Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 17 đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm học 2024 - 2025

Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn của 3 sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Các đề thi có đáp án và hướng dẫn giải cho từng phần giúp các bạn học sinh nhằm củng cố lại kiến thức, nâng cao kỹ năng giải đề, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao.

Lưu ý: Toàn bộ 17 đề thi và đáp án có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ.

Link tải trọn bộ 3 sách Ngữ Văn lớp 6 chương trình mới

1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 KNTT

Đề số 1

Ma trận

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Du kí

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân về một chuyến đi.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bảng đặc tả

TT

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Du kí

Nhận biết:

- Nhận biết thể loại, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết ngôi thứ nhất.

- Nhận ra từ đơn, từ phức ( từ ghép, từ láy); biện pháp tu từ.

Thông hiểu:

- Hiểu đặc điểm thể loại

- Hiểu được chủ đề, giá trị nghệ thuật của ngữ liệu.

- Vận dụng :

- Trình bày được nội dung ngữ liệu.

- Trình bày được những việc làm có ý nghĩa cho bản thân.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân về một chuyến đi.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân về một chuyến đi; sử dụng ngôi kể thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Em hãy đọc ngữ liệu sau, trả lời các câu hỏi và ghi câu trả lời vào giấy kiểm tra:

Con tàu từ từ rẽ sóng... tiến lên... Chúng tôi lênh đênh ở biển khơi bát ngát...Về phía tây, rặng núi Tà Lơn bệ vệ nằm dài trong mây khói. Đảo Phú Quốc. Một vệt xanh xanh to lớn nằm chắn ngang phía trước, mây toà lờ mờ, như dán dính với da trời... Đảo Phú Quốc! Cảnh bấy lâu trong mộng tưởng thì kìa đã hiện ra trước mắt... Chúng tôi cảm thấy lòng sung sướng, mạnh mẽ.

Cơm nước nghỉ ngơi xong, chiều lại rủ nhau đi tắm biển. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. Ngoài khơi xa, lác đác mấy chiếc thuyền đánh cá, cánh buồm trắng in vào đám mây hồng. Bên rặng núi mờ xanh, nhởn nhơ đàn nhạn lạc, tạc thành một bức tranh ảnh khổng lồ tuyệt đẹp.

...Chúng tôi đi trong các ngõ đường để xem cảnh đêm nơi hòn bãi. Trăng mười một. Đêm mờ, sương lạnh, ở đây thật có cái vẻ tĩnh mịch vô cùng. Trên mặt biển, lác đác có những thuyền con đi “thẻ” mực, ánh đèn soi xuống đáy nước, xa trông lấp lánh như gương. Người ở đây làm việc thật không mấy lúc nghỉ ngơi, những việc nặng nhọc thì làm về ban ngày, còn những việc nhẹ nhàng thì làm về buổi tối. Dưới ngọn đèn mờ, người vá lưới, kẻ chuốt mây, vừa làm vừa chuyện vãn, trông có vẻ sung sướng, ung dung, an vui về công việc.

(Trích: “Chơi Phú Quốc” - Mộng Tuyết, Báo Nam Phong, số 188, ngày16-6-1934)

Câu 1.(0,5 điểm): Đoạn trích được viết theo thể loại nào?

A. Du kí

C. Nhật kí

B. Hồi kí

D. Bút kí

Câu 2.(0,5 điểm): Chủ đề của đoạn trích là gì?

A. Tình cảm gia đình.

B. Tình yêu quê hương đất nước.

C. Tình yêu thiên nhiên.

D. Tình mẫu tử.

Câu 3.(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn trích là?

A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

B. Miêu tả và biểu cảm.

C. Tự sự và biểu cảm.

D. Tự sự và miêu tả. .

Câu 4.(0,5 điểm): Ý nào sau đây không đúng với đoạn trích ?

