Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 11A: Hệ mặt trời
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Giải Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 11A: Hệ mặt trời của em được biên soạn chi tiết bao gồm các bài tập thực hành cùng các câu hỏi bám sát sách giáo khoa môn Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo.
Giải Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 11A
1. Tin học lớp 3 trang 59 Khởi động
Giải Tin học lớp 3 trang 59 Khởi động: Trao đổi với bạn để chỉ ra vị trí Mặt trời, các hành tinh trong hệ Mặt trời Hình 1.
Trả lời:
Mặt trời ở vị trí trung tâm, có 8 hành tinh trong hệ mặt trời là: Sao Hải Vương, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Mộc, sao Thiên Vương, Trái Đất.
2. Tin học lớp 3 trang 61 Khám phá
1. Tìm hiểu hệ Mặt trời với phần mềm SolarSystem
Tương tự, em hãy trao đổi với bạn để chỉ ra các bước tìm hiểu Mặt Trăng, các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Trả lời:
Bước 1. Khởi động phần mềm SolarSystem.
Bước 2. Nháy chuột vào biểu tượng mặt trăng (Moon) và các hành tinh khác để quan sát.
Bước 3. Cùng bạn bè tìm hiểu Mặt trăng và các hành tinh khác trong hệ mặt trời tương tự như cách tìm hiểu Mặt trời và Trái Đất.
- Nút lệnh ORBIT để quan sát quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- Nút lệnh GALACTIC MAP để quan sát bản đồ thiên văn học.
3. Tin học lớp 3 trang 62 Luyện tập
3.1 Luyện tập 1
Ở Hình 2, em sẽ nháy chuột vào biểu tượng nào khi muốn quan sát Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời?
Trả lời:
Khi muốn quan sát trái đất em nháy chuột vào biểu tượng trái đất (Earth).
Tương tự nháy chuột vào biểu tượng Mặt Trăng và Mặt Trời để quan sát chúng.
3.2 Luyện tập 2
Đang ở cửa sổ tìm hiểu ngày và đêm như Hình 6, em nháy chuột vào nút lệnh nào để quay về cửa sổ ban đầu?
Trả lời:
Em sẽ nháy chuột vào biểu tượng để quay về cửa sổ ban đầu.
3.3 Luyện tập 3
Em hãy nêu các bước để quan sát các hành tinh quay quanh Mặt Trời.
Trả lời:
- Nháy nút lệnh Sun để quan sát mặt trời.
- Nháy chuột vào nút lệnh ORBIT để quan sát chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
4. Tin học lớp 3 trang 62 Thực hành
Giải Tin học lớp 3 trang 62 Thực hành 1: Sử dụng phần mềm SolarSystem để quan sát, tìm hiểu về Trái Đất, Mặt Trăng và cho biết: Trái Đất cấu tạo gồm mấy lớp? Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào?
Trả lời:
Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi.
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa mặt trời và trái đất trên cùng một đường thẳng. Khi đó, mặt trăng sẽ che khuất hoàn toàn hay một phần mặt trời.
Giải Tin học lớp 3 trang 62 Thực hành 2: Thực hành tìm hiểu về Mặt Trời, các hành tinh trong hệ Mặt Trời và cho biết: Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? Trái Đất ở vị trí thứ mấy kể từ Mặt Trời trở ra?
Trả lời:
Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh.
Trái Đất ở vị trí thứ ba kể từ Mặt Trời trở ra.
Giải Tin học lớp 3 trang 62 Thực hành 3: Thực hành quan sát Trái Đấy quay quanh Mặt Trời.
Trả lời:
Bước 1: Nháy đúp vào biểu tượng để khởi động phần mềm SolarSystem.
Bước 2: Nháy vào biểu tượng Mặt Trời
Bước 3: Nháy chuột vào nút lệnh ORBIT để quan sát chuyển động của Trái đất quay xung quanh Mặt Trời
Bước 4: Quan sát chuyển động của Trái đất quay xung quanh Mặt Trời
Giải Tin học lớp 3 trang 62 Thực hành 4: Kể cho bạn những hiểu biết mới của em về hệ Mặt Trời. Sử dụng phần mềm để minh hoạ cho bạn cùng quan sát.
Trả lời:
Bước 1: Nháy đúp vào biểu tượng để khởi động phần mềm SolarSystem.
Ta quan sát thấy Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Sao Hải Vương, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Mộc, sao Thiên Vương, Trái Đất.
Bước 2: Nháy vào Biểu tượng Mặt Trời
Bước 3: Nháy chuột vào nút lệnh ORBIT để quan sát chuyển động của Trái đất quay xung quanh Mặt Trời
Bước 4: Quan sát chuyển động của Trái đất quay xung quanh Mặt Trời
Ta quan sát thấy Trái Đất ở vị trí thứ ba kể từ Mặt Trời trở ra
5. Tin học lớp 3 trang 62 Vận dụng
Giải Tin học lớp 3 trang 62 Vận dụng: Thực hành quan sát một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Kể cho bạn những điều thú vị mà em biết được sau khi quan sát.
Trả lời:
Bước 1: Nháy đúp vào biểu tượng để khởi động phần mềm SolarSystem.
Bước 2: Nháy vào biểu tượng Mặt Trăng
Bước 3: Nháy chuột vào Moon để tìm hiểu
Bước 4: Quan sát Mặt Trăng
Sau khi quan sát em biết được những điều thú vị từ Mặt Trăng: Bề mặt của Mặt Trăng là đá rắn, có những miệng núi lửa lồi lõm.