Top 7 đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo năm học 2024 - 2025
Đề thi Ngữ Văn lớp 6 học kì 1 có đáp án
Bộ đề Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo năm học 2024 - 2025 bao gồm 7 đề thi khác nhau có đáp án. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Lưu ý: Toàn bộ 7 đề thi và đáp án có trong file tải về, mời các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu
1. Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Ma trận
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
|
|
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
|
1
| Đọc hiểu
| - Truyện đồng thoại | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Kể lại một truyện dân gian | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 10 | ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% |
| ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
Đề thi
Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ. Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại
A. truyện cổ tích.
B. truyện đồng thoại.
C. truyện truyền thuyết.
D. truyện ngắn.
Câu 2: Ai là người kể chuyện trong đoạn trích trên?
A. Người kể chuyện giấu mình.
B. Nhím.
C. Thỏ.
D. Nhím và Thỏ.
Câu 3: Nhận xét nào nêu đúng đặc điểm của nhân vật trong đoạn trích trên?
A. Nhân vật là loài vật, đồ vật được nhân hóa.
B. Nhân vật là loài vật, đồ vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, đồ vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, đồ vật gắn bó thân thiết với con người.
Câu 4: Từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” có nghĩa là gì?
A. Quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. Ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. Ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
D. Ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
Câu 5: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?
A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.
Câu 6: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”
A. Bốn từ.
B. Năm từ.
C. Sáu từ.
D. Bảy từ.
Câu 7: Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?
A. Nhím rút, tấm vải.
B. Một chiếc, để may.
C. Chiếc lông, tấm vải.
D. Lông nhọn, trên mình.
Câu 8: Điền từ gì vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ?
“Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”
Nhím……………. cho Thỏ.
A. Lo sợ.
B. Lo ngại.
C. Lo âu
D. Lo lắng.
Câu 9: Nhận xét cấu tạo và nêu tác dụng của vị ngữ trong câu văn sau:
“Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ.”
Câu 10: Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào? (Viết thành một đoạn văn từ 5 – 7 câu).
Phần II. Viết (4.0 điểm)
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
============= HẾT ====================
Xem đáp án đề 1 trong file tải về
2. Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề 2
Ma trận
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc | Thơ và thơ lục bát | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân | 0 | 1*
| 0 | 1*
| 0 | 1*
| 0 | 1*
| 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề thi
I. ĐỌC: (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!
(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”)
Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? ( BIẾT)
A. Lục bát
B. Tự do
C. Bốn chữ
D. Năm chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? ( BIẾT)
A. Mẹ
B. Cha
C. Bà
D. Con
Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: ( BIẾT)
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
A. 2/2/2 và 2/3/3
B. 2/2/2 và 1/2/5
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 4/4
Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU)
A. Làm nổi bật công lao của người cha
B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ
C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng
D. Làm nổi bật vẻ đep cao lớn của người cha
Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
“ Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi"(HIỂU)
A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con.
B. Sự hi sinh của người cha dành cho con.
C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình.
D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ.
Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên ? ( HIỂU)
A. Ca ngợi tình cha con
B. Ca ngợi tình bà cháu
C. Ca ngợi tình bạn bè
D. Ca ngợi tình anh em
Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ ? (HIỂU)
A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.
B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.
C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.
D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha.
Câu 9: Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên? (VẬN DỤNG)
Câu 10: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình?( VẬN DỤNG)
II. VIẾT (4.0 điểm):
Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống (một chuyền về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi,...)
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC | 6,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song có thể diễn đạt theo các ý sau: - Hãy biết trân trọng những hi sinh, những yêu thương của cha dành cho con,… | 1,0 | |
10 | HS bộc lộ tự do suy nghĩ của bản thân về vai trò của người cha, có thể diễn đạt theo các ý sau: - Cha là trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên .... | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
a | Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 đ | |
b | Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm của bản thân | 0,25đ | |
c | Kể lại trải nghiệm của bản thân HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | ||
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất - Giới thiệu được một trải nghiệm của bản thân - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu- diễn biến- kết thúc - Cảm xúc và ý nghĩa của trải nghiệm. | 2,5 đ | ||
d | Trình bày; chính tả, dùng từ, đặt câu: chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ,… | 0,5đ | |
e | Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động | 0,5đ |
Tài liệu vẫn còn nhiều, mời thầy cô và các em tải về tham khảo trọn bộ