A. Ngôi kể thứ nhất.

B. Những cảnh vật, con người trong đoạn trích là do tác giả tưởng tượng

C. Kể về chuyến đi của tác giả diễn ra chưa lâu về đảo Phú Quốc .

D. Tác giả miêu tả, kể lại và phát biểu cảm nghĩ về cảnh sắc và con người đảo Phú Quốc.

Câu 5. (0,5 điểm): Qua chuyến đi đến đảo Phú Quốc, tác giả đã được trải nghiệm và hiểu thêm gì về nơi đây?

A. Thiên nhiên

B. Ẩm thực

C. Con người

D. Cả A và C

Câu 6. (0,5 điểm): Câu“Dưới ngọn đèn mờ, người vá lưới, kẻ chuốt mây, vừa làm vừa chuyện vãn, trông có vẻ sung sướng, ung dung, an vui về công việc ” có mấy từ láy?

A. 1 từ

B. 2 từ

C. 3 từ

D. 4 từ

Câu 7. (0,5 điểm): Câu“Bên rặng núi mờ xanh, nhởn nhơ đàn nhạn lạc, tạc thành một bức tranh ảnh khổng lồ tuyệt đẹp”sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Điệp ngữ

C. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 8.(0,5 điểm): Dòng nào nêu đúng giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên?

A. Ngôi kể thứ nhất kết hợp đa dạng các phương thức biểu đạt.

B. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc hấp dẫn người đọc.

C. Hệ thống lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực, thuyết phục.

D. Ngôi kể thứ nhất kết hợp đa dạng các phương thức biểu đạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

Câu 9.(1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 10.(1,0 điểm): Em cần làm những việc gì để thể hiện tình yêu của em đối với quê hương?

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân về một chuyến đi.

------------------------- Hết ------------------------

Mời các bạn xem đáp án trong file tải

Đề số 2

Ma trận

Mức độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Văn học

Các văn bản đã học.

Nêu được tên tác giả, tác phẩm.

Cảm nhận được nội dung của đoạn văn.

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Số câu:1

Số điểm:1,5

Số câu: 2

Số điểm: 2,5

tỉ lệ%:25%

2. Tiếng Việt

Biện pháp tu từ

- Chỉ ra được các danh từ trong câu văn.

- Nêu được biện pháp tu từ trong câu văn.

Hiểu được tác dụng của phép tu từ trong câu văn.

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu:2

Số điểm:1,5

Số câu:1

Số điểm:1

Số câu: 3

Số điểm: 2,5

tỉ lệ%:25%

3. Tập làm văn.

Bài văn tự sự

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm:5,0

Số câu: 1

Số điểm: 5

tỉ lệ%:50%

- Tổng số câu:

- Tổng số điểm:

- Tỉ lệ%

Số câu: 3

Sốđiểm: 2,5

Tỉ lệ : 25%

Số câu:2

Số điểm:2,5

Tỉ lệ 25%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu:6

Số điểm:10

Tỉ lệ : 100%

Đề thi

PHÒNG GDĐT ...............................

TRƯỜNG THCS ............................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền.Anh quẩy nước bên bờ giếng,tôi né ra một bên. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.”

Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.”

(Ngữ văn 6 - tập 1, trang 112)

Câu 1 (1 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (1 điểm). Chỉ ra các danh từ trong câu văn sau: “Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc”.

Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn:

Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.

Câu 4 (1 điểm). Trình bày tác dụng của phép tu từ trong câu văn trên?

Câu 5 (1,5 điểm). Cảm nhận của em về cuộc sống con người trên đảo Cô Tô qua đoạn văn trên?

PHẦN II: Tập làm văn (5 điểm):

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

Đáp án và hướng dẫn chấm

Phần I: Đọc - hiểu (5 điểm)

Câu 1(1,0 điểm)

* Yêu cầu trả lời: Đoạn văn trên được trích trong văn bản: Cô Tô của tác giả: Nguyễn Tuân

- Điểm 1,0: HS trả lời đoạn văn trên được trích trong văn bản: Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân

- Điểm 0,25 - 0,75: Học sinh trả lời chưa đầy đủ hoặc còn sai chính tả.

- Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

Câu 2 (1,0 điểm)

* Yêu cầu trả lời: Các danh từ trong câu văn: Giếng, đảo, Thanh Luân, người.

