Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 8 đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 6 năm học 2023 - 2024

Bộ đề thi Lịch sử - Địa lí lớp 6 học kì 1 có đáp án năm 2023 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều giúp các em học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm và đạt điểm cao trong kì thi cuối kì 1 lớp 6 môn Lịch sử & Địa lý.

Lưu ý: Toàn bộ đề thi và đáp án đều có trong file tải về. Mời các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu

Link tải chi tiết từng bộ đề:

1. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch sử Địa lí 6 HK1 Chân trời sáng tạo số 1

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) - Thời gian: 30 phút

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà ý em cho là đúng nhất:

Câu 1. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Hiện tượng mùa trong năm.

B. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 2. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 3. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Vòng cực.

Câu 4. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim. B. Sao Thủy. C. Trái Đất. D. Sao Hỏa.

Câu 5. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là

A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương.

C. Ấn Độ Dương. D. Địa Trung Hải.

Câu 6. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 7. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

D. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

Câu 8. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Nơi tiếp xúc của mảng Nam Mĩ, Âu - Á với các mảng xung quanh.

B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á, Bắc Mĩ với các mảng xung quanh.

C. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

D. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

Câu 9. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì cai trị của triều đại nào?

A. Nhà Tần. B. Nhà Thương. C. Nhà Chu. D. Nhà Hạ.

Câu 10. Cơ quan nào dưới đây không thuộc bộ máy tổ chức của nhà nước A-ten?

A. Đại hội nhân dân. B. Viện Nguyên lão.

C. Hội đồng 500 người. D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Câu 11. Công trình kiến trúc nào dưới đây không do người La Mã cổ đại tạo ra?

A. Đền Pác-tê-nông. B. Đền Pan-tê-ông.

C. Đấu trường Cô-lô-sê. D. Khải hoàn môn.

Câu 12. Vương quốc nào phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu

Công nguyên?

A. Chăm-pa. B. Phù Nam. C. Tha-tơn. D. Pê-gu.

Câu 13. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trước thế kỉ X là

A. đền Bô-rô-bu-đua. B. đền Ăng-co Vát.

C. cổng I-sơ-ta (thành Ba-bi-lon). D. khải hoàn môn.

Câu 14. Tôn giáo nào của Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Phù Nam, các vương quốc trên

đảo Su-ma-tra, đảo Gia-va?

A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Đạo giáo.

Câu 15. Nhóm người đầu tiên đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà là

A. người Lào Lùm. B. người Ba Tư.

C. người Xu-me. D. người Lào Thơng.

Câu 16. Cư dân Ai Cập cổ cư trú ở vùng lưu vực

A. sông Ấn. B. sông Hằng. C. sông Hoàng Hà. D. sông Nin.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm):

Câu 1. (1.5 điểm) Trình bày một vài nét chính về đặc điểm của tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển ?

Câu 2. (1.5 điểm) Nêu những điểm chung về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại ?

Câu 3. (1.5 điểm) Dựa vào hình 10.2 và kiến thức đã học, em hãy:

a. Kể tên một số dạng địa hình phổ biến ?

b. Cho biết sự khác nhau giữa địa hình núi và đồng bằng ?

Câu 4. (1.5 điểm) Bằng sự hiểu biết và sự quan sát sơ đồ 5.5, em hãy cho biết:

a. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa xã hội thành “người giàu” và “người nghèo” ?

b. Vì sao xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để ?

Đáp án đề thi học kì 1 LSĐL 6 CTST số 1

TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm)Mỗi ý đúng (0.25 đ)

1A

2B

3A

4B

5A

6B

7C

8D

9A

10B

11A

12B

13A

14B

15C

16D

TỰ LUẬN: ( 6 điểm)

Câu 1. ( 1.5 điểm) Trình bày một vài nét chính về đặc điểm của tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển ?

* Đặc điểm của tầng đối lưu

- Không khí bị xáo trộn mạnh, xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,…

- Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm

* Đặc điểm của tầng bình lưu

- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Không khí chuyển động thành luồng ngang.

* Đặc điểm của các tầng cao của khí quyển

- Không khí cực loãng.

- Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất.

