Trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu

Trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Ôn tập về dấu câu giúp các em học sinh hệ thống lại các kiến thức phần Tiếng việt - Ngữ văn lớp 6 tập 2, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu lớp 6

Câu 1. Công dụng của dấu ba chấm?

A. Ngăn cách giữa các vế câu

B. Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vậy, hiện tượng trong chủ đề

C. Dùng để nhấn mạnh

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến

Đáp án B

Câu 2. Công dụng của dấu chấm than?

A. Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến

B. Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp

C. Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án D

Câu 3. Dấu hỏi chấm dùng để làm gì?

A. Sử dụng kết thúc câu cầu khiến

B. Sử dụng kết thúc câu nghi vấn

C. Sử dụng kết thúc câu kể

D. Sử dụng kết thúc câu cảm thán

Đáp án: B

Câu 4. Trong những câu sau, câu nào cần sử dụng dấu chấm than?

A. Thôi, đừng cố tỏ ra đáng thương nữa

B. Hôm nay là một ngày buồn tẻ

C. Con có muốn đi chơi cùng mẹ không

D. Con có nhận ra ai không

Đáp án: A

→ Câu cầu khiến, sử dụng dấu chấm than cuối câu để nhấn mạnh mức độ.

Câu 5. Câu nào sử dụng dấu câu hợp lý trong các câu dưới đây?

A. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đồi trúc mọc dựng đứng trên mặt nước

B. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc, có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đồi trúc mọc dựng đứng trên mặt nước.

Đáp án: A

→ Câu A sử dụng hợp lý dấu câu.

Câu 6. Em hãy đặt dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu dưới đây cho hợp lí?

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này? Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm. Anh mà chết thì chỉ tại tội ngông cuồng dại dột của tôi! Tôi biết làm thế nào bây giờ.

Đáp án:

Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết thì chỉ tại tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Câu 7. Em hãy đặt các dấu chấm thích hợp vào đoạn văn sau:

Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đen sì. Trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ, thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả, tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi sau khi có vẻ đã hài lòng. Nó rút ra bốn cái lọ nhỏ, cái màu đỏ. Cái màu vàng. Cái màu xanh lục… đều do nó tự chế.

Đáp án:

Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi sau khi có vẻ đã hài lòng. Nó rút ra bốn cái lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục… đều do nó tự chế.

Câu 8. Cách đặt dấu câu trong dấu ngoặc đơn dưới đây có tác dụng gì?

Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy (!?)

A. Khẳng định

B. Phản đối

C. Nghi ngờ

D. Châm biếm

Đáp án D

Câu 9. Câu “Bao giờ cho tới tháng ba” nên đặt dấu nào cuối câu?

A. Dấu hỏi chấm

B. Dấu chấm than

C. Dấu chấm

D. Dấu chấm than hoặc dấu hỏi chấm đều được

Đáp án D

Câu 10. Dấu câu được đặt trong đoạn trích dưới đây đã hợp lý chưa?

Hức? Đòi thông ngách sang nhà ta! Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được? Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi!

A. Hợp lý

B. Chưa hợp lý

Đáp án: A

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu bao gồm 10 câu hỏi có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi cho các em học sinh ôn lại bài tập trong chương trình Ngữ văn lớp 6 tập 2, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
1 423
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Ngữ văn 6

Xem thêm