Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024 - 2025

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 của 3 bộ sách: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều được VnDoc tổng hợp và đăng tải sau đây. Tài liệu khái quát kiến thức học kì 1 môn Toán và bài tập đi kèm. Mời các bạn tham khảo để lên kế hoạch ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao.

Link tải từng sách

I. Đề cương học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. PHẦN ĐẠI SỐ

Chủ đề: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên

- Lũy thừa với số mũ tự nhiên: an; n≠0

- Vận dụng công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số:

am.an = am + n

am:an=am−n

- Thứ tự thực hiện phép tính:

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc: Thực hiện phép nâng lên luỹ thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ theo thứ tự từ trái sang phải

Đối với biểu thức có dấu ngoặc: Thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn

Chủ đề: Quan hệ chia hết trong tập hợp số tự nhiên

- Quan hệ chia hết: Ta có a,b∈N;b≠0 mà có một số tự nhiên q sao cho a = b.q thì a chia hết cho b

- Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8; thì chia hết cho 2

- Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0;5 thì chia hết cho 5

- Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3

- Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

Chủ đề: Số nguyên tố, hợp tố

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó

- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước

- Phân tích một số tự nhiên ra thừa số nguyên tố: Viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố

Chủ đề: Ước số, bội số

- Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a là bội của b, b là ước của a

- Cách tìm ước chung của hai số a và b:

Bước 1: Viết tập hợp các ước của a và ước của b: Ư(a), Ư(b)

Bước 2: Tìm những phần tử chung của Ư(a) và Ư(b)

- Cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với só mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm

- Cách tìm bội chung của hai số a và b:

Bước 1: Viết các tập hợp B(a) và B(b)

Bước 2: Tìm những phần tử chung của B(a) và B(b)

- Cách tìm BCNN của hai hay nhiều số:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

Chủ đề: Phép toán với số nguyên

- Số nguyên âm được ghi như sau: -1; -2; -3;...và được đọc là âm một, âm hai, âm ba,.... hoặc trừ một, trừ hai, trừ ba,...

- Tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương

- Biểu diễn số nguyên trên trục số:

- So sánh hai số nguyên: Khi biểu diễn hai số nguyên a, b trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì a < b hay b > a

- Phép cộng 2 số nguyên:

Cộng hai số nguyên cùng dấu: Ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung trước kết quả.

Cộng hai số nguyên khác dấu: Ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

- Phép trừ 2 số nguyên: muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: a -b = a+ (-b)

- Phép nhân/chia 2 số nguyên:

Nhân/chia hai số nguyên khác dấu ta nhân/chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “−“ trước kết quả nhận được.

Nhân/chia hai số nguyên khác dấu: ta nhân/chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “−“ trước kết quả nhận được.

- Quy tắc dấu ngoặc: trước dấu ngoặc là dấu "+" thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc; trước dấu ngoặc là dấu "-" thì đối dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Chủ đề: Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên

- Quan hệ chia hết với số nguyên: Ta có a,b∈Z;b≠0 mà có một số tự nhiên q sao cho a = b.q thì a chia hết cho b

- Bội và ước của số nguyên: a,b∈Z. Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a là bội của b, b là ước của a

2. PHẦN HÌNH HỌC

Chủ đề: Hình học trực quan

- Nhận biết được các hình học phẳng: hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân

- Công thức tính diện tích, tính chu vi của một số hình:

Hình bình hành: P = 2(a+b); S = a.h

Hình thoi: P = 4a; S=\frac{m+n}{2}\(\frac{m+n}{2}\)

B. Bài tập tự luyện

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước kết quả đúng:

Câu 1: Cho P là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “BÌNH THUẬN”. Cách viết nào là đúng?

A. P = {B, I, N, H, T, H, U, Â, N}

B. P = {B, I, N, H, T, U, Â, N}

C. P = {B, I, N, H, T, U, Â}

D. P = {B, I, H, T, H, U, Â, N}

Câu 2: Viết tích 32. 34 dưới dạng lũy thừa của một số là:

A. 38

B. 66

C. 68

D. 36

Câu 3: Trong các số 452; 205; 350; 164 số chia hết cho cả 2 và 5 là .

