cảm xúc trong bài thơ?
A. Người mẹ
B. Người con
C. Cậu bé
D. Người ơi
Câu 5: Câu thơ: “Quê hương ngày ấy như mơ/ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Không sử dụng biện pháp tu từ
Câu 6: Điệp từ “quê hương” trong bài thơ có những tác dụng gì?
(1) Gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ
(2) Gợi vẻ đẹp giản dị, sâu lắng của cảnh thiên nhiên và con người quê hương.
(3) Gắn với hình ảnh người mẹ vất vả, tảo tần vì con.
(4) Mong muốn xây dựng quê hương khang trang, tươi đẹp
A. (1) – (2) – (4)
B. (2) – (3) – (4)
C. (1) – (2) – (3)
D. (1) – (3) – (4)
Câu 7: Gợi không gian mênh mông của cánh đồng, gợi dáng vẻ nhỏ bé nhưng mạnh mẽ của người mẹ trong chiều quê là tác dụng của từ láy nào?
A. chiều chiều
B. ngân nga
C. liêu xiêu
D. mênh mang
Câu 8: Hình ảnh nào của quê hương không xuất hiện trong bài thơ?
A. Dòng sông
B. Hoa cau
C. Cánh đồng
D. Phiên chợ
Câu 9: Tác giả viết “Quê hương là một góc trời tuổi thơ”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
Câu 10: Qua bài thơ, tác giả Nguyễn Đình Huân muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?
Hãy trình bày bức thông điệp đó bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu.
II. Viết: (4,0 điểm)
Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp trong một lần về thăm quê.
Xem đáp án trong file tải
3. Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều - Đề 3
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu” nên.
[...] Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
a) Chỉ ra câu văn nêu ý tổng quát, các câu phát triển ý và câu khái quát lại ý cả đoạn.
b) Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng ở đoạn văn trên là biện pháp gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Câu 2. Ngữ nào sau đây phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng?
A. Cùng đường bí lối
B. Cùng hội cùng thuyền
C. Cùng bất đắc dĩ
D. Cùng trời cuối đất
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?
A. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh là văn bản nghị luận, còn văn bản của Nguyên Hồng là văn bản thể loại hồi kí.
B. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, văn bản của Nguyên Hồng viết về chính nhà văn.
C. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng được viết ở hai thời điểm khác nhau.
D. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi.
Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm)
Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)
b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)
c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
d) Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
(Bình Nguyên)
e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng… (Nguyễn Đăng Mạnh)
Phần 3: Làm văn (4 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.
Đáp án đề số 3
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1.
a)
- Câu văn nêu ý tổng quát: "Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc."
- Câu văn phát triển ý: "Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu ” nên."
- Câu tổng kết: "Có thể nói môi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình"
b) - Biện pháp tu từ nổi bật: Ẩn dụ (dòng nước mắt nóng bỏng)
- Tác dụng: nhấn mạnh vào tấm lòng nhân hậu, trái tim dễ rung động và giàu cảm xúc cảm thông với những mảnh đời cùng khổ của ông.
Câu 2.
Đáp án B (Cùng hội cùng thuyền) là thành ngữ phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng?
Câu 3.
Đáp án D (Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi) không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?
Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm)
Nghĩa của các thành ngữ (in đậm):
a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến
b) Hôi như cú mèo (hôi như cú): mùi hôi rất khó chịu.
c) Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.
d) Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ.
e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ.
Phần 3: Làm văn (4 điểm)
Tham khảo dàn ý cơ bản sau và thêm vào các nội dung cụ thể (lí lẽ, dẫn chứng):
- Mở đoạn: giới thiệu khái quát về bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.
- Thân đoạn:
+ Cảm nghĩ về dung và nghệ thuật của bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.
+ Giải thích vì sao em yêu thích.
- Kết đoạn: các yếu tố nội dung và nghệ thuật vừa nêu tác động đến tâm hồn, tình cảm của em như thế nào hoặc nêu bài học của cá nhân em sau khi học bài thơ.
Tài liệu vẫn còn nhiều, mời thầy cô và các em tải về tham khảo trọn bộ