Bộ đề thi GDCD lớp 6 học kì 1 Cánh Diều năm 2024 - 2025
VnDoc giới thiệu Bộ đề thi GDCD lớp 6 học kì 1 Cánh Diều năm 2024 - 2025 có đáp án và bảng ma trận chi tiết cho từng câu hỏi. Cấu trúc đề thi bám sát chương trình học. Mời các em học sinh cùng theo dõi sau đây.
Đề thi học kì 1 GDCD 6 Cánh diều có đáp án
1. Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn GDCD số 1
Ma trận
TT | Chủ đề | Nội dung | Mức độ đánh giá | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Câu | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục đạo đức | (1) Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | 2 câu |
|
|
|
|
|
| 2 câu | 0.5 | ||
(2) Yêu thương con. người | 2 câu |
|
|
|
|
|
| 2 câu | 0.5 | ||||
(3) Siêng năng kiên trì | 2 câu |
|
|
|
|
|
| 2 câu | 0.5 | ||||
(4) Tôn trọng sự thật | 2 câu | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu | 2 câu | 3 câu | 3.0 | ||||
(5) Tự lập | 2 câu |
|
| 2 câu | 3.0 | ||||||||
2 | Giáo dục kĩ năng sống | (6) Tự nhận thức bản thân | 2 câu |
|
| 2 câu | 2.5 | ||||||
Tổng | 12 | 1 |
| 1 |
| 1 | 12 | 3 | 10 điểm | ||||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30 | 70 | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% | 100% |
ĐỀ KIỂM TRA
Trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1: Một trong số các truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam là
A. mê tín dị đoan.
B. thờ cúng tổ tiên.
C. tảo hôn.
D. cướp vợ.
Câu 2: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ giúp chúng ta
A. có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
B. không phải lo về việc làm.
C. có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
D. có thêm tiền tiết kiệm.
Câu 3: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Yêu thương con người.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Thương hại người khác.
D. Đồng cảm và thương hại.
Câu 4: Lòng yêu thương con người
A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
B. B. làm những điều có hại cho người khác.
C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
Câu 5: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?
A. Kiên trì.
B. Trung thực.
C. Siêng năng.
D. Tự chủ.
Câu 6: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là
A. thường xuyên nghỉ học.
B. chỉ làm một số bài tập.
C. gặp bài khó hay nản lòng.
D. chăm chỉ học và làm bài.
Câu 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?
A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Văn, Lan giả vờ như không nhìn thấy.
B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng.
C. Minh đã sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng.
D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao hơn.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?
A. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.
B. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.
C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.
D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.
Câu 9: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là gì?
A. Tự tin.
B. Tự kỉ.
C. Tự giác.
D. Tự lập.
Câu 10: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là
A. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
B. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. tự giải quyết vấn đề của mình, dám đương đầu với khó khăn.
Câu 11: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là gì?
A. Ttự trọng.
B. Tự nhận thức về bản thân.
B. Có kĩ năng sống.
D. Thông minh.
Câu 12: Một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân là
A. nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.
B. bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
C. quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
D. sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
I. Tự luận (7 điểm):
Câu 1 (3 điểm):
- Em hãy nêu ít nhất 2 biểu hiện của tôn trọng sự thật trong cuộc sống.
- Có ý kiến cho rằng “Chỉ cần nói thật với bố mẹ, thầy cô còn không cần nói thật với những người khác”, em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm):
Lan là học sinh mới chuyển đến lớp 8H. Nhà Lan ở gần trường nhưng trong tuần đầu tiên vào lớp, Lan đã đi học muộn hai lần. Thấy vậy, lớp trưởng hỏi Lan lí do đi muộn, Lan trả lời: “Tại bố mẹ tớ đi làm sớm, không có ai gọi dậy nên tớ không đi học đúng giờ được”.
- Em có nhận xét gì về Lan?
- Nếu em là Lan, em sẽ làm gì để có thể tự dậy sớm và đi học đúng giờ mà không cần bố mẹ đánh thức?
Câu 3 (1 điểm):
Hãy chỉ ra điểm yếu của em trong học tập và trình bày những việc em đã làm để khắc phục điểm yếu đó.