A. 350

B. 164

C. 452

D. 205

Câu 4: Tập hợp các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 30 được viết là :

A. B(6) ={6; 12; 18; 24}

B. B(6) ={0; 6; 12; 18; 24}

C. B(6) ={0; 12; 18; 24}

D. B(6) ={0; 24}

Câu 5: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai ?

A. (–11) ϵ N

B. 7 ϵ Z

C. (–9) ϵ Z

D. 0 ϵ N

Câu 6: Đáy sông sài gòn có độ sâu là 20m. Độ cao của đáy sông so với mực nước biển được biểu diễn bằng số nguyên là :

A. + 20 m

B. – 20 cm

C. - 20 m

D. 0 m

Câu 7: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

A. 0 < ( -5)

B. 254 > (- 4)

C. 0 > ( -7)

D. ( -3) > (-15)

Câu 8: Sắp xếp các số nguyên 7; −5; −21; 10; 12; −2 theo thứ tự tăng dần:

A. - 21; - 2; -5; 7; 10; 12

B. - 21; 7; -2; - 5; 10; 12

C. 10; - 5; -2; 7; -21; 12

D. - 21; - 5; -2; 7; 10; 12

Câu 9: Tam giác ABC đều có cạnh AB = 4 cm . Cạnh BC có độ dài là :

A. 4 m

B. – 4 m

C. 4 cm

D. – 4 cm

Câu 10: Chu vi hình vuông có độ dài một cạnh là 12 cm là:

A. 12 cm

B. 24 cm

C. 36 cm

D. 48 cm

Câu 11: Kết quả phép tính: 237 \cdot(-28)+28 \cdot 137\(237 \cdot(-28)+28 \cdot 137\)là:

A. -2800

B. 2800.

C. -10472

D. Một đáp án khác.

Câu 12: Cho \overline{630 *}\(\overline{630 *}\)chia hết cho 5 và 9 thì * là:

A. 9

B. 0.

C. 5.

D. 3.

Câu 13: Các ước nguyên tố a của 18 là

A. a ∈ {1; 2;3; 6; 9; 18}

B. a ∈ {1; 3; 9}

C. a ∈ {1; 2; 3}

D. a ∈ {2; 3}

Câu 14: Trong tập các số nguyên sau, tập hợp nào được sắp xếp theo thứ tự giảm dần?

A. {2, 5, 1, -2; 0; -17}

B. {-2; -17; 0; 1; 2; 5}

C. {-17; -2; 0; 1; 2; 5}

D. { 0; 1; 2; 5; -17}

Câu 15: Tổng của hai số nguyên tố bằng 9. Tích của hai số đó là

A. 8.

B. 14.

C. 18.

D. 20.

Câu 16: Số 0:

A. Là ước của bất kì số tự nhiên nào.

B. Là hợp số.

C. Là bội của mọi số tự nhiên khác.

D. Là số nguyên tố.

Phần II. Tự luận

Đề tham khảo đầy đủ tài liệu ôn tập, các bạn kéo xuống dưới tải về

II. Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6 Cánh Diều

A. Kiến thức trọng tâm

1.1. Phần số học

* Chương I:

- Tập hợp: cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợp

- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tính

- Tính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

- Cách tìm ƯCLN, BCNN

* Chương 2:

- Thế nào là tập hợp các số nguyên.

- Thứ tự trên tập số nguyên

- Quy tắc :Cộng hai số nguyên cùng dấu ,cộng hai số nguyên khác dấu ,trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.

1.2. Phần hình học

CHƯƠNG III: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Hình tam giác đều

- Ba cạnh bằng nhau.

- Ba góc bằng nhau và bằng 600C.

Hình vuông

- Bốn cạnh bằng nhau.

