Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 68 Cánh diều
Trắc nghiệm Văn 8 Cánh diều
Trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 3 Thực hành tiếng Việt trang 68
Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài 3 Ngữ văn 8 sách Cánh diều, VnDoc gửi tới các bạn bài test Trắc nghiệm Văn 8 bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 68. Tài liệu gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến cho các em học sinh trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong. Sau đây mời các bạn tham khảo luyện tập.
Để luyện tập các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Trắc nghiệm Văn 8 Cánh diều trên VnDoc nhé. Ngoài ra, chuyên mục Trắc nghiệm online lớp 8 tổng hợp bài tập trắc nghiệm online của tất cả các môn, giúp các em ôn luyện ghi nhớ kiến thức và rèn luyện kỹ năng tự học tại nhà tốt hơn. Chúc các em học tốt.
Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
Bạn cần đăng nhập tài khoản Thành viên VnDoc để:
- Xem đáp án
- Nhận 5 lần làm bài trắc nghiệm miễn phí!
Đăng nhập
- Câu 1: Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn:
- Câu 2: Đoạn văn quy nạp là đoạn văn:
- Câu 3: Đoạn văn song song là đoạn văn:
- Câu 4: Đoạn văn phối hợp là đoạn văn:
- Câu 5: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?
Quê hương luôn chiếm một vị trí vô cùng thiêng liêng trong tâm trí của mỗi chúng ta. Mỗi người dân Việt Nam đều có một tình cảm đặc biệt đối với quê hương xứ sở của mình. Đối với những người con lao động, nhất là những người nông dân, họ đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với quê hương suốt cả cuộc đời của mình. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ khi ngày ngày ra đồng nô đùa với bọn trẻ, rồi đến lúc lập gia đình, cho đến lúc chết họ vẫn gắn bó với tình cảm làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp, đáng quý từ bao đời nay của nhân dân ta. Cho dù ở bất cứ nơi đâu thì họ vẫn luôn nhớ về làng quê của mình. Quê hương đi vào lòng người một cách rất vô tình, tự nhiên. Người ta có thể dễ dàng nhớ tới quê hương của mình chỉ qua một món ăn đơn giản, những địa danh lịch sử hay chỉ là những hoài ức đẹp đẽ,...
- Câu 6: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.
- Câu 7: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.
- Câu 8: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Tôi xem nhiều và đọc nhiều nhưng tôi chưa thấy ở đâu người ta yêu vị lãnh tụ của mình như thế! Thế mới biết ở giữa cái cuộc sống xô bồ và hỗn độn này muôn đế lại một cái gì, con người ta ngoài tài năng còn cần có thêm một nhân cách. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói, vĩnh cửu.
- Câu 9: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Trong lớp em có rất nhiều bạn thân, nhưng người thân nhất chính là bạn A. Bạn năm nay 12 tuổi bằng tuổi em. Dáng người bạn dong dỏng caom khuôn mặt bầu bình, đầy đặn hễ ai nhìn cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen, mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Sống mũi cao và cái miệng luôn nở nụ cười. Ở A lúc nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. Trong lớp ai cũng thích chơi với bạn. Bạn học rất giỏi, luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài, thường giúp đỡ các bạn học sinh yếu. Đặc biệt, A có một giọng hát rất hay, bạn là cây văn nghệ của trường, mỗi khi trường tổ chức văn nghệ bạn thường tham gia. Ở nhà bạn cũng biết giúp đỡ cha mẹ, bạn là một người con ngoan trò giỏi.
- Câu 10: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.