Câu 2. (1.5 điểm) Nêu những điểm chung về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại.

- Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...

- Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...

- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3. (1.5 điểm)

Một số dạng địa hình phổ biến:đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.

Sự khác nhau của các dạng địa hình núi và đồng bằng

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Câu 4. (1.5 điểm) a. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa xã hội thành “người giàu” và “người nghèo” là do:

+ Tình trạng “tư hữu” của một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng

+ Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ; xã hội dần có sự phân hóa.

Xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để là do:

+ Ở phương Đông, vào cuối thời nguyên thủy, cư dân đã sinh sống và canh tác nông nghiệp ven các dòng sông lớn. Họ thường sống quây quần, gắn bó với nhau để cùng làm thủy lợi (đắp đê, đào kênh, mương…), cùng sản xuất nông nghiệp.

+ Do đó, mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, thân thiết.

=> xã hội phân hóa không triệt để.

2. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 6 CTST số 2

Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong những câu sau (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

I. ĐỊA LÍ

Câu 1. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Câu 2. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

A. 6387 km.

B. 6356 km.

C. 6378 km.

D. 6365 km.

Câu 3. Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành một góc

A. 23027’.

B. 27023’.

C. 66033’.

D. 33066’.

Câu 4. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

A. 21 giờ.

B. 23 giờ.

C. 24 giờ.

D. 22 giờ.

Câu 5. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

A. 23027’.

B. 56027’.

C. 66033’.

D. 32027’.

Câu 6. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

B. Hiện tượng mùa trong năm.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 7. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?

A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.

C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. Ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. Các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. Trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 9. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

A. Hai cực.

B. Hai chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Vòng cực.

Câu 10. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào?

A. Ngày ngắn hơn đêm.

B. Ngày và đêm khác nhau.

C. Ngày dài hơn đêm.

D. Ngày và đêm bằng nhau.

Câu 11. Từ hai cực đi về Xích đạo, chênh lệch giữa ngày và đêm có đặc điểm nào sau đây?

A. Càng tăng.

B. Khác nhau theo mùa.

C. Càng giảm.

D. Tùy theo mỗi nửa cầu.

Câu 12. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. Một ngày đêm.

B. Một năm.

C. Một tháng.

D. Một mùa.

Câu 13. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Câu 14. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

C. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Câu 15. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Câu 16. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

II. LỊCH SỬ

Câu 17. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào?

A. Sắt.

B. Chì.

C. Bạc.

D. Đồng đỏ.

Câu 18. Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng vào thời gian nào?

A. Hơn 5000 năm TCN.

B. Hơn 4000 năm TCN.

C. Hơn 3000 năm TCN.

D. Hơn 2000 năm TCN.

Câu 19. Các nền văn hóa gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Óc Eo.

C. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Núi Đọ.

D. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hoa Lộc.

Câu 20. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú?

A. Đá.

B. Gỗ.

C. Kim loại.

D. Nhựa.

Câu 21. Những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời trên vùng đất màu mỡ của hai con sông nào?

A. Sông Ấn và sông Hằng.

B. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.

C. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.

D. Sông Mã và sông Cả.

Câu 22. Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng bao nhiêu năm?

A. Khoảng 2000 năm.

B. Khoảng 3000 năm.

C. Khoảng 4000 năm.

D. Khoảng 5000 năm.

Câu 23. Thời cổ đại ở Trung Quốc gắn với ba triều đại nối tiếp nhau là nhà Hạ, nhà Thương và

A. nhà Hán.

B. nhà Tùy.

C. nhà Đường.

D. nhà Chu.

Câu 24. Ai là người đã thống nhất Trung Quốc?

A. Lã Bất Vi.

B. Thương Ưởng.

C. Triệu Cơ.

D. Tần Doanh Chính.

Câu 25. Từ năn 221 TCN – 206 TCN là thời gian tồn tại của triều đại nào ở Trung Quốc?

A. Nhà Hán.

B. Nhà Tần.

C. Nhà Đường.

D. Nhà Tùy.

Câu 26. Trường phái tư tưởng nổi bật ở Trung Quốc cổ đại là gì?