- Bốn góc bằng nhau và bằng 900.

- Hai đường chéo bằng nhau.

Hình lục giác đều

- Sáu cạnh bằng nhau.

- Sáu góc bằng nhau, mỗi góc bằng 1200.

- Ba đường chéo chính bằng nhau.

Hình chữ nhật

- Bốn góc bằng nhau và bằng 900C.

- Các cặp cạnh đối bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau.

Hình thoi

- Bốn cạnh bằng nhau.

- Hai đường chéo vuông góc với nhau.

- Các cặp góc đối bằng nhau.

Hình bình hành

- Các cặp cạnh đối bằng nhau.

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- Các cặp cạnh đối song song.

- Các cặp góc đối bằng nhau.

Hình thang cân

- Hai cạnh bên bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau.

- Hai cạnh đáy song song với nhau.

- Hai góc kề một đáy bằng nhau.

Công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật và hình thang

- Hình vuông cạnh a:

Chu vi: C = 4a.

Diện tích: S = a2.

- Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b:

Chu vi: C = 2(a + b).

Diện tích: S = a.b.

- Hình thang có độ dài hai cạnh đáy là a, b chiều cao h:

Chu vi: C = a + b + c + d.

Diện tích: S = (a + b).h:2.

Chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi.

Hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

- Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác.

- Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.

- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

Bài 1: Hãy xác định các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {x ∈ N* | x < 8}

b) C = {x ∈ N | x chia hết cho 6 và 37 < x < 54}

Bài 2:

a) Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.

b) Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.

Bài 3: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:

a) Tập hợp A các số tự nhiên lẻ có bốn chữ số.

b) Tập hợp B các số tự nhiên chẵn có ba chữ số.

Dạng 2: TÍNH HỢP LÝ

Bài 4: Thực hiện phép tính:

a) 3.52 + 15.22 – 26:2

b) 2021 + 5[300 – (17 – 7)2]

c) 32.5 + 23.10 – 81:3

d) (519 : 517 + 3) : 7

e) (128-97+34)-(34-97+228)-2021^{0}\((128-97+34)-(34-97+228)-2021^{0}\)

f) 128.46 + 128.32 + 128.22

Dạng 3: TÌM X

Bài 5: Tìm x, biết

a) 165 : x = 3

b) x – 71 = 129

c) 9x- 1 = 9

d) 32(x + 4) – 52 = 5.22

e) 135 – 5(x + 4) = 35

f) x4 = 16

Dạng 4: DẤU HIỆU CHIA HẾT - BỘI VÀ ƯỚC

Bài 6: Tìm các chữ số x và y sao cho

a) Số 17x chia hết cho cả 2 và 3.

b) Số x45y chia hết cho cả 2; 5; 3 và 9.

Bài 7: Tìm x, biết:

1) 24 ⋮ x; 36 ⋮ x ; 150 ⋮ x và x lớn nhất.

3) x ∈ ƯC(54 ; 12) và x > -10

2) x ∈ BC(6; 4) và 16 ≤ x ≤50.

4) x ⋮ 4; x ⋮ 5; x ⋮ 8 và -20 < x < 180

Bài 8: Tìm ƯCLN, BCNN của

a) 12 và 18

b) 24; 36 và 60

Dạng 5: TOÁN ĐỐ

Bài 9: Học sinh khối 6 có 195 nam và 117 nữ tham gia lao động. Thầy phụ trách muốn chia ra thành các tổ sao cho số nam và nữ mỗi tổ đều bằng nhau. Hỏi có thể chia nhiều nhất mấy tổ? Mỗi tổ có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?

Bài 10: Tìm số học sinh khối 6 của một trường biết rằng khi xếp thành các tổ có 36 hoặc 90 học sinh đều vừa đủ, số học sinh khối 6 nằm trong khoảng từ 300 đến 400 em.