Đáp án đề thi
1. Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | A | A | C | C | D | B | A | D | D | B | C |
Tự luận (7 điểm)
Câu | Gợi ý đáp án | Điểm |
1 |
| 3 .0 điểm |
| Học sinh nêu được 2 biểu hiện đúng của tôn trọng sự thật trong cuộc sống trở lên. | 1,0 (Mỗi biểu hiện đúng được 0,5 điểm) |
| * Không tán thành với ý kiến trên. * Giải thích: - Ngoài nói thật với bố mẹ, thầy cô ra, chúng ta còn cần nói thật với những người có trách nhiệm xử lí các vấn đề xảy ra trong cuộc sống mà mỗi người chứng kiến, bắt gặp. - Lấy ví dụ như nói thật với các chú công an khi chứng kiến hành vi phạm pháp của một ai đó… | 0,5 0,75 0,75 (Học sinh lấy ví dụ đúng là được điểm) |
2 |
| 3,0 điểm |
| * Lan là người chưa biết tự lập trong cuộc sống. Giải thích: - Là học sinh lớp 8 nhưng Lan chưa tự thức dậy để đi học đúng giờ. - Tự thức dậy vào buổi sáng là việc Lan có thể tự làm nhưng Lan vẫn phụ thuộc vào bố mẹ điều đó sẽ dẫn đến Lan có thói quen ỷ lại, không tự giải quyết công việc của chính mình. - Việc làm của Lan còn ảnh hưởng đến tập thể, khiến mọi người khó tin tưởng Lan và khó hòa đồng với Lan hơn. | 0,5 0,5 0,5 0,5 |
| Học sinh nêu đúng 2 việc mà mình đã làm để tự dậy sớm và đi học đúng giờ mà không cần bố mẹ đánh thức. | 1,0 (Mỗi việc làm đúng được 0,5 điểm) |
3 |
| 1, 0điểm |
| * Học sinh chỉ ra được ít nhất 1 điểm yếu trong học tập. * Học sinh trình bày được ít nhất 2 việc đã làm để khắc phục điểm yếu trong học tập của bản thân. | 0,5 0.5 (Mỗi việc làm đúng được 0,25 điểm) |
Tổng | Trắc ngiệm 3 + Tự luận 7 = | 10 |
2. Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn GDCD số 2
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào một đáp án trả lời đúng nhất (mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu 1: Tôn trọng sự thật là:
A. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
B. Suy nghĩ, nói và làm theo ý kiến của riêng mình.
C. Nói và làm theo ý kiến của số đông.
D. Mình làm việc của mình, kệ mọi người.
Câu 2: Em không đồng ý với quan điểm nào khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?
A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.
C. Tôn trọng sự thật giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.
D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.
Câu 3: Để tôn trọng sự thật chúng ta cần phải làm gì?
A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.
B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.
C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. .
D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.
Câu 4: Câu “Tự lực cánh sinh” nói về đức tính nào của con người?
A. Kiên trì
B. Siêng năng
C. Chăm chỉ
D. Tự lập
Câu 5: Hành động nào không là biểu hiện của tự lập?
A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.
B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.
C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.
D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Câu 6: Sáng nào M cũng đi học muộn vì không tự giác dậy sớm mà phải chờ mẹ gọi dậy. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. M tự lập.
B. M ỷ lại.
C. M vô tâm.
D. M tự giác.
Câu 7: Có mấy cách để tự nhận thức bản thân?
A. 2 cách.
B. 3 cách.
C. 4 cách.
D. 5 cách
Câu 8: Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về:
A. Bố mẹ.
B. Thầy cô.
C. Bạn bè.
D. Chính mình.
Câu 9: Khi không hiểu rõ về bản thân, chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào?
A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống.
B. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh
C. Có những lời nói và việc làm đúng đắn.
D. Biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Câu 10: Phẩm chất đạo đức nào gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Vô cảm.
B. Khoan dung.
C. Ích kỷ
D. Nhỏ nhen.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?
A. Làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.
D. Ỷ lại vào người khác khi làm việc.
Câu 12. Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì ?