A. Lão giáo.

B. Công giáo.

C. Nho gia.

D. Phật giáo.

Câu 27. Chữ viết của người Trung Quốc là

A. chữ tượng thanh.

B. chữ tượng hình.

C. chữ hình nêm.

D. chữ Phạn.

Câu 28. Đâu là phát minh của người Trung Quốc?

A. Kĩ thuật làm giấy.

B. Chữ số 0.

C. Chữ La-tinh.

D. Bê tông.

Câu 29. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam

A. bán đảo Đông Dương.

B. bán đảo Ban-căng.

C. đảo Phú Quý.

D. đảo Phú Quốc.

Câu 30. Cảng biển nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại là

A. cảng Hamburg.

B. cảng Rotterdam.

C. cảng Antwer.

D. cảng Pi-rê (Piraeus).

Câu 31. Hệ thống chữ viết của người Hy Lạp cổ đại gồm bao nhiêu chữ cái?

A. 22 chữ cái.

B. 23 chữ cái.

C. 24 chữ cái.

D. 25 chữ cái.

Câu 32. Đâu là kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại?

A. Đền A-tê-na.

B. Nhà hát Đi-ô-ni-xốt.

C. Tượng thần Zeus.

D. Đền Pác-tê-nông.

Câu 33. Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là

A. bán đảo I-ta-li-a.

B. bán đảo Ả rập.

C. đảo Greenland.

D. đảo Madagascar.

Câu 34. Hình thức nhà nước ban đầu của La Mã cổ đại là gì?

A. Nhà nước cộng hòa không có vua.

B. Nhà nước cộng hòa có vua.

C. Nhà nước dân chủ.

D. Nhà nước phong kiến.

Câu 35. Hệ thống chữ La-tinh đã ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người

A. Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C. Lưỡng Hà.

D. Hy Lạp.

Câu 36. Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn

A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

Câu 37. Chữ số của người La Mã có mấy chữ cái cơ bản?

A. 4 chữ cái cơ bản.

B. 5 chữ cái cơ bản.

C. 6 chữ cái cơ bản.

D. 7 chữ cái cơ bản.

Câu 38. Người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga nhờ phát minh ra

A. sắt.

B. thép.

C. gạch.

D. bê tông.

Câu 39. Biểu tượng của La Mã cổ đại là gì?

A. Quảng trường Rô-ma.

B. Đường Áp-pi-a.

C. Chữ cái La-tinh.

D. Chữ số La Mã.

Câu 40. La Mã đã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế từ năm nào?

A. Năm 25 TCN.

B. Năm 26 TCN.

C. Năm 27 TCN.

D. Năm 28 TCN.

Đáp án Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Lịch sử Địa lý

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

C. Hình cầu.

0,25

2

C. 6378 km.

0,25

3

A. 23027’.

0,25

4

C. 24 giờ.

0,25

5

C. 66033’.

0,25

6

B. Hiện tượng mùa trong năm.

0,25

7

D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

0,25

8

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

0,25

9

A. Hai cực.

0,25

10

A. Ngày ngắn hơn đêm.

0,25

11

C. Càng giảm.

0,25

12

A. Một ngày đêm.

0,25

13

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

0,25

14

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

0,25

15

B. Dài nhất.

0,25

16

B. Cực.

0,25

17

D. Đồng đỏ.

0,25

18

B. Hơn 4000 năm TCN.

0,25

19

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

0,25

20

C. Kim loại.

0,25

21

C. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.

0,25

22

A. Khoảng 2000 năm.

0,25

23

D. nhà Chu.

0,25

24

D. Tần Doanh Chính.

0,25

25

B. Nhà Tần.

0,25

26

C. Nho gia.

0,25

27

B. chữ tượng hình.

0,25

28

A. Kĩ thuật làm giấy.

0,25

29

B. bán đảo Ban-căng.

0,25

30

D. Cảng Pi-rê (Piraeus).

0,25

31

C. 24 chữ cái.

0,25

32

D. Đền Pác-tê-nông.

0,25

33

A. bán đảo I-ta-li-a.

0,25

34

A. Nhà nước cộng hòa không có vua.

0,25

35

D. Hy Lạp.

0,25

36

B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

0,25

37

D. 7 chữ cái cơ bản.

0,25

38

D. bê tông.

0,25

39

A. Quảng trường Rô-ma.

0,25

40

C. Năm 27 TCN.

0,25

2. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1 Cánh Diều

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên

A. đất sét, gỗ.

B. mai rùa, thẻ tre, gỗ.

D. gạch nung, đất sét.

C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.