Bài 11: Ngoan, Lễ, Độ đang trực nhật chung với nhau ngày hôm nay là thứ hai. Biết rằng Ngoan cứ 4 ngày trực nhật một lần, Lễ 8 ngày trực một lần, Độ 6 ngày trực một lần. Hỏi sau ít nhất mấy ngày thì Ngoan, Lễ, Độ lại trực chung lần tiếp theo? Đó là vào ngày thứ mấy trong tuần?

III. Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6 Kết nối tri thức

A/ LÝ THUYẾT

Chương I. Tập hợp các số tự nhiên

- Tập hợp, mô tả một tập hợp

- Ghi số tự nhiên và thứ tự trong tập N.

- Cộng, trừ nhân, chia, lũy thừa trong tập N.

- Thực hiện phép tính, tính giá trị biểu thức số.

Chương II. Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên

- Quan hệ chia hết và tính chất.

- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố.

- Ước chung, ước chung lớn nhất; Bội chung, bội chung nhỏ nhất.

Chương III. Số nguyên

- Tập hợp các số nguyên; Cộng, trừ, nhân số nguyên.

- Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên.

- Qui tắc dấu ngoặc.

Chương IV. Một số hình phẳng trong thực tiễn

- Các hình phẳng: hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

- Chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành, hình thoi.

B/ Bài tập

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Ba số nào sau đây là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

A. b – 1; b; b + 1 (b ∈ N).

B. b; b + 1; b + 2 (b∈ N).

C. 2b; 3b; 4b (b ∈ N).

D. b + 1; b; b - 1 (b ∈N)..

Câu 2: Giá trị của tổng M=1+3+5+7+\ldots+97+99\(M=1+3+5+7+\ldots+97+99\) là:

A. 5050.

B. 2500.

C. 5000.

D. 2450.

Câu 3: Kết quả của phép tính 5^{7} \cdot 18-5^{7} \cdot 13\(5^{7} \cdot 18-5^{7} \cdot 13\)bằng:

A. 5.

B. 58

C. 57

D. 56

Câu 4: Biết \left[(x-3)^{2}+7\right] \cdot 2=14\(\left[(x-3)^{2}+7\right] \cdot 2=14\). Vậy giá trị của là:

A. x = 0.

B. x = 3.

C. x = 7.

D. x = 3 và x = 7.

Câu 5: Cho số M=\overline{16 * 0}\(M=\overline{16 * 0}\)chữ số thích hợp để M chia hết là:

A. 2.

B. 8.

C. 4.

D. 5.

Bài 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Câu

Khẳng định

Đúng

Sai

1

Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết cho 5 thì tổng chia hết cho 5

2

Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 7 thì tổng không chia hết cho 7

3

Nếu tổng của hai số chia hết cho 7 và một trong hai số đó chia hết cho 7 thì số còn lại cũng chia hết cho 7

4

Nếu hiệu của hai số chia hết cho 5 và một trong hai số đó chia hết cho 5 thì số còn lại cũng chia hết cho 5

5

Số chia hết cho 7 là hợp số

6

Số chẵn không là số nguyên tố

7

Số nguyên tố lớn hơn 5 thì không chia hết cho 5

8

Ước chung lớn nhất của hai số lớn hơn 1 là số nguyên tố

9

Số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3

10

Số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9

11

Nếu một thừa số của tích chia hết cho 7 thì tích chia hết cho 7

12

Tổng 673 + 957 chia hết cho 2 và 5

13

Số 97 là số nguyên tố

14

Số (2.5.6 - 2.29) là hợp số

15

ƯCLN (15,45,60) = 15

16

BC (4, 45, 60) = 15

17

Hai số 237 và 873 là hai số nguyên tố cùng nhau

18

Mọi số nguyên tố lớn hơn 5 chỉ có thể tận cùng là 1; 3; 7; 9

19

Tổng của hai số nguyên đối nhau là 0

20

Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm

21

Nếu tích của hai số nguyên là một số nguyên dương thì hai số

22

đó trái dấu nhau

23

5 là uớc của 15 nhưng -5 không phải là ước của 15.

