Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 hệ thống kiến thức được học trong học kì 1 KHTN 6 CTST, đầy đủ các phần Sinh học, Hóa học, Vật lý để các em học sinh củng cố kiến thức. Nội dung ôn tập bám sát chương trình học để các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 lớp 6.
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên sách mới
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo
A. Phân môn: Sinh học
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?
(1) Cảm ứng và vận động (4) Hô hấp
(2) Sinh trưởng (5) Bài tiết
(3) Dinh dưỡng (6) Sinh sản
A. (2), (3), (4), (6)
B. (1), (3), (5), (6)
C. (2), (3), (4), (5), (6)
D. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
Câu 2: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
A. Con chó.
B. Trùng biến hình.
C. Con ốc sên.
D. Con cua.
Câu 3: Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Con chó
B. Con dao
C. Cây chổi
D. Cây bút
Câu 4: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Màu sắc
B. Kích thước
C. Số lượng tế bào tạo thành
D. Hình dạng
Câu 5: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?
A. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy
B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa
C. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp
D. Quá trình dài ra ở móng tay người
Câu 6: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
A. Hệ rễ và hệ thân
B. Hệ thân và hệ lá
C. Hệ chồi và hệ rễ
D. Hệ cơ và hệ thân
Câu 7: Hệ chồi ở thực vật bao gồm các cơ quan nào?
A. Rễ, thân, lá
B. Cành, lá, hoa, quả
C. Hoa, quả, hạt
D. Rễ, cành, lá, hoa
Câu 8: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.
Câu 9: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
D. Động vật, Thực vật, Nấm
Câu 10: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?
A. Khởi sinh
B. Nguyên sinh
C. Nấm
D. Thực vật
Câu 11: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A. Hoa hồng.
B. Hoa mai.
C. Hoa hướng dương.
D. Tảo lục.
Câu 12: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật sống?
A. Quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng điện ở pin mặt trời
B. Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người
C. Quá trình thu nhỏ kích thước của hòn đá cuội bên dòng suối
D. Quá trình mài sắt thành kim
Câu 13: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là
A. Hệ cơ quan
B. Cơ quan
C. Mô
D. Tế bào
Câu 14: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
Câu 15: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?
A. Tim và máu
B. Tim và hệ mạch
C. Hệ mạch và máu
D. Tim, máu và hệ mạch
Câu 16: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
A. Tim
B. Phổi
C. Não
D. Dạ dày
Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào
B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan
C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ
Câu 18: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (3), (4)
Câu 19: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 20: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?
A. Vì chúng có kích thước nhỏ
B. Vì chúng có khả năng di chuyển
C. Vì chúng là cơ thể đơn bào
D. Vì chúng có roi
B. Phân môn: Hóa học
Câu 30: Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau.
B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …
C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
Bài 31: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Thép xây dựng.
B. Thủy tinh.
C. Nhựa composite.
D. Xi măng.
Câu 32: Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng?
A. Vì gang khó sản xuất hơn thép.
B. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.
C. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
D. Vì gang giòn hơn thép.
Câu 33: Đâu là nguồn năng lượng không thể tái tạo được?
A. Thủy điện.
B. Than đá
C. Năng lượng gió
D. Năng lượng mặt trời
Câu 34: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Mía
B. Ngô.
C. Lúa mì.
D. Lúa gạo.
Câu 35: Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là
A. Huyền phù.
B. Dung dịch.
C. Nhũ tương.
D. Chất tan.
Câu 36: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh
B. Kim loại
C. Cao su
D. Gốm
Câu 37: Mô hình 3R có nghĩa là gì?
A. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Câu 38: Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng ,..là gì?
A. Đá vôi
B. Cát
C. Đất sét
D. Đá
Câu 39: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
A. Nguyên liệu.
B. Vật liệu hoặc nguyên liệu.
C. Vật liệu.
D. Nhiên liệu.
Câu 40: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Rau xanh.
B. Gạo.
C. Thịt .
D. Gạo và rau xanh.
Câu 41: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.