- Điểm 1,0: HS trả lời được đúng Các danh từ trong câu văn: Giếng, đảo, Thanh Luân, người.

- Điểm 0,25 - 0,75 : Học sinh trả lời thiếu hoặc sai chính tả chưa đầy đủ nội dung trên

- Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

Câu 3 (0,5điểm):

* Yêu cầu trả lời: HS trả lời được biện pháp tu từ so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

- Điểm 0,5: Học sinh trả lời đúng câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

- Điểm 0,25: Học sinh trả lời nhưng diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.

- Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

Câu 4 (1,0 điểm):

* Yêu cầu trả lời: HS trả lời được tác dụng:

+ Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp về tình cảm mẹ con, yêu thương chăm sóc con của chị Châu Hòa Mãn.

+ Tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc, khó quên về sự dịu dàng, yên tâm của người mẹ như hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

+ Tình yêu thiên nhiên và con người của tác giả được hòa quyện, đan dệt.

- Điểm 1,0: HS trả lời được như trên.

- Điểm 0,25 - 0,75: Học sinh trả lời diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.

- Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

Câu 5 (1,5 điểm):

* Yêu cầu trả lời:

+ Cảm nhận về cảnh sinh hoạt vui tươi, phấn khởi bên cái giếng nước ngọt, cuộc sống nhộn nhịp trên đảo Cô Tô.

+ Tình cảm gắn bó của những con người lao động, chuẩn bị bám biển, vươn khơi.

+ Cần biết trân quý những giọt nước ngọt, nhất là trên biển đảo.

+ Bản thân góp phần xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương.

- Điểm 1,5: Học sinh trả lời được như trên.

- Điểm 0,25 - 1,25: Học sinh trả lời nhưng diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.

- Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

Phần II. Làm văn (5 điểm):

1. Yêu cầu chung:

- Học sinh viết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự, phù hợp với nội dung của bài.

- Trình bày đúng - đủ bố cục ba phần của bài văn.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo thể thức văn bản (0,25 điểm)

b. Xác định đúng vấn đề (0,25 điểm)

c. Chia vấn đề tự sự thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các phương pháp làm bài văn tự sự (4 điểm)

*Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

- Mở bài: (0,5điểm) Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm, dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

- Thân bài ( 3 điểm)

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

- Kết bài: ( 0,5 điểm)

Học sinh nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

*Điểm 3 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết còn chưa thật sự chặt chẽ.

* Điểm 1,75 đến 2,75: Đáp ứng được khoảng 2/4 đến ¾ các các yêu cầu trên.

* Điểm 1 đến 2,5: Đáp ứng được khoảng ¼ các các yêu cầu trên.

* Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

* Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d. Sáng tạo (0,25 điểm)

- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...); lời văn giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm)

- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

2. Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo 

Đề số 1

Ma trận

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Truyện đồng thoại

6

0

2

1

0

1

0

60

2

Viết

Kể lại một truyện dân gian

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

3

1

1

2

0

2

0

1

10

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

Đề thi

Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ. Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại

A. truyện cổ tích.

B. truyện đồng thoại.

C. truyện truyền thuyết.

D. truyện ngắn.

Câu 2: Ai là người kể chuyện trong đoạn trích trên?

A. Người kể chuyện giấu mình.

B. Nhím.

C. Thỏ.

D. Nhím và Thỏ.

Câu 3: Nhận xét nào nêu đúng đặc điểm của nhân vật trong đoạn trích trên?

A. Nhân vật là loài vật, đồ vật được nhân hóa.
B. Nhân vật là loài vật, đồ vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, đồ vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, đồ vật gắn bó thân thiết với con người.

Câu 4: Từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” có nghĩa là gì?

A. Quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. Ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. Ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.

D. Ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.

Câu 5: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?

A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.

B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.

Câu 6: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

A. Bốn từ.

B. Năm từ.

C. Sáu từ.

D. Bảy từ.

Câu 7: Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?

A. Nhím rút, tấm vải.

B. Một chiếc, để may.

C. Chiếc lông, tấm vải.

D. Lông nhọn, trên mình.

Câu 8: Điền từ gì vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ?

“Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”

Nhím……………. cho Thỏ.

A. Lo sợ.

B. Lo ngại.

C. Lo âu

D. Lo lắng.

Câu 9: Nhận xét cấu tạo và nêu tác dụng của vị ngữ trong câu văn sau:

“Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ.”

Câu 10: Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào? (Viết thành một đoạn văn từ 5 – 7 câu).

Phần II. Viết (4.0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

============= HẾT ====================

Xem đáp án đề 1 trong file tải về

Đề số 2

Ma trận

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc

Thơ và thơ lục bát

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi

I. ĐỌC: (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

Nhưng chưa một tiếng thở than

Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi

Cha như biển rộng mây trời

Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”)

Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? ( BIẾT)

A. Lục bát

B. Tự do

C. Bốn chữ

D. Năm chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? ( BIẾT)

A. Mẹ

B. Cha

C. Bà

D. Con

Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: ( BIẾT)

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

A. 2/2/2 và 2/3/3

B. 2/2/2 và 1/2/5

C. 2/2/2 và 2/4/2

D. 2/2/2 và 4/4

Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU)

A. Làm nổi bật công lao của người cha

B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ

C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng

D. Làm nổi bật vẻ đep cao lớn của người cha

Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?

“ Nhưng chưa một tiếng thở than

Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi"(HIỂU)

A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con.

B. Sự hi sinh của người cha dành cho con.

C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình.

D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ.

Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên ? ( HIỂU)

A. Ca ngợi tình cha con

B. Ca ngợi tình bà cháu

C. Ca ngợi tình bạn bè

D. Ca ngợi tình anh em

Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ ? (HIỂU)

A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.

B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.

C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.

D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha.

Câu 9: Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên? (VẬN DỤNG)

Câu 10: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình?( VẬN DỤNG)

II. VIẾT (4.0 điểm):

Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống (một chuyền về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi,...)

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC

6,0

1

A

0,5

2

C

0,5

3

B

0,5

4

D

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

C

0,5

9

HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song có thể diễn đạt theo các ý sau:

- Hãy biết trân trọng những hi sinh, những yêu thương của cha dành cho con,…

1,0

10

HS bộc lộ tự do suy nghĩ của bản thân về vai trò của người cha, có thể diễn đạt theo các ý sau:

- Cha là trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên ....

1,0

II

VIẾT

4,0

a

Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25 đ

b

Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm của bản thân

0,25đ

c

Kể lại trải nghiệm của bản thân

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất

- Giới thiệu được một trải nghiệm của bản thân

- Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu- diễn biến- kết thúc

- Cảm xúc và ý nghĩa của trải nghiệm.

2,5 đ

d

Trình bày; chính tả, dùng từ, đặt câu: chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ,…

0,5đ

e

Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động

0,5đ

3. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều 

A. ĐỌC – HIỂU: (4,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau:

[1] Năm Thạch Sanh lên bảy thì bà cũng qua đời. Thạch Sanh sống lủi thủi một mình bên một gốc cây đa, với cả gia tài chỉ có một chiếc rìu và lại tiếp tục nghề của cha mẹ hàng ngày vào rừng đốn củi để nuôi thân. Năm mười ba tuổi, Sanh được Ngọc Hoàng phái một ông tiên vào loại giỏi nhất trên thiên đình xuống dạy cho các môn võ nghệ và đủ mọi phép thần thông.

[2] Một hôm, có gã hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ mát ở gốc đa. Thấy Sanh là người có sức vóc khác thường, đoán là người được việc, Thông bèn lân la gạ chuyện rồi ngỏ ý muốn kết nghĩa anh em. Vốn lòng ngay dạ thẳng, Sanh vui vẻ nhận lời và về ở với Lý Thông.

(Thạch Sanh - Nguồn Internet)

Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?