Bài 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Câu

Khẳng định

Đúng

Sai

1

Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

2

Hình thoi có bốn góc bằng nhau.

3

Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

4

Hình vuông có hai đường chéo vuông góc với nhau.

BÀI TẬP TỰ ÔN

SỐ HỌC

Dạng 1. Thực hiện phép tính:

Bài 5: Thực hiện các phép tính sau (tính hợp lí nếu có thể)

Bài 6: Thực hiện các phép tính sau:

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem trọn bộ

IV. Các Dạng bài tập tự luận

I. TẬP HỢP

Bài 1:

a. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.

b. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.

c. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 11 và không vượt quá 20 bằng hai cách.

d. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 9, nhỏ hơn hoặc bằng 15 bằng hai cách.

e. Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 30 bằng hai cách.

f. Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 bằng hai cách.

g. Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 18 và không vượt quá 100 bằng hai cách.

Bài 2: Viết Tập hợp các chữ số của các số:

a) 97542

b) 29635

c) 60000

Bài 3: Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng của các chữ số là 4.

Bài 4: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.

a) A = {x ∈ N | 10 < x <16}

b) B = {x ∈ N | 10 ≤ x ≤ 20

c) C = {x ∈ N | 5 < x ≤ 10}

d) D = {x ∈ N | 10 < x ≤ 100}

e) E = {x ∈ N | 2982 < x <2987}

f) F = {x ∈ N* | x < 10}

g) G = {x ∈ N* | x ≤ 4}

h) H = {x ∈ N* | x ≤ 100}

Bài 5: Cho hai tập hợp A = {5; 7}, B = {2; 9}

Viết tập hợp gồm hai phần tử trong đó có một phần tử thuộc A, một phần tử thuộc B.

Bài 6: Viết tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử

a. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 50.

b. Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100.

c. Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 23 và nhỏ hơn hoặc bằng 1000.

d. Các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.

>> Đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 

II. THỰC HIỆN PHÉP TÍNH

Bài 1: Thực hiện phép tính:

a) 3. 52 + 15. 22 – 26:2

b) 53. 2 – 100 : 4 + 23. 5

c) 62 : 9 + 50. 2 – 33. 3

d) 32. 5 + 23. 10 – 81:3

e) 513 : 510 – 25. 22

f) 20 : 22 + 59 : 58

g) 100 : 52 + 7. 32

h) 84 : 4 + 39 : 37 + 50

i) 29 – [16 + 3. (51 – 49)]

j) (519 : 517 + 3) : 7

k) 79 : 77 – 32 + 23. 52

l) 1200 : 2 + 62. 21 + 18

m) 59 : 57 + 70 : 14 – 20

n) 32. 5 – 22. 7 + 83

o) 59 : 57 + 12. 3 + 70

p) 5. 22 + 98 : 72

q) 311 : 39 – 147 : 72

r) 295 – (31 – 22. 5)2

s) 151 – 291 : 288 + 12. 3

t) 238 : 236 + 51. 32 - 72

u) 791 : 789 + 5. 52 – 124

v) 4. 15 + 28:7 – 620 : 618

w) (32 + 23. 5) : 7

x) 1125 : 1123 – 35 : (110 + 23) – 60

y) 520 : (515. 6 + 515. 19)

z) 718 : 716 +22. 33

aa) 59. 73 - 302 + 27. 59

Bài 2: Thực hiện phép tính:

a) 47 – [(45. 24 – 52. 12):14]

b) 50 – [(20 – 23) : 2 + 34]

c) 102 – [60 : (56 : 54 – 3. 5)]

d) 50 – [(50 – 23. 5):2 + 3]

e) 10 – [(82 – 48). 5 + (23. 10 + 8)] : 28

f) 8697 – [37 : 35 + 2(13 – 3)]

g) 2011 + 5[300 – (17 – 7)2]

h) 695 – [200 + (11 – 1)2]

i) 129 – 5[29 – (6 – 1)2]