A. Chị ngã em nâng.
B. Há miệng chờ sung.
C. Đục nước béo cò.
D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1( 2 điểm)
a. Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của em? (1đ)
b. Hãy kể lại những việc làm thể hiện tự lập của em trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó em cần rèn luyện như thế nào để ngày càng tự lập hơn? (1đ)
Câu 2: (2 điểm)
a. Em hãy nêu các cách tự nhận thức bản thân? (1đ)
b. Để phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân em cần lên kế hoạch rèn luyện như thế nào? (1đ)
Câu 3: (3 điểm)
Nam và Long học cùng lớp với nhau. Vừa rồi Long xin mẹ tiền đóng học phí nhưng lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Nam biết chuyện này do tình cờ nghe Long nói chuyện với một bạn khác trong lớp. Khi cô giáo hỏi Long: “Tại sao em chưa đóng học phí?”, Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy.
a. Theo em, việc làm của bạn Long là đúng hay sai? Tại sao? (2 đ)
b. Nếu là Nam, em sẽ làm gì trong trường hợp này?(1 đ)
Đáp án Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn GDCD
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ĐA | A | B | C | D | A | B | B | D | A | B | C | D |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 ( 2 điểm) | a. Ý nghĩa của tự lập: - Giúp con người trưởng thành, tự tin, có bản lĩnh cá nhân. - Biết giúp bố mẹ những công việc vừa sức trong gia đình. - Dễ thành công hơn trong cuộc sống. - Xứng đáng được mọi người kính trọng. b. HS nêu được những việc làm hàng ngày thể hiện tính tự lập và đưa ra kế hoạch rèn luyện bản thân. | 1 đ 1 đ |
Câu 2 (2 điểm) | a. Có 3 cách tự nhận thức bản thân: - Tự vấn bản thân một cách khách quan trong hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày…. - Lắng nghe ý kiến của người thân, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh…. - Tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân… b. HS đưa ra được kế hoạch rèn luyện của bản thân mình. | 1 đ 1 đ |
Câu 3 (2 điểm) | a. Theo em việc làm của bạn Long là sai. Vì: - Bạn đã nói sai sự thật với cô giáo về số tiền mà bạn xin mẹ đi đóng học nhưng lại dùng để tiêu xài ăn quà vặt. - Bạn Long không những không nói thật về việc làm của mình để xin cô và mẹ tha thứ, mà bạn lại nói dối cô giáo là số tiền bị đánh rơi. Việc làm này là không thể chấp nhận được, Cần lên án, phê phán việc làm sai này. b. Nếu là bạn Nam em sẽ khuyên bạn Long nên nói thật về việc làm của mình là đã dùng số tiền đó la cà ăn quà vặt để xin cô và mẹ ntha lỗi, rút kinh nghiệm sửa chữa. Nếu bạn không nghe thì em sẽ nói sự thật với cô giáo để cô có hướng giải quyết với việc làm sai của bạn Long...
| 0,5đ 1,5đ 1 đ |
Bảng ma trận Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn GDCD
Nội dung kiến thức cần KT | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng điểm | |||
TN | TL | TN | TL | Vận dụng | VD cao | ||
1. Tôn trọng sự thật | Nhớ lại được KN, ý nghĩa của tôn trọng sự thật (c1,2) | Hiểu và lựa chọn được hành vi để rèn luyện tôn trọn sự thật (c3) | Vận dụng lí thuyết để xử lý tình huống (c15a) | Biết nhận định tình huống và đưa ra lời khuyên (c15b) | |||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 2 câu 0.5đ 5% | 1 câu 0.25đ 2,5% | 1/2 câu 2đ 20% | 1/2 câu 1đ 10% | 4 câu 3.75đ 37,5% | ||
2. Tự lập | Kể được biểu hiện của tự lập.(c5) | Nhắc lại được ý nghĩa và những việc làm của tự lập (c13a) | Phân biệt được tự lập với trái với tự lập(c4,6) | Nêu được cách rèn luyện tự lập của bản thân (c13b) | |||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 câu 0.25đ 2,5% | 1/2 câu 1đ 10% | 2 câu 0.5đ 5% | 1/2 câu 1đ 10% | 4 câu 2,75đ 27,5% | ||
3. Tự nhận thức bản thân | Các cách để tự nhận biết bản thân (c7,8) | Nhớ lại các cách tự nhận thức bản thân (c14a) | Hậu quả của việc không nhận thức được bản thân (c9) | Kế hoạch rèn luyện việc tự nhận thức bản thân (c14b) | |||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 2 câu 0.5đ 5% | 1/2 câu 1đ 10% | 1 câu 0.25đ 2,5% | 1/2 câu 1đ 10% | 4 câu 2,75đ 27,5% | ||
4. Yêu thương con người. | Hiểu được đâu là p/c gắn với yêu thương con người (c10) | ||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 câu 0.25đ 2,5% |
| 1 câu 0,25đ 2,5% | ||||
5. Siêng năng, kiên trì | Nhận biết câu tục ngữ thể hiện SNKT (c12) | Hiểu và lựa chọn được hành vi để rèn luyện SNKT (c11) | |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 câu 0.25đ 2,5% |
| 1 câu 0.25đ 2,5% |
|
|
| 2 câu 0,5 đ 5% |
Tổng số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: | 6 câu 1,5 đ 15% | 1 câu 2đ 20% | 6 câu 1,5 đ 15% | 1 câu 2 đ 20% | 1/2 câu 2đ 20% | 1/2 câu 1.đ 10% | 15 câu 10đ 100% |
3. Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn GDCD số 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Giáo dục công dân 6
Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng sự thật?
