Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 Toán 6 Kết nối tri thức - Đề 3

Đề thi học kì 1 Toán 6 sách Kết nối tri thức Số 3 có đáp án và ma trận, được để dưới dạng file word và pdf cho các em học sinh tham khảo, lên kế hoạch ôn tập cho bài thi cuối học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây, mời thầy cô và các em tải về tham khảo chi tiết.

1. Đề kiểm tra học kì 1 Toán 6 KNTT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Em hãy chọn câu trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước câu trả lời đó vào bài làm.

Câu 1. Tập hợp các chữ cái trong cụm từ “NHA TRANG” là:

(A) {NHA; TRANG};

(B) {N; H; A; T; R; A; N; G};

(C) {N; H; A; T; R; G};

(D) {NHA TRANG}.

Câu 2. Khẳng định nào sau đây đúng?

(A) Số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3;

(B) Số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9;

(C) Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì

chia hết cho 2;

(D) Số có chữ số tận cùng là 9 thì chia hết cho 9.

Câu 3. Trong biểu thức gồm có các dấu ngoặc {}; []; () thì thứ tự thực hiện các phép tính đúng là:

(A) { } → [ ] → ( );

(B) ( ) → [ ] → { };

(C) { } → ( ) → [ ];

(D) [ ] → { } → ( ).

Câu 4. Tập hợp nào sau đây chứa các phần tử là số nguyên tố?

(A) {1; 3; 5; 7};

(B) {11; 13; 15; 19};

(C) { 41; 43; 47; 49};

(D) {2; 5; 11; 31}.

Câu 5. Trong tập hợp số nguyên Z, tập hợp các ước của 11 là:

(A) {1; -1};

(B) {11; -11};

(C) { 1; 11};

(D) {-1; 1; 11; -11}.

Câu 6. ƯCLN(6;12) là:

A. 6

B. 12

C. 2

D. 72

Câu 7. Khẳng định nào sau đây đúng?

(A) Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau;

(B) Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau;

(C) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc

với nhau.

(D) Hình thang có hai đường chéo

bằng nhau.

Câu 8. So sánh ba số 5; -13; 0, kết quả đúng là:

(A) 0 < 5 < -13;

(B) 0 < -13 < 5;

(C) -13 < 0 < 5;

(D) 5 < -13 < 0.

Câu 9. Có bao nhiêu hình có trục đối xứng trong các hình sau:

(A) Chỉ một hình;

(B) Cả bốn hình;

(C) Hai hình;

(D) Ba hình.

Câu 10. Cho bốn số sau: 12; 30; 98; 99. Khẳng định nào sau đây đúng?

(A) Có ba số chia hết cho 3;

(B) Không có số nào chia hết cho cả 2 và 5;

(C) Có hai số chia hết cho 9;

(D) Cả bốn số đều chia hết cho 2.

Câu 11. Tập hợp nào sau đây chứa các phần tử đều là hợp số?

(A) {2; 9; 12; 15};

(B) {0; 10; 100; 1000};

(C) {11; 22; 33; 44};

(D) {4; 35; 201; 2010}.

Câu 12.

Hình vuông ABCD được tạo thành từ 9 hình vuông nhỏ như hình vẽ bên. Biết cạnh AB = 9cm. Diện tích của một hình vuông nhỏ bằng:

(A) 1 cm2;

(B) 27 cm2

(C) 9 cm2;

(D) 3 cm2.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 13 (2,0 điểm). Tính:

Câu 14 (1,5 điểm). Tìm số nguyên x, biết:

a) x + 21 = 6

b) x - 10 = -8

c) (-8)x = (-7).(-6) - 2

Câu 15 (1,0 điểm). Một tấm vải hình chữ nhật có kích thước 120 cm 160 cm. Người thợ may muốn cắt tấm vải thành các miếng hình vuông có độ dài cạnh theo cm là số tự nhiên, đồng thời không muốn thừa ra bất kì miếng vải nào. Hỏi người thợ may có thể cắt được miếng vải hình vuông có cạnh lớn nhất là bao nhiêu?

Câu 16 (2,0 điểm).

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 9 m, chiều rộng 7 m. Người ta chia mảnh vườn thành bốn khu gồm hai khu hình vuông cạnh 3 m, hai khu hình chữ nhật có chiều dài 5 m , chiều rộng 3 m và chừa lại phần lối đi (màu trắng).

a) Tính diện tích phần lối đi.

b) Người ta muốn lát gạch toàn bộ lối đi bằng những viên gạch hình vuông có cạnh bằng 50 cm. Tính số gạch cần dùng.

Câu 17 (0,5 điểm). Tìm tất cả các số nguyên tố p sao cho p + 2, p + 4, cũng là số nguyên tố.

------Hết------

2. Đáp án Đề kiểm tra học kì 1 Toán 6 KNTT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

A

B

D

D

A

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

C

A

D

C

PHẦN II: TỰ LUẬN

3. Đặc tả đề thi học kì 1 Toán 6 KNTT

TT

(1)

Chương/Chủ đề

(2)

Nội dung/đơn vị kiến thức

(3)

Mức độ đánh giá

(4)

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

(5-12)

Tổng % điểm

(13)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Tập hợp số tự nhiên, số nguyên.

Số nguyên tố, hợp số

Nội dung 1:

Số nguyên tố, hợp số.

Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố (Câu 4)

– Nhận biết được khái niệm hợp số (Câu 11).

2 (0,5đ)

5%

Nội dung 2:

Phần tử của tập hợp. So sánh số nguyên.

Thông hiểu:

– Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp (Câu 1).

– So sánh được hai số nguyên cho trước (Câu 8)

2 (0,5đ)

5%

Nội dung 3:

Tìm các số nguyên tố thỏa mãn điều kiện.

Vận dụng:

– Vận dụng được kiến thức số học vào bài toán tìm SNT

1 (0,5đ)

5%

2

Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên, số nguyên.

Nội dung 1:

Thứ tự thực hiện phép tính.

Nhận biết:

– Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính (Câu 3).

1 (0,25đ)

2,5%

Nội dung 2:

Thực hiện phép tính; tìm số chưa biết.

Vận dụng:

– Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí (Câu 13).

– Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) trong bài toán tìm x (Câu 14).

2 (3,5đ)

35%

3

Dấu hiệu chia hết, ước và bội.

Nội dung 1: Ước và bội.

Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số (Câu 5).

– Nhận biết được ƯCLN của các số tự nhiên (Câu 6).

2 (0,5đ)

5%

Nội dung 2: Dấu hiệu chia hết.

Thông hiểu:

– Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không (Câu 2; câu 10).

2 (0,5đ)

5%

Nội dung 3:

Giải bài toán thực tế liên quan đến ước và bội.

Vận dụng:

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (Câu 10).

1 (1,0đ)

10%

4

Hình phẳng trong thực tiễn và tính chất đối xứng của hình phẳng

Nội dung 1: Hình có trục đối xứng

Nhận biết:

– Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều) (Câu 9).

1 (0,25đ)

2,5%

Nội dung 2:

Tính chất của hình phẳng.

Thông hiểu:

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.(Câu 9).

1 (0,25đ)

2,5%

Nội dung 3:

Tính chu vi và diện tích hình phẳng

Vận dụng:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt (Câu 12, câu 16).

1 (0,25đ)

1 (2,0đ)

22,5%

Tổng

6 câu

1,5 điểm

5 câu

1,25 điểm

1 câu

0,25 điểm

4 câu

6,5

điểm

1 câu

0,5 điểm

17 câu

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 6

    Xem thêm