j) 2010 – 2000 : [486 – 2(72 – 6)]

k) 2345 – 1000 : [19 – 2(21 – 18)2]

l) 128 – [68 + 8(37 – 35)2] : 4

m) 568 – {5[143 – (4 – 1)2] + 10} : 10

n) 107 – {38 + [7. 32 – 24 : 6+(9 – 7)3]}:15

o) 307 – [(180 – 160) : 22 + 9] : 2

p) 205 – [1200 – (42 – 2. 3)3] : 40

q) 177 :[2. (42 – 9) + 32(15 – 10)]

r) [(25 – 22. 3) + (32. 4 + 16)]: 5

s) 125(28 + 72) – 25(32. 4 + 64)

t) 500 – {5[409 – (23. 3 – 21)2] + 103} : 15

III. TÌM X

Bài 1: Tìm x:

a) 71 – (33 + x) = 26

b) (x + 73) – 26 = 76

c) 45 – (x + 9) = 6

d) 89 – (73 – x) = 20

e) (x + 7) – 25 = 13

f) 198 – (x + 4) = 120

g) 140 : (x – 8) = 7

h) 4(x + 41) = 400

i) 11(x – 9) = 77

j) 5(x – 9) = 350

k) 2x – 49 = 5. 32

l) 200 – (2x + 6) = 43

m) 2(x- 51) = 2. 23 + 20

n) 450 : (x – 19) = 50

o) 4(x – 3) = 72 – 110

p) 135 – 5(x + 4) = 35

q) 25 + 3(x – 8) = 106

r) 32(x + 4) – 52 = 5. 22

a) 156 – (x+ 61) = 82

b) (x- 35) - 120 = 0

c) 124 + (118 – x) = 217

d) 7x – 8 = 713

e) x- 36:18 = 12

f) (x- 36):18 = 12

g) (x- 47) - 115 = 0

a) 5x + x = 39 – 311:39

b) 7x – x = 521 : 519 + 3. 22 - 70

c) 7x – 2x = 617: 615 + 44 : 11

d) 0 : x = 0

e) 3x = 9

f) 4x = 64

g) 2x = 16

h) 315 + (146 – x) = 401

k) (6x – 39 ) : 3 = 201

l) 23 + 3x = 56 : 53

h) 9x- 1 = 9

i) x4 = 16

j) 2x : 25 = 1

Bài 2: Tìm x:

a) x - 7 = - 5

b) 128 - 3 . ( x+4) = 23

c) [ (6x - 39) : 7 ] . 4 = 12

d)( x: 3 - 4) . 5 = 15

a) | x + 2| = 0

b) | x - 5| = |- 7|

c) | x - 3 | = 7 - ( - 2)

d) ( 7 - x) - ( 25 + 7 ) = - 25

e)( 3x - 24 ) . 73 = 2 . 74

g) x - [ 42 + (- 28)] = - 8

e) | x - 3| = |5| + | - 7|

g) g) 4 - ( 7 - x) = x - ( 13 - 4)

IV. TÍNH NHANH

Bài 1: Tính nhanh

a) 58. 75 + 58. 50 – 58. 25

b) 27. 39 + 27. 63 – 2. 27

c) 128. 46 + 128. 32 + 128. 22

d) 66. 25 + 5. 66 + 66. 14 + 33. 66

e) 12. 35 + 35. 182 – 35. 94

f) 48. 19 + 48. 115 + 134. 52

g) 27. 121 – 87. 27 + 73. 34

h) 125. 98 – 125. 46 – 52. 25

i) 136. 23 + 136. 17 – 40. 36

j) 17. 93 + 116. 83 + 17. 23

k) 35. 23 + 35. 41 + 64. 65

l) 29. 87 – 29. 23 + 64. 71

m) 19. 27 + 47. 81 + 19. 20

87. 23 + 13. 93 + 70. 87

V. TÍNH TỔNG

Bài 1: Tính tổng:

a) S1 = 1 + 2 + 3 +…+ 999

b) S2 = 10 + 12 + 14 + … + 2010

c) S3 = 21 + 23 + 25 + … + 1001

d) S5 = 1 + 4 + 7 + …+79

e) S6 = 15 + 17 + 19 + 21 + … + 151 + 153 + 155

f) S7 = 15 + 25 + 35 + …+115

g) S4 = 24 + 25 + 26 + … + 125 + 126

VI. DẤU HIỆU CHIA HẾT

Bài 1: Trong các số: 4827; 5670; 6915; 2007.

a) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9?

b) Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?