A. Dù không bằng lòng nhưng luôn đồng ý theo số đông trong tập thể.
B. Nói đúng những gì mình được chứng kiến.
C. Luôn bảo vệ mọi ý kiến, việc làm của mình.
D. Phê phán những việc mà mình không thích.
Câu 2. Biểu hiện nào không tôn trọng sự thật?
A. Nói một phần sự thật.
B. Sẵn sàng bảo vệ sự thật.
C. Không che giấu sự thật.
D. Không nói sai sự thật.
Câu 3. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện không tôn trọng sự thật?
A. Biết bác A bán rau bẩn nhưng B không nói với ai vì bác A là bác ruột của B.
B. H nói với cô giáo về hành vi quay cóp bài trong giờ kiểm tra của N.
C. Bạn D đã nói với bác tài xế xe buýt về hành vi của kẻ gian trên xe.
D. Biết chị T bán mỹ phẩm giả nên nhiều lần L đã khuyên chị nên dừng bán và xin lỗi mọi người.
Câu 4. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?
A. Thấy M xem tài liệu trong giờ kiểm tra, H giả lơ như không thấy.
B. H chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác B.
C. L đã sửa điểm trong bài kiểm tra môn Tiếng Anh để không bị bố mắng.
D. M rất quý H nên đã làm bài tập giúp H để bạn ấy được điểm cao.
Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Thực hiện công việc được giao khi được nhắc nhở.
B. Luôn tìm cách nhờ người khác giúp hoàn thành công việc cá nhân.
C. Tự hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
D. Luôn tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 6. Tự lập là
A. tự làm lấy những việc mình hứng thú.
B. tự làm việc không cần quan tâm tới khó khăn.
C. tự làm việc thường xuyên, miệt mài.
D. tự làm lấy công việc của mình.
Câu 7. Các hoạt động thể hiện tính tự lập là:
A. Nhờ bạn chép bài hộ.
B. Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà.
C. Tự giặt quần áo của mình.
D. Gặp bài khó, lấy sách hướng dẫn ra chép.
Câu 8. Câu tục ngữ nào nói về tính tự lập?
A. Thân tự lập thân.
B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 9. Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra hoặc xác định được
A. những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
B. những đặc điểm đặc trưng của bản thân.
C. phong cách của bản thân.
D. thế mạnh của bản thân.
Câu 10. Tự nhận thức bản thân sẽ giúp chúng ta thực hiện được những việc làm nào dưới đây?
A. Tìm cách khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của bản thân.
B. Tự hào về bản thân và tìm cách phát huy những ưu điểm của bản thân.
C. Nhận ra được đặc trưng nổi bật của bản thân so với mọi người.
D. Tìm cách che giấu những điểm hạn chế của bản thân.
Câu 11. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể
A. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
C. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.
Câu 12. Tự nhận thức về bản thân là
A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.
B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.
C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.
D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Hãy giải thích vì sao chúng ta cần phải có tính tự lập?
Câu 2 (3 điểm) Bản thân em có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Em hãy lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
Câu 3 (1 điểm) Sau khi phát bài kiểm tra, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc kết quả bài làm để cô giáo ghi vào sổ. Điểm bài làm của T là 8 điểm nhưng T đọc nhầm thành 9 điểm. Vài ngày sau, T mới phát hiện ra mình đã đọc nhầm điểm cho cô giáo.
Nếu là T, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?
Mời các bạn xem đáp án đề 3 trong file tải