Câu 2. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là

A. kim tự tháp Gi-za.

B. vườn treo Ba-bi-lon.

C. đấu trường Cô-li-dê.

D. đền Pác-tê-nông.

Câu 3. Người Hi Lạp và La Mã cổ đại làm ra lịch dựa trên sự quan sát chuyển động của

A. Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trời quanh Trái Đất.

C. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Câu 4. Cơ quan nào trong bộ máy nhà nước của A-ten có vai trò: bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc?

A. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Viện nguyên lão.

D. Hoàng đế.

Câu 5. Nơi khởi phát của nền văn minh La Mã cổ đại là

A. bán đảo Hi Lạp.

B. đảo Xi-xin.

C. bán đảo I-ta-li-a.

D. đảo Coóc-xơ.

Câu 6. Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?

A. Có nhiều vịnh, hải cảng.

B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.

C. Hệ động, thực vật.

D. Khí hậu khô nóng.

Câu 7. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước

A. quân chủ chuyên chế.

B. chiếm hữu nô lệ.

C. quân chủ lập hiến.

D. đế chế.

Câu 8. Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương với Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương với Bắc Băng Dương.

D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Câu 9. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lưu vực sông I-ra-oa-đi?

A. Phù Nam.

B. Kê-đa.

C. Âu Lạc.

D. Sri Kse-tra.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm ở vị trí “ngã tư đường” giao thông quốc tế.

B. Địa hình đa dạng.

C. Khí hậu ôn đới.

D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 11. Các vương quốc ở khu vực Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát triển về ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Mậu dịch hàng hải.

Câu 12. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường

A. sống.

B. biển.

C. bộ.

D. sắt.

Câu 13. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

A. 8.

B. 9.

C. 7.

D. 6.

Câu 14. Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?

A. Trái Đất.

B. Sao Kim.

C. Mặt Trăng.

D. Sao Thủy.

Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

A. 23027’.

B. 56027’.

C. 66033’.

D. 32027’.

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 17. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Câu 18. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23o27’N?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 21/3.

C. Ngày 23/9.

D. Ngày 22/12.

Câu 19. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Câu 20. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Tây chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 1800.

D. 3600.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỉ đầu Công nguyên?

Câu 2 (2,0 điểm). Tục ngữ ta có câu:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

- Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?

- Trong ba thành phố Hà Nội (21o01′B), Huế (16o24′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10o47′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?

Đáp án Đề thi môn Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-D

3-A

4-B

5-C

6-A

7-B

8-D

9-D

10-C

11-A

12-B

13-A

14-A

15-C

16-B

17-B

18-D

19-D

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0

Điểm)

- Lĩnh vực tín ngưỡng - tôn giáo:

+ Các hệ tư tưởng - tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á.

+ Các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa.

0,5

0,5

- Lĩnh vực chữ viết:

+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình.

+ Người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

0,5

0,5

- Lĩnh vực văn học: cư dân nhiều nước Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình.

0,5

- Nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

0,5

2 (2,0 điểm)

* Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và chỉ đúng ở bán cầu Bắc.

- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng -> ngày dài hơn đêm.

- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng -> ngày ngắn hơn đêm.

* Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội có vĩ tuyến xa Xích đạo hơn so với Huế và TP. HCM, vì càng xa Xích đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều.

1,0

1,0

3. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1 Kết nối tri thức

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: Người tinh khôn có đời sống như thế nào?

A. Sống theo bầy, hái lượm, săn bắt.

B. Sống theo bầy, săn bắn.

C. Sống thành thị tộc.

D. Sống riêng lẻ, hái lượm, săn bắt.

Câu 2: Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại là

A. buôn bán nô lệ.

B. nông nghiệp trồng cây lâu năm.

C. thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển.

D. nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 3: Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại là gì?

A. Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

B. Đứng đầu nhà nước là quý tộc, quan lại.

C. Đứng đầu nhà nước là nông dân công xã, họ nuôi sống toàn xã hội.

D. Nhà nước mà có quan hệ xã hội là sự bóc lột dã man, tàn bạo giữa chủ nô và nô lệ.

Câu 4: Nhà nước nào đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc?

A. Nhà Sở

B. Nhà Tần

C. Nhà Hạ

D. Thương- Chu

Câu 5: Nhà nước đế chế La Mã cổ đại gồm những tầng lớp nào?

A. Vua - Tăng lữ - Qúy tộc.

B. Viện nguyên lão - Hoàng Đế - Đại hội nhân dân

C. Quý tộc - Quan Lại - Địa chủ - Nông dân.

D. Hoàng Đế- Viện nguyên lão- Đại hội nhân dân.

Câu 6: Nền kinh tế chính của các quốc gia sơ kì ở ĐNÁ là gì

A. Thương mại biển

B. Nông nghiệp là chủ yếu với cây lúa nước và một số cây gia vị, hương liệu.

C. Nghề thủ công.

D. Cả A và B.

Câu 7: Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6 000 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:

A. 30km

B. 3km

C. 3000km

D. 300km

Câu 8: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

A. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 700 000

B. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 700

C. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 70 000

D. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 7000

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Là dạng địa hình nhô cao.

B. Có đỉnh tròn, sườn dốc.

C. Độ cao tương đối thường không quá 200m.

D. Thường tập trung thành vùng.

Câu 10: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa:

A. Miệng

B. Cửa núi

C. Mắc-ma

D. Dung nham

Câu 11: Đới khí hậu quanh năm giá lạnh (hàn đới) có lượng mưa trung bình năm là:

A. Dưới 500mm

B. Từ 1.000 đến 2.000 mm

C. Từ 500 đến 1.000 mm

D. Trên 2.000mm

Câu 12. Khí hậu là hiện tượng khí tượng

A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.

B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.

C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.

D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 ( 2,0 điểm) : Trình bày các chính sách của nhà Tần khi thống nhất đất nước và vẽ sơ đồ sự phân hóa xã hội dưới thời nhà Tần?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến ĐNÁ từ TK VII đến TK X?

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất ?

Câu 4: (2,0 điểm) Trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu ngày nay.?

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử Địa lý

Câu

Nội dung

Điểm

Phần I: Trắc nghiệm

0,25 điểm/1 ý đúng

1- C

2- D

3- A

4- B

5- D

6- D

7 – D

8- A

9- D

10- B

11- C

12- B

Phần II: Tự luận

Câu 1 (2,0 đ)

- Nhà Tần đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước

- Sơ đồ sự phân hóa xã hội dưới thời nhà Tần

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2 (2,0 đ)

- Các vương quốc nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan) lưu vực sông I-ra-oa-đi… lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính.

- Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển, như: Sri Vi-giay-a; Ca-lin-ga; Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay).

- Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì vậy, trong các thế kỉ VII – X, ở các vương quốc cũng đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)… Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.

0,5 điểm

0,5 điểm

1,0 điểm

Câu 3

(1,0 đ)

- Vai trò của quá trình nội sinh: Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,..., tạo ra những dạng địa hình lớn (dãy núi, khối núi cao,…).

- Vai trò của quá trình ngoại sinh: Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

( 2,0 điểm)

- Biểu hiện của biến đổi khí hậu:

  • Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên
  • Sự nóng lên của Trái Đất làm cho băng tan, nước biển dâng
  • Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường….

- Một số giải pháp khác để ứng phó với biến đổi khí hậu:

  • Theo dõi bản tin thời tiết hằng ngày
  • Diễn tập phòng tránh thiên tai, sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.
  • Tổ chức lại sản xuất và thay đổi thời vụ để giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra…

1,0 điểm

1,0 điểm

Trọn bộ tài liệu 3 sách mới Lịch sử lớp 6

Trọn bộ tài liệu 3 sách mới Địa lý lớp 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
314
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 6

    Xem thêm