Bài 2: Trong các số: 825; 9180; 21780.

a) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9?

b) Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?

Bài 3:

a) Cho A = 963 + 2493 + 351 + x với x ∈ N. Tìm điều kiện của x để A chia hết cho 9, để A không chia hết cho 9.

b) Cho B = 10 + 25 + x + 45 với x ∈ N. Tìm điều kiện của x để B chia hết cho 5, B không chia hết cho 5.

Bài 4:

a) Thay * bằng các chữ số nào để được số 73* chia hết cho cả 2 và 9.

b) Thay * bằng các chữ số nào để được số 589* chia hết cho cả 2 và 5.

c) Thay * bằng các chữ số nào để được số 589* chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.

d) Thay * bằng các chữ số nào để được số 589* chia hết cho cả 2 và 3.

e) Thay * bằng các chữ số nào để được số 792* chia hết cho cả 3 và 5.

f) Thay * bằng các chữ số nào để được số 25*3 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

g) Thay * bằng các chữ số nào để được số 79* chia hết cho cả 2 và 5.

h) Thay * bằng các chữ số nào để được số 12* chia hết cho cả 3 và 5.

i) Thay * bằng các chữ số nào để được số 67* chia hết cho cả 3 và 5.

j) Thay * bằng các chữ số nào để được số 277* chia hết cho cả 2 và 3.

k) Thay * bằng các chữ số nào để được số 5*38 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

l) Thay * bằng các chữ số nào để được số 548* chia hết cho cả 3 và 5.

m) Thay * bằng các chữ số nào để được số 787* chia hết cho cả 9 và 5.

n) Thay * bằng các chữ số nào để được số 124* chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

o) Thay * bằng các chữ số nào để được số *714 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2.575
29 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Lỷ
    Hằng Lỷ

    Đề đúng ko vậy 

    Thích Phản hồi 27/10/23
    • mun Nguyễn Đỗ Ngọc
      mun Nguyễn Đỗ Ngọc

      bruhhhhhh:00

      Thích Phản hồi 01/11/23
      • mun Nguyễn Đỗ Ngọc
        mun Nguyễn Đỗ Ngọc

        💪dễ vãi=))

        Thích Phản hồi 01/11/23
        • mun Nguyễn Đỗ Ngọc
          mun Nguyễn Đỗ Ngọc

          hihi dễ mới lạ kkk=))

          Thích Phản hồi 01/11/23
          • Luan Tranthi
            Luan Tranthi

            co dap ap ko a


            Thích Phản hồi 21:02 10/12
            • Huong Huong
              Huong Huong

              Đề này thích hợp để ôn


              Thích Phản hồi 07:59 17/12
              • quang dinh 2029 le
                quang dinh 2029 le

                😇 cũng được

                Thích Phản hồi 12:30 24/12
                • Bao Ngoc
                  Bao Ngoc

                  CS ĐÁP ÁN K Ạ

                  Thích Phản hồi 16:53 25/12
                  • Thị Lựu Lưu
                    Thị Lựu Lưu

                    Dễ vaiz💪🧠🗣️

                    Thích Phản hồi 20:00 25/12
                    • Dan ngoc Ngoc
                      Dan ngoc Ngoc

                      dễ





                      Thích Phản hồi 14:41 31/12
                      🖼️

                      Gợi ý cho bạn

                      Xem thêm
                      🖼️

                      Đề thi học kì 1 lớp 6

                      Xem thêm