B. Nghiền nhỏ muối ăn.
C. Đun nóng nước .
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
C. Phân môn: Vật lý
Câu 42: Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?
A. Thước thẳng, thước dây, thước đo độ
B. Thước kẹp, thước cuộn, thước dây
C. Compa, thước mét, thước đo độ
D. Thước kẹp, thước thẳng, compa
Câu 43: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.
B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.
D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 44. Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 100g. Kết quả nào sau đây là đúng?
A. 3020g
B. 1050g
C. 2000g
D. 2980g
Câu 45. Một bạn học sinh đi học, bắt đầu đạp xe từ nhà đi lúc 7 giờ 00 phút và tới trường lúc 7 giờ 15 phút. Thời gian từ nhà đến trường là:
A. 0,5 giờ
B. 0,3 giờ
C. 0,25 giờ
D. 0, 15 giờ
Câu 46. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:
Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… .
A. (1) nóng – lạnh; (2) cao.
B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp.
C. (1) nhiệt độ; (2) thấp.
D. (1) nhiệt độ; (2) cao.
Câu 47. Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Fahrenheit nào sau đây là đúng?
A. t0C = (t + 273)0K
B. t0F = (t (0C) x 1,8) + 32
C. t0K = (T - 273)0C
D. \(\mathrm{t}^{0} \mathrm{~F}=\left(\frac{\mathrm{t}-32}{1,8}\right)_{\mathrm{C}}^{0}\)
Câu 48: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:
A. Thước dây
B. Thước kẻ
C. Thước kẹp
D. Thước cuộn
Câu 49: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
A. 1 m3 = 100 L
B. 1mL = 1 cm3
C. 1 dm3 = 0,1 m3
D. 1 dm3 = 1000 mm3
Câu 50. Cân một túi gạo, kết quả là 3089 g. ĐCNN của cân đã dùng là?
A. 1 g
B. 2 g
C. 3 g
D. 5 g
Câu 51. Điền số thích hợp vào chỗ trống:
15 phút = … giây
A. 500 giây
B. 2500 giây
C. 900 giây
D. 150 giây
Câu 52. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?
A. Tốc kế
B. Nhiệt kế
C. Cân
D. Đồng hồ
Câu 53. Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Ken – vin nào sau đây là đúng?
A. T(K) = t(0C) + 273
B. t0C = (t - 273)0K
C. t0C = (t + 32)0K
D. t0C = (t.1,8)0F + 320F
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1510 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 512 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 40 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?
Câu 2: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C?
Câu 3 So sánh vật sống và vật không sống? Lấy ví dụ?
Câu 4
a) Em hãy viết sơ đồ các đơn vị phân loại từ thấp đến cao.
b) Hãy tìm hiểu về sự ảnh hưởng khi một số cơ quan trong cơ thể (như: dạ dày, tim, phổi,…) bị tổn thương tới cơ thể chúng ta và đưa ra cách chăm sóc để các cơ quan đó khỏe mạnh theo bảng dưới đây
Câu 5. a) Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm? Lấy ví dụ? Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể?
b) Vai trò của lương thực, thực phẩm? Tại sao cần phải bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm? Lấy ví dụ?
Câu 6 (0,75 điểm) :Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 10 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 12 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là ?
Câu 7 (0,25 điểm): Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):
a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.
c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.
Câu 8 (1,5 điểm). So sánh cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào? Lấy ví dụ?
Câu 9 (1 điểm).
a) Em hãy viết sơ đồ các đơn vị phân loại từ cao đến thấp.
b) Phân tích cụ thể các quá trình sống cơ bản của sinh vật
Câu 10 (1 điểm).
a) So sánh về thành phần, tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp. Ví dụ?
b) Hãy kể một số nguồn năng lượng khác có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch
Tham khảo lời giải trọn bộ 3 bộ sách mới môn KHTN lớp 6 chi tiết như sau:
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 6 sắp tới, mời các bạ tham khảo chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 6 trên VnDoc với đầy đủ các môn, là tài liệu hay cho các em tham khảo, làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.