Trắc nghiệm Hoán dụ
Trắc nghiệm Hoán dụ
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Hoán dụ giúp các em học sinh hệ thống lại các kiến thức phần Tiếng việt - Ngữ văn lớp 6 tập 2, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Trắc nghiệm Hoán dụ lớp 6
Câu 1. Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án C
Câu 2. Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?
A. Có bốn loại hoán dụ
B. Có năm loại hoán dụ
C. Có sáu loại hoán dụ
D. Có bảy loại hoán dụ
Đáp án A
→ Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng
Câu 3. Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?
A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
B. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
C. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
D. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
Đáp án: D
Câu 4. Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
A. Chỉ người lao động
B. Chỉ công việc lao động
C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
Đáp án D
Câu 5. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?
A. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
B. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
D. Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Đáp án C
Câu 6. Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng
D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Đáp án A
Câu 7. Hai câu thơ dưới đây thuộc kiểu hoán dụ nào?
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Đáp án D
Câu 8. Câu thơ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” thuộc kiểu hoán dụ nào?
A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Đáp án A
→ Má hồng: chỉ người con gái trẻ đẹp
Câu 9. Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A
→ Mượn hình ảnh bàn tay để chỉ sức lao động của con người.
Câu 10. Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án B
→ “Chân sút cừ” biện pháp hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể, lấy hình ảnh chân sút để chỉ cả một cá nhân.
Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Trắc nghiệm Hoán dụ bao gồm 10 câu hỏi có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi cho các em học sinh ôn lại bài tập Tiếng việt trong chương trình Ngữ văn lớp 6 tập 2, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.