A. Thạch Sanh

B. Lý Thông

C. Người mẹ

D. Ông tiên

Câu 2. Truyện Thạch Sanh được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Ngối thứ hai

D. Ngôi thứ nhất số ít

Câu 3. Từ Võ nghệ là:

A. Từ đơn

B. Từ láy

C. Từ ghép

D. Thành ngữ

Câu 4. Dòng nào sau đây tóm tắt được ý chính của đoạn trích?

A. Bà mẹ qua đời.

B. Lý Thông làm quen với Thạch Sanh.

C. Thạch Sanh vào rừng đốn củi.

D. Thạch Sanh được dạy võ nghệ và kết bạn với Lý Thông.

Câu 5. Tài năng của Thạch Sanh là gì?

A. Giỏi võ nghệ và mọi phép thần thông.

B. Giỏi đốn củi.

C. Giỏi buôn bán.

D. Giỏi bắn cung.

Câu 6. Chủ đề của đoạn văn (1) là gì?

A. Lý Thông bán rượu.

B. Thạch Sanh được dạy võ nghệ và mọi phép thần thông.

C. Lý Thông kết bạn với Thạch Sanh.

D. Thạch Sanh đi đốn củi.

Câu 7. Nghĩa của thành ngữ “Lòng ngay dạ thẳng” là gì?

A. Đốn củi nuôi thân.

B. Không làm được việc gì.

C. Người ngay thẳng , thật thà.

D. Người không quen biết.

Câu 8. Hình ảnh “sức vóc khác thường” là hình ảnh:

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Điệp ngữ

D. Ẩn dụ

Trả lời câu hỏi , thực hiện yêu cầu: (2,0 điểm )

Câu 9. Hãy nêu bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của Thạch Sanh đối với Lý Thông. (1 điểm)

Câu 10. Em hãy trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật Lý Thông và Chó Sói (Trong Chó Sói và Chiên con). (1 điểm)

B. VIẾT: (4,0 ĐIỂM)

Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hay truyện cổ tích.

Đáp án 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

D

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

C

0,5

8

D

0,5

9

- Thạch Sanh cả tin kết nghĩa anh em với Lý Thông . Không nên tin vào những kẻ gian ác , xảo quyệt .

1,0

10

- Giống nhau : Đều là những kẻ độc ác , lòng lang dạ sói .

- Khác nhau : Lý Thông là người còn Chó Sói là con vật .

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một truyện truyền thuyết hay cổ tích .

0,25

C. Kể lại một TRUYỆN truyền thuyết hay cổ tích .

Hs có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

2.5

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu nhân vật và sự việc

- Các sự việc chính bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Suy nghĩ của em về sự việc đó.

0.25

0.5

1.5

0.25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo

0,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1.782
9 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Thịnh
    Lê Thịnh

    Rất hay

    Thích Phản hồi 19:38 19/12
    • Yên Chu
      Yên Chu

      bài này hay nhx đi thi ko biết cs chúng thế ko nữa cầu mong đi thi chúng vào đề này sach kntt


      Thích Phản hồi 17:14 25/12
      • Gia bảo Trần
        Gia bảo Trần

        thi là đề ngẫu nhiên k có trong sách


        Thích Phản hồi 07:36 28/12
        • hoaithuong phamthi
          hoaithuong phamthi

          hay quá

          Thích Phản hồi 19:44 28/12
          • hoaithuong phamthi
            hoaithuong phamthi

            mình đươc 10 đ


            Thích Phản hồi 19:46 28/12
            • Cường Ánh
              Cường Ánh

              Sáo ko thấy bài mẹ


              Thích Phản hồi 19:09 29/12
              • Kiên Nguyễn
                Kiên Nguyễn

                ccn

                😁

                Thích Phản hồi 19/12/21
                • Huỳnh Thanh Việt
                  Huỳnh Thanh Việt

                  sách chân trời sao ko có

                  Thích Phản hồi 08/01/22
                  • Lư Mạnh Đạt Lư
                    Lư Mạnh Đạt Lư

                    😃😃


                    Thích Phản hồi 29/12/22
                    🖼️

                    Gợi ý cho bạn

                    Xem thêm
                    🖼️

                    Đề thi học kì 1 lớp 6

                    Xem thêm