Bộ đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2024 - 2025
Bộ đề thi Lịch sử - Địa lí lớp 6 học kì 1 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 gồm 5 đề thi khác nhau có đáp án cho các em ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối kì 1 lớp 6 lớp bao gồm nội dung kiến thức Sử Địa trọng tâm học kì 1 lớp 6 giúp các em ôn tập hiệu quả.
Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án
1. Đề thi môn Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1 số 1
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
* Phân môn Lịch sử (1,5 điểm)
Câu 1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là
A. sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.
B. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.
D. sông Ấn và sông Hằng.
Câu 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Nhà Thương.
B. Nhà Chu.
C. Nhà Tần.
D. Nhà Hán.
Câu 3. Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã được hình thành ở đâu?
A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
C. Trên các đồng bằng.
D. Trên các cao nguyên.
* Phân môn Địa lí (2,5 điểm)
Câu 1. Chất khí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thành phần không khí gần bề mặt đất là
A. Ô-xi.
B. Các-bo-níc.
C. Ni-tơ.
D. Ô-dôn.
Câu 2. Khu vực nào trên Trái Đất phần lớn có lượng mưa trên 2000 mm/năm?
A. Khu vực cực.
B. Khu vực ôn đới.
C. Khu vực chí tuyến.
D. Khu vực xích đạo.
Câu 3. Các yếu tố sử dụng để biểu hiện tình trạng thời tiết là
A. nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió. B. nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió.
C. ánh sáng, nhiệt độ, nắng – mưa. D. Khí áp, ánh sáng, nhiệt độ, gió.
Câu 4. Nước trong thủy quyển ở dạng nào nhiều nhất?
A. Nước mặn. B. Nước ngọt.
C. Nước dưới đất. D. Nước sông, hồ.
Câu 5. Với những con sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa thì
A. mùa lũ là mùa hạ, mùa cạn là mùa đông.
B. mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
C. mùa lũ vào đầu mùa hạ.
D. mùa lũ vào đầu mùa xuân.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu vai trò của băng hà?
Câu 4. (1,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình các tháng của Trạm khí tượng A
(Đơn vị: 0C)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ | 25,8 | 26,7 | 27,9 | 28,9 | 28,3 | 27,5 | 27,1 | 27,1 | 26,8 | 26,7 | 26,4 | 25,7 |
Em hãy tính nhiệt độ trung bình năm của trạm.
Xem đáp án, ma trận trong file tải
1. Đề thi môn Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1 số 2
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất (A, B, C, D) trong các câu sau rồi ghi vào bài làm:
Phần I
Câu 1. Học lịch sử để làm gì ?
A. Hiểu cội nguồn của tổ tiên, cha ông, biết ơn những người có công với đất nước, có trách nhiệm với bản thân và đất nước.
B. Biết về đất nước mình trong tương lai sẽ như thế nào.
C. Biết cho vui, có thêm hiểu biết về quá khứ để dự đoán những điều trong tương lai.
D. Tô điểm cho cuộc sống, có thêm kinh nghiệm nếu có chiến tranh xảy ra.
Câu 2. Con người sáng tạo ra cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào ?
A. Sự lên xuống của thủy triều.
B. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.
C. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,…
D. Sự di truyền của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 3. Loại chữ viết đầu tiên của loài người là:
A. Chữ tượng ý.
B. Chữ tượng hình.
C. Chữ giáp cốt.
D. Chữ triện.
Câu 4. “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây ? A. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.
B. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in.
C. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
D. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.
Phần 2
Câu 5. Thành phần chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên là:
A. ni tơ.
B. oxi.
C. cacbonic.
D. odon.
Câu 6. Nước trong thủy quyển tồn tại ở dạng nào nhiều nhất ?
A. Nước ngọt.
B. Nước mặn.
C. Nước dưới đất.
D. Nước sông hồ.
Câu 7. Loại gió thổi thường xuyên từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo là gió gì ?
A. Gió Tín Phong.
B. Gió Tây Ôn Đới.
C. Gió Đông cực.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 8. Chất khí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thành phần không khí gần bề mặt Trái Đất là khí nào?
A. Oxi.
B. Ni tơ.
C. Cacbonic.
D. Ozon.
Câu 9. Dạng địa hình nào dưới đây do quá trình nội sinh tạo nên ?
A. Đồng bằng ven biển.
B. Cồn cát ven biển.
C. Núi lửa.
D. Hang động đá vôi.
Câu 10. Thời gian để Trái Đất chuyển động trọn một vòng quanh Mặt Trời là:
A. 24 giờ.
B. 365 ngày 6 giờ.
C. 23 giờ 56 phút 04 giây.
D. một ngày đềm.
Câu 11. Đặc điểm chính của khối khí nóng là:
A. Nhiệt độ tương đối cao.
B. Nhiệt độ tương đối thấp.
C. Tương đối khô.
D. Độ ẩm lớn.
Câu 12. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở khu vức gần núi lửa cần phải làm gì ?
A. Gia cố nhà cửa thật vững chắc.
B. Nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực.
C. Chuẩn bị các dụng cụ để dập lửa.
D. Đóng cửa ở yên trong nhà.
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13 (1,5 điểm):
a) Tại sao nói: Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo và các bộ sử thi ?
Câu 14 (1,0 điểm):
Em hãy nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà.
Câu 15 (1,0 điểm):
Gió là gì? Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.
Câu 16 (1,5 điểm):
Dựa vào kiến thức đã học hãy trình bày cấu tạo trong của Trái Đất.
Câu 17 (2,0 điểm):
Vận dụng kiến thức đã học để tính giờ ở các địa phương rồi điền kết quả vào bảng sau:
Địa điểm | Luân Đôn | Niu Đêli | Maxcơva | Hà Nội | Bắc Kinh |
Múi giờ | 0 | 5 | 3 | 7 | 8 |
Giờ | 6 giờ |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I,
Môn: Lịch sử và Địa lí - Lớp 6
TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 diểm
Phần | I | II | |||||||||||
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Đáp án | A | D | B | C | C | B | A | B | C | B | A | B |
TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm | ||||||||||||||||||
13 (1,5 điểm) | Nói "Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo và các bộ sử thi" là vì: | 0,5 | ||||||||||||||||||
- Ấn độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn (đạo Phật, đạo Bà La Môn), nhiều bộ sử thi lớn. | 0,5 | |||||||||||||||||||
- Tôn giáo và sử thi Ấn Độ có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đố với nhiều dân tộc khác nhau. Đặc biệt là các quốc gia khu vực Đông Nam Á. | 0,5 | |||||||||||||||||||
14 (1,0 điểm | Một số vật dụng / lĩnh vực mà ngày nay chúng ta thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà: - Cái cày (sử dụng sức kéo của động vật); - Bánh xe. - Nông lịch (âm lịch). - Phép tính với hệ đếm thập phân và hệ đếm 60. | 1,0 | ||||||||||||||||||
15 (1,0 điểm) | - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. | 0,5 | ||||||||||||||||||
- Trên Trái Đất có ba loại gió thường xuyên là gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió đông cực. | 0,5 | |||||||||||||||||||
16 (1,5 điểm) | - Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: + Ngoài cùng là lớp vỏ Trái Đất, dày từ 5 - 70 km, trạng thái rắn, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng. | 0,5 | ||||||||||||||||||
+ Ở giữa là lớp man ti: dày 2900km, trạng thái từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ từ 1500 - 37000C | 0,5 | |||||||||||||||||||
+ Trong cùng là nhân dày 3400km, trạng thái lỏng đến rắn, nhiệt độ khoảng 50000C. | 0,5 | |||||||||||||||||||
17 (2,0 điểm) |
| 2